Wednesday, February 24, 2016

TIN Y KHOA: VITAMIN D.....MỘT HY VỌNG MỚI CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ:?



----- Forwarded Message -----
From: Thuy Truong <
 TIN Y KHOA: VITAMIN D

Kinh chuyen de tuy-nghi

 
TIN Y KHOA: VITAMIN D
Xin vui lòng gởi thông điệp nầy đi , cho dù chỉ đến với một người thôi
Thông điệp nầy là để tưởng nhớ đến những người mà bạn biết , hay là những nạn nhân của căn bịnh .

Làm ơn , xin đừng dập tắt ngọn nến hy vong....

MỘT HY VỌNG MỚI CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG SINH TỐ D.
Chu Tất Tiến.

Trong tuyển tập nghiên cứu về bệnh Ung Thư (Critical Reviews in Oncology Hematology) được ấn hành bởi Elsevier, nhà xuất bản lớn nhất thế giới về khoa học và y khoa, có một chương nói về cách điều trị và phòng ngừa ung thư của hai Giáo Sư Y Khoa người Việt Nam: Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Hội Viên (Fellow) của 6 trường Đại Học về Chuyên Khoa Y Khoa và 1 trường Đại Học Y Khoa Anh Quốc. Ông là Giáo Sư Thỉnh Giảng của Đại Học Y Khoa UCLA, Giáo Sư của trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan là Hội Viên của 3 trường Đại Học Chuyên Khoa Y Khoa và là Giáo Sư trường USC, Keck School of Medicine, Los Angeles.

Nhân một cơ hội được đọc chương về Cách Dùng Sinh Tố D để trị Bệnh Ung Thư nói trên, người viết đã làm một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với Giáo Sư Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh.

-H: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc nghiên cứu về Sinh Tố D để trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.
-Đ: Tôi đã nghiên cứu về sự liên hệ của sinh tố D và bệnh ung thư từ 20 năm nay. Tôi đã từng hợp tác nghiên cứu với một giáo sư nổi tiếng về Sinh tố D của Mỹ. Lý do dẫn tôi tới việc nghiên cứu này là một khám phá tình cờ. Trong lúc điều trị cho những người Việt Nam bị bệnh ung thư, tôi nhận thấy những bệnh nhân này có một đặc điểm chung là cùng thiếu Sinh tố D. Trước đó, tôi đã chia xẻ điều khám phá này với các vị thầy cũng như đồng nghiệp của tôi nhưng rất ít người đồng ý với ý kiến của tôi, có khi còn cho ý kiến ngược lại. Tôi nhớ khi tôi còn ở Đại Học UCLA và bắt đầu nghiên cứu về sự liên hệ giữa sinh tố D và căn bệnh quái ác này, ông thầy tôi gọi điện thoại cho tôi, chê trách là tôi không hiểu gì về sinh tố D cả. Ông thầy cho rằng người dân ở California không bao giờ thiếu Sinh tố D. Nhưng kêt quả thực tế do tôi khám phá là các người bệnh ung thư ở California đều thiêu sinh tố D. Mãi sau này, ông thầy tôi mới xin lỗi vì không bao giò ông nghĩ là các bệnh nhân ung thư đều thiếu sinh tố D.

-H: Điều đáng mừng là sinh tố D có thể mua tại bất cứ dược phòng nào, phải không?
-Đ: Thật ra không phải cứ là sinh tố D thì có thể mua tự do tại các dược phòng. Có nhiều loại sinh tố D. Loại sinh tố D dùng để chữa bệnh ung thư phải có toa bác sĩ mới mua được. Loại cần toa bác sĩ này tốt gấp 10 lần các loại thông thường. Mấy loại mua ngoài chợ không có giá trị. Bản thân tôi khi chữa trị cho người mắc bệnh ung thư, đều dùng loại cần toa bác sĩ. Yếu tố này, thoạt đầu, cũng không được các đồng nghiệp khác đồng ý. Ngay chính ông thầy tôi cũng phản ứng khi được biết tôi chuyên dùng loại sinh tố D cần toa bác sĩ. Ông Thầy tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao tôi chỉ cho toa mua loại này, sao không cho họ xài loại bán ngoài chợ. Các khảo cứu sau này cho thấy chỉ có loại sinh tố D cần toa bác sĩ, vì chỉ có loại ấy mới bám vào tế bào và tác dụng trên tế bào ung thư.

-H: Khi tôi còn đi học, tôi được nghe nói là các yếu tố tiền sinh tố D nằm dưới da, có đúng không?
-Đ: Đúng thế, các yếu tố tiền sinh tố D3 nằm dưới da. Nhờ tia ultra violet của mặt trời, các yếu tố này biến thành 25-sinh tố D3. Các chất 25-sinh tố D3 này vào tới thận biến thành 1,25-sinh tố D3. Chính 1,25-sinh tố D3 này mới có tác dụng trên cơ thể. Chất tiền 24,25-sinh tố D3, nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không thể biến thành 1,25-sinh tố D3. Nhưng cũng có trường hợp luôn ở dưới ánh nắng mặt trời nhưng vẫn thiếu sinh tố D3. khỏang 1/3 đến phân nửa dân số sinh sống ở Sub-Sahara Phi Châu và Trung Đông được xem là thiếu sinh tố D. Như những người da đen, họ thường thiếu sinh tố D vì da họ đen quá làm cản tác dụng biến tiền sinh tố D thành sinh tố D3. Mũ che nắng, Sunblock cũng cản tia tử ngoại (UV) nữa. Da của người lớn tuổi cũng cản tia tử ngoại. Tế bào da của người lớn tuổi cũng không phát triển, thì người lớn tuổi cũng sẻ thiếu sinh tố D.

-H: Còn yếu tố nào làm thiếu sinh tố D không?
-Đ: Người Việt Nam thường bị viêm gan, các tế bài gan giảm đi, thi việc thay đổi từ 25-sinh tố D sang 1,25-sinh tố D3 cũng giảm đi. Đau thận cũng làm giảm thiểu sự biến hóa 1,25-sinh tố D3. Một điều cần lưu ý là có nhiều người phơi nắng rất nhiều cũng thắc mắc tại sao tôi thiếu sinh tố D. Phơi nắng nhiều quá, thì lại làm một lớp da ngoài bị cháy đi, biến thành lớp cản không tiếp nhận tia hồng ngọai tuyến (UV) nữa. Do đó việc đem người bệnh ung thư đi phơi nắng cũng gặp môt trở ngại là không biết độ nắng là bao nhiêu thì tốt.

-H: Bác sĩ có thể nói thêm về quan hệ giữa sinh tố D và bệnh ung thư như thế nào được không?
-Đ: Sinh tố D liên quan đến ánh nắng mặt trời. Vùng nào nhiều ánh nắng mặt trời thì ít ung thư. Vì thế những vùng càng xa xích đạo bao nhiêu thì càng thiếu sinh tố D, như vùng cực bắc âu thì thiếu sinh tố D rất nhiều, Người ta thấy có một liên hệ mật thiết giữa sinh tố D và bệnh ung thư, những người thiếu sinh tố D thì có tỷ lệ bị ung thư cao hơn người có nhiều sinh tố D. Như ở Norway, có nhiều county, những county ở cực Bắc thì tỷ lệ ung thư cao hơn vùng county phía nam, nơi mà người ta giầu sinh tố D hơn người cực bắc. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của thời tiết: Mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên số người bị ung thư tăng lên rất nhiều, Mùa hè thì giảm đi. Điều quan trọng là nếu dùng sinh tố D trong việc điều trị thì hy vọng khỏi bệnh càng cao.

-H: Cám ơn bác sĩ. Mong rằng đây là một khám phá mới đem lại nhiều hy vọng cho những người mắc phải cơn bệnh của Thần Chết này.

Mỗi ngày uống một cốc nước ấm sẽ rất tốt cho cơ thể
Uống nước ấm mỗi ngày không những giúp bạn có một tâm trạng tốt mà còn đẩy lùi được một số bệnh thường gặp.

Nước là một phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, 2/3 trọng lượng cơ thể là nước, được phân bổ như sau: Nước chiếm 83% trong máu, 75% trong cơ bắp, 74% trong não và trong xương là 22%. Nước cần thiết cho sự sống còn của con người, vì nó đảm bảo cho cả cơ thể hoạt động trơn tru.
Thiếu nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất nước, gây trở ngại cho máu lưu thông. Nó làm cho não ít hoạt động, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Nước giữ cho hệ thống tiêu hóa thực hiện đúng chức năng và đào thải được những độc tố ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể uống nước ấm ít nhất là 1-2 lần một tuần hoặc nhiều hơn nếu muốn. Nhiệt độ của nước không nên quá nóng mà chỉ cần đủ nóng để làm cho bạn đổ mồ hôi sau khi uống. Trong thực tế, đổ nhiều mồ hôi sau khi uống sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cần lưu ý là, khi uống một cốc nước ấm, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên một chút và cơ thể tự hạ nhiệt bằng cách đổ mồ hôi. Sau khi ra nhiều mồ hôi, hãy lau người thật khô và uống cốc nước ấm khác (ít nóng hơn) để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

Dưới đây là một số tác dụng tích cực khi tạo cho mình thói quen uống nước ấm:

- Tâm trạng tốt: Bằng cách uống nước ấm, bạn có thể “loại bỏ” được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ra khỏi hệ thống thần kinh . Nó đồng thời giúp “làm sạch” trong suy nghĩ và tạo cho bạn một trạng thái cảm xúc tốt hơn.

- Tránh bệnh tật: Uống nước ấm giúp làm sạch lỗ mũi. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang bị tắc nghẽn mũi khi bị bệnh. Hơi từ nước nóng làm lỏng tất cả các chất nhầy trong mũi để thông mũi và dễ thở hơn.

Nước ấm cũng sẽ làm cho bạn đổ mồ hôi và loại bỏ một số độc tố trong cơ thể ra ngoài, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, khỏe mạnh hơn và phòng tránh được một số bệnh thông thường.

Một số cách uống nước ấm có lợi cho cơ thể

1. Tăng miễn dịch: Cho một chút nước chanh và mật ong vào cốc nước ấm để uống sẽ thúc đẩy khả năng miễn dịch.

2. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh: Uống nước ấm vào buổi sáng sẽ “giết” chết các vi khuẩn có hại trong cổ họng và ruột, giúp khôi phục lại độ ẩm của cơ thể bị mất trong đêm.

3. Làm sạch cơ thể: Uống một ly nước ấm pha với một ít nước chanh trước khi ăn sáng có thể là một giải pháp hoàn hảo để làm sạch cơ thể bạn.

4. Táo bón: Uống nước ấm hàng ngày là một phương thuốc được coi là có thể làm giảm táo bón vì nó kích thích ruột.

Vì vậy, từ nay trở đi, ngay sau khi bạn thức dậy, hãy uống một ly nước ấm để tốt nhất cho sức khỏe.



__._,_.


Start a New Topic
Messages in this topic (1)


For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.




__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Tuesday, February 23, 2016

12 nhóm bệnh chỉ cần dùng trái và lá Ổi chữa là khỏi ngay




From: NGUYỄN VÂN TÙNG <
Sent: Tuesday, February 23, 2016 12:00 AM
To: tonytv1
Subject: 12 nhóm bệnh chỉ cần dùng trái và lá Ổi chữa là khỏi ngay

picasaweb.google.com
Photos by NGUYỄN HOÀNG BÁCH,


12 nhóm bệnh chỉ cần dùng trái và lá Ổi chữa là khỏi ngay
Một điều chắc chắn răng bạn ít nhất 1 lần đã ăn ổi. Điều đó chứng tỏ rằng ổi rất thân thuộc với mọi người là loại trái cây có nhiều lợi ích. Hôm nay chúng tôi xin mạn phép phân tích những lợi ích chữa bệnh cũng như làm đẹp từ ổi.
Cây ổi mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi và được trồng để lấy quả ăn. Cây ổi và cây khế, đều là những biểu tượng rất thân thuộc trong vườn nhà ở khắp các miền quê Việt Nam. Nhưng cây khế thường được trồng ở trước sân nhà, còn cây ổi thường được trồng ở phía sau nhà, có thể vì mùa xuân trên cây ổi có nhiều sâu róm.

cay oi
Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẻ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả.
Quả ổi là loại trái cây dẫn dã, rẻ tiền nhưng rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều hoạt chất sinh học. Thông thường người ta chỉ dùng quả ổi chín để ăn, nhưng cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, quả ổi xanh và các bộ phận khác của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Kinh nghiệm sử dụng quả ổi làm thuốc chữa bệnh đã lưu truyền từ rất lâu đời trong dân gian, nhưng mãi về sau mới được ghi chép trong sách thuốc. Việc sử dụng lá ổi non làm thuốc cũng được ghi chép tương đối muộn. Vị thuốc lá ổi được ghi chép đầu tiên trong sách “Tăng đính Lĩnh Nam thái dược lục” với tên “kê thỉ trà”, còn có tên là “phiên đào diệp”, “ná bạt diệp”, “bạt tử tâm diệp”.
Phân tích những dược tính của Ổi
Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ[i]. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C[ii]. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá[iii], vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.
Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột. Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị. Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp.
Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự[iv] cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh. Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm.
Theo y học cổ truyền, quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
Những công dụng chữa bệnh và cách dùng của ổi.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết… Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể:

la oi 1
Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần; (2) Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống; (3) Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.
Cửu lỵ:
(1) Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống;
(2) Lá ổi tươi 30-60g sắc uống;
(3) Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Tiêu chảy: (6 bài thuốc tiêu chảy)
(1) Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống;
(2) Búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần;
(3) Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống;
(4) Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần;
(5) Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày;
(6) Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
Tiểu đường:
(1) Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày,
(2) Lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày.
Ðau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Công dụng làm đẹp và cách dùng
Những chất như polyphenol, carotenoid, flavonoid và tannin trong lá ổi giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Bên cạnh những công dụng như giúp giảm cân, giảm cholesterols, hỗ trợ điều trị tiểu đường hay bệnh tiêu hóa … lá ổi còn được dùng để làm đẹp.
Để trị mụn trứng cá và vết thâm
Chỉ cần rửa mặt sạch, đắp lá ổi nghiền nhuyễn vào các nốt mụn hay vết thâm, sau 10 phút rửa sạch bằng nước, thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn bay biến. Riêng với mụn đầu đen, giã nhuyễn lá ổi và pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Giảm cân
Các thành phần của lá ổi hỗ trợ trong việc giảm cân bằng cách ngăn chặn các tinh bột phức tạp chuyển đổi thành các loại đường. Các carbohydrates thường được chia nhỏ trong gan để nuôi cơ thể, lá ổi ngăn các carbonhydrates này chuyển hóa thành hợp chất có thể dùng được. Để hỗ trợ giảm cân, lá ổi thường được xắt nhỏ, phơi khô và pha nước uống (như uống trà).
Mụn đầu đen
Giã nhuyễn lá ổi và pha chút nước ấm, dùng dung dịch này rửa mặt hàng ngày, chà xát nhẹ vào những nơi có mụn sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.
Chăm sóc da
Chọn những ngọn lá ổi non rửa sạch và nghiền nhỏ. Trộn lòng trắng trứng gà cùng một muỗng nhỏ đường nâu khuấy cho tan đều.
Sau đó trộn hai hỗn hợp trên rồi thoa khắp mặt và vùng cổ, để trong 5 phút và rửa mặt với nước ấm. Làm mỗi tuần 2 – 3 lần, trong vòng 1 tháng, da mặt sẽ được cải thiện rõ rệt và trở nên sáng mịn.
Chống lão hoá
Lá ổi có chứa chất chống oxy hóa, các chất này tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại làn da của bạn, do đó bảo vệ da khỏi lão hóa cũng như cải thiện màu da và kết cấu. Nước sắc từ lá ổi già có thể làm se khít da của bạn.
Các lưu ý khi sử dụng ổi.
– Mặc dù quả ổi không độc những bạn không nên ăn ổi non vì còn nhiều vị chát sẽ có hại những người bị dạ dày và táo bón.
– Khi ăn ổi chín, bạn cũng nên bỏ hạt ổi vì hạt ổi khó tiêu, gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.
– Những người bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng nên sử dụng ổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép thành nước thì sẽ hấp thụ được tốt hơn.
Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé



__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2

Wednesday, February 10, 2016

Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời...


---------- Forwarded message ----------
From: Diane Pham <q>
Date: 2016-02-04 14:19 GMT-08:00
Subject: Fw: Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời...
To: An Huynh <>


Sinh, lão, bệnh, tử.  Rồi ngày đó cũng sẽ đến với mình, phải không anh.



  Cuối tháng 8 năm 2015 vừa qua , nhân dịp các bạn pilot ở Cali tổ chức buổi họp mặt Không Đoàn 51 Chiến Thuật , tôi và bà xã quyết định về tham dự buổi họp mặt để gặp lại bạn bè cũ cùng Phi đoàn xưa ở Đà Nẵng, nhân tiện thăm người chị đang nằm viện Dưỡng lão ở Westminster, Cali. Trước kia, tôi thường nói với bà xã rang: Về già tôi sẽ tìm đến một nơi thật xa, sống ẩn mình ở một nơi xa lạ như con chim ẩn mình chờ chết! Khi tôi cảm thấy không còn khả năng để tự lo cho mình nữa! Tôi sẽ vào nhà Dưỡng lão!!! Lý do đơn giản là tôi không muốn làm phiền các con tôi, và cũng không muốn người đời dị nghị! Nếu các con tôi không thể đến thăm tôi được!!! 

Là hơn hết, tôi không muốn các con tôi nhìn thấy ngày tàn của cha nó!!! Ngày đáp máy bay xuống Los Angeles, vợ chồng đứa cháu gái ra đón, tôi yêu cầu chở đến thăm mẹ ngay! 

Khi bước vào viện dưỡng lão, tôi thật sự bất ngờ và rất xúc động cái nơi mà tôi tin rằng mình sẽ đến vào những ngày cuối đời và nó sẽ là vườn địa-đàng của 2 ông bà Adong và Eva; trước khi mình xuôi tay nhắm mắt! 

Viện dưỡng lão đó chia làm 3 khu, bước vào cửa chính là khu còn khả năng tự ăn uống, nói chuyện con tĩnh táo! đến khu thứ 2 là khu tạm gọi là handicap 50 phần trăm, mọi cử chỉ đều phải có sự giúp đỡ và giám sát, ăn nói bắt đầu lung tung, không còn mạch lạc nữa! Đến khu thứ 3 là khu hoàn toàn bị bất lực, từ ăn uống đến di chuyển phải có nhân viên giúp đỡ! Nhìn chung các nhân viên phục vụ khá chu đáo! 

Thể hiện tình nhân ái, chị tôi nằm ở khu thứ 3 này. Vừa bước vào khu thứ 3, tôi thật sự hãi hùng! Có người nằm yên bất động, kể cả đôi mắt cũng không nhấp nháy! Có người lại la hét như mê sảng, kẻ la người câm lặng. Có một điểm giống nhau là tất cả hình như đã bất động!!! Tất cả như những kẻ vô hồn, cạnh phòng của chị tôi có một người. Chính hoàn cảnh của người này, làm cho tôi vô cùng xúc động!!! 

Tôi nghe đứa cháu hỏi một cách bâng quơ, Chị khỏe không? cháu tôi hỏi vài lần và tôi chẳng nghe ai trả lời. Hiểu ý, cháu Hường chỉ về phía người nằm trước mặt và hỏi thêm vài lần nữa... Chị khỏe không? Khi chú ý đến người ấy, tôi mới thấy cái chớp mắt, ngụ ý là khỏe. Trông cô ấy còn rất trẻ, khoản dưới 40 mươi thôi, nhưng nhìn thấy cô ấy đang nằm với mớ dây ống của giàn máy trợ sức. 

Tôi hiểu cô ta đang trong thời kỳ bi đát, đứa cháu kể vợ chồng cô ấy rất khá giả là những người có trình độ, lợi tức của các bậc trí thức nên rất cao, sau khi bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ xong, cô ấy bị stroke, may mắn sống sót nhưng bị bại não, hoàn toàn không ăn uống, không nói năng hay cử động gì được! Phải tiếp hơi thở bằng máy trợ dưỡng khí. Cô ấy giờ đây như một cái xác không hồn, chỉ còn đôi mắt là biết cô ấy còn sống. sau hơn 2 năm sống như thực vật, ông chồng đuổi cha mẹ cô ấy đi. 

Cả 2 ông bà già chưa có quốc tịch, nên cuộc sống rất khó khăn. Phải sống cảnh lang thang nay đây mai đó, tuổi già nên không ai mướn cả. Hơn nữa ở Cali việc làm không phải dễ, hai ông bà vẫn cố gắng vào viện Dưỡng lão thăm con, dù cố che giấu con nhưng cũng không thể cầm được giọt nước mắt cho số phận tuổi già xế chiều! Lại thêm đứa con đang nằm chờ chết!!! Đức Phật nói Đời là bể khổ, tình là dây oan. 

Khi còn đương thời thì hạnh phúc, khi vợ sa-cơ thì bạc-bẽo lạnh-lùng!!! Tôi thật sự đã khóc cho số phận con người, một lời cầu xin làm sao cho cô ấy không còn trí nhớ, để khỏi phải đau khổ khi biết cha mẹ mình bị xua đuổi, quên cả tình người của người chồng bất-nhân bất-nghĩa!!! Bước chân ra về, bên ngoài cửa Viện Dưỡng lão, tôi đã đánh mất cái thiên đường của tuổi già! 

Cái Thiên đường mà chính tôi đã vẻ ra khi vừa bước vào lúc nãy. Vài giọt nước mắt còn xót lại, đứa cháu chợt nhìn thấy nói trời tháng 8 ở Cali nóng lắm , sợ cậu không quen dễ bị đỏ mắt chảy  nước mắt... 

Tôi khẽ gật đầu, mà cổ họng đã nghẹn không nói nên lời. một cái gì đó đã bóp nghẹt lồng ngực, những tiếng nấc nhẹ và những giọt nước mắt thầm lặng! Tôi đang khóc, khóc cho số phận con người, khóc cho những người đang rên-rỉ trong viện dưỡng lão, và có lẽ một vài giọt nước mắt nào đó để khóc thương thân-phận tôi sau này!!!

                                                              Cali, 26 tháng 8  2015.
                                                                         HCT
                   Nỗi Buồn Cuối Năm! Nỗi Buồn Cuối Đời!!! 

           Tạp-Ghi: Huy-Phương



    Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ-Kế-Giai tại một nhà dưỡng-Lao o Garland, Texas, đã ám-ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ! Đó là một buổi chiều Chủ-Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương-Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng! Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ-đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ-ợi, hy-ọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.


    Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng Cha Mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão! Thậm chí, trong tình vợ chồng. Người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó!!!

    Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê Cha Mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích!

    Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà. Nên không có thời gian dành cho Cha Mẹ già, đành phải đưa Cha Mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái! Nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn Cha Mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già!!! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối”! Nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè!!!
    Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm Cha Mẹ già!!!

    Ngày xưa một người Mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một Mẹ! Phải chăng vì vậy, mà phải đẩy Mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi!!! Ở đây có khi Mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ! Cũng chẳng hề ai biết đến!!! Ngày xưa “bên ướt Mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc Cha Mẹ nào có thể ngoảnh mặt, trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác!!!

    Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” Cha “lẩm-cẩm” bước đi, và Mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.
    Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối! điều một điều hai vẫn là Mẹ!!! Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la! Nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó!!! Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình! Nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ! Có khi còn hơn thế nữa!!!
    Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với Cha Mẹ, con là tất cả! Nhưng đối với con, Cha Mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại!!!

    Ngày xưa, niềm vui của Cha Mẹ là nghe tiếng đứa con chap-chững bi-bô, hay toét miệng cười. Ngày nay Cha Mẹ về già, các con ở xa. Chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống-hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống. Biết đâu có ngày con về thăm Bố Mẹ. Con búp-bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương- cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải-thưởng và những lá cờ kỷ-niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích-đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

    Nhiều lúc Cha Mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo! Nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?
Cha Mẹ Việt Nam tự an-ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là Duyên, là Phước. Phải chi Cha Mẹ như Cha Mẹ nơi quê người, không hề lưu-luyến, bịn-rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi!!!
    Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy! Dù bên trời Tây hay bên phương Đông.
Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.
    Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm Cha được vì bận việc. Ông cụ lủi-thủi một mình, cô-đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng-lẽ hàng ngày! Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin Cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.

    Trên bậc cửa, cô thấy người Cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc-phơ! Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về! Trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh!!!

    Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão! Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất! Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!!!

    Huy-Phương





__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

Monday, February 8, 2016

12 bệnh thường gặp do thiếu vitamin D


On Monday, 8 February 2016, 17:03, "Son Dang  [kqvn]" <> wrote:



12 bệnh thường gặp do thiếu vitamin D

·          
SKĐS - Thiếu vitamin D có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn người ta tưởng, bởi đây là một loại vitamin quan trọng, đóng vai trò bảo đảm các hoạt động cốt lõi của cơ thể con người.
Trong một cuộc khảo sát được tiến hành tại Anh cho thấy hơn một nửa số người lớn ở Anh không có đủ vitamin D, nhất là trong mùa đông và mùa xuân, cứ 6 người có một người thiếu hụt vitamin D ở mức độ nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng đây là loại vitamin không quan trọng, nhưng thiếu hụt nó lại gây ra rất nhiều căn bệnh phổ biển ở người.
Vitamin D là gì?
Vitamin D rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Không giống các loại vitamin khác, vitamin D rất đặc biệt bởi con người có thể tự tổng hợp được loại vitamin này nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ thuốc bổ, và một số lượng rất nhỏ từ một vài loại thực phẩm như một số loài cá, dầu gan cá, lòng đỏ trứng và sữa bổ sung, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc…
Nên dành thời gian tắm nắng bao lâu để có đủ vitamin D?
Để tìm ra một con số thống nhất cho mọi người là rất khó bởi cơ thể mỗi người khác nhau với nhu cầu, môi trường sống, các mùa trong năm đều không giống nhau. Để có đủ lượng vitamin D mỗi người cần căn cứ vào độ nhạy của làn da, độ dày mỏng tầng ozone nơi bạn sinh sống, các mùa trong năm, hay thời gian nào phơi nắng tốt nhất….
Nói chung, các chuyên gia y tế đều cho rằng, tiếp xúc hàng ngày với ánh nắng trong khoảng thời gian ngắn từ 10-15 phút vào mùa hè là đủ lượng vitamin D cho mỗi người. Cần lưu ý rằng khi tắm nắng, không cần thoa kem chống nắng bởi kem chống nắng ức chế sản xuất vitamin D. Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng thời gian hiệu quả nhất để cơ thể “sản xuất” ra vitamin D từ 11 giờ - 15 giờ.
Thiếu vitamin D có nhiều nguyên nhân
Một số người thường xuất hiện tình trạng thiếu vitamin D do sống ở các vùng vĩ độ phía Bắc, thường mặc quần áo dài, hoặc làm các công việc không phải ra ngoài. Những người có làn da sẫm màu (da đen) có mức độ melanin, sắc tố da, làm giảm khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Những người mắc các bệnh về thận, gan, khả năng chuyển đổi vitamin D cũng hạn chế dẫn đến thiếu vitamin thiết yếu này. Vitamin D thường có trong các loại động vật, nên những người ăn chay trường sẽ không có cơ hội bổ sung vitamin D từ thực phẩm. Vitamin D có trong các loại cá và dầu cá, lòng đỏ trứng, phô mai, sữa bổ sung và gan bò.
Đối với những người mắc các vấn đề về tiêu hóa như bệnh viêm ruột mạn tính, xơ nang, không hấp thu được gluten, ruột sẽ giảm khả năng hấp thụ vitamin D từ thực phẩm.
Béo phì cũng làm cho cơ thể thiếu vitamin D. Nghiên cứu cho thấy vitamin D thường bị ‘ kẹt' trong mô mỡ nên làm cho cơ thể trở thiếu loại vitamin này.
Nếu thiếu vitamin D, bạn có thể mắc phải một trong 12 căn bệnh dưới đây:
1. Loãng xương: Có đủ lượng canxi và vitamin D cực kỳ quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Thiếu vitamin D khiến cho lượng canxi cạn kiệt, làm suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.
2. Bệnh hen suyễn: Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi và làm cho bệnh hen suyễn tồi tệ hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Vitamin D có thể cải thiện bệnh hen suyễn bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong phổi, cũng như gia tăng sản xuất một loại protein có tác dụng chống viêm.
3. Bệnh tim mạch: Khi cơ thể thiếu vitamin D có thể dẫn tới bệnh cao huyết áp, tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
4. Gây viêm: Chính là một phản ứng của hệ miễn dịch nếu nó không được cung cấp vitamin D, trong đó bao gồm các dạng như viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh viêm ruột (IBD) và bệnh tiểu đường loại 1.
5. Tăng Cholesterol: Vitamin D có tác dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu không có ánh nắng mặt trời đầy đủ, tiền chất của vitamin D sẽ chuyển thành cholesterol thay vì vitamin D.
6. Dị ứng: Trẻ em không được cung cấp đầy đủ vitamin D có nhiều khả năng có bị dị ứng thực phẩm.
7. Cúm: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, những người có nồng độ vitamin D thấp thường dễ bị cảm lạnh và cúm hơn những người có nồng độ vitamin D cao trong cơ thể.
8. Trầm cảm: Thụ thể vitamin D có mặt trên nhiều khu vực của não và tham gia vào các quá trình hoạt động của não bộ, nên việc bổ sung vitamin D đóng vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm.
9. Bệnh tiểu đường Type-2 : Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối tương quan giữa nồng độ vitamin D thấp và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Có bằng chứng cho thấy vitamin D giúp cải thiện chức năng tế bào beta tiết insulin do đó nâng cao - và hạn chế glucose huyết thanh ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Muốn không mắc bệnh tiểu đường type 2 hãy bổ sung vitamin D.
10. Sức khỏe răng miệng : Một số báo cáo gần đây cho thấy một liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và uống vitamin D. Những người có mức vitamin D thấp có tỷ lệ mất răng nhiều hơn những người có mức vitamin D cao.
11. Viêm khớp dạng thấp: Thiếu vitamin D làm cho phát triển các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp . Những thực nghiệm trên những người tình nguyện đã cho thấy rằng những phụ nữ nhận được nhiều vitamin D dường như ít có khả năng bị viêm khớp dạng thấp.
12. Ung thư : Sự thiếu hụt vitamin D có thể liên quan đến bệnh ung thư: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 75% những người bị nhiều loại bệnh ung thư khác nhau có nồng độ vitamin D thấp, và mức thấp nhất xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn cần phải được tiếp tục bởi chưa có bằng chứng về việc liệu hàm lượng vitamin D cao có giảm được nguy cơ ung thư hay tử vong do ung thư hay không.
Phải làm gì khi thiếu vitamin D?
Một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định có hay không có tình trạng thiếu vitamin D. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn nếu bạn cần phải bổ sung vitamin D. Cần phải biết rằng không có sự đồng nhất về mức độ vitamin D cho  mỗi người bởi hàm lượng vitamin D còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe, tuổi tác....
Nguyễn Bạch Dương
Theo Healthy and natural world


__._,_.___

Posted by: loc huong 

Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts