Wednesday, September 27, 2017

'Siêu sốt rét' kháng thuốc đã lan sang VN


'Siêu sốt rét' kháng thuốc đã lan sang VN

James Gallagher Phóng viên Sức khỏe & Khoa học của BBC News
  • 23 tháng 9 2017


 'Siêu sốt rét' có thể càn quét Đông Nam Á?

Các nhà khoa học đang cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của "bệnh siêu sốt rét" ở Đông Nam Á như một mối đe dọa toàn cầu đáng báo động.
Theo các nhà khoa học, dạng biến thể nguy hiểm của ký sinh trùng sốt rét này không thể bị giết bằng thuốc chống sốt rét thông thường.
Ký sinh trùng này ban đầu xuất hiện ở Campuchia, nhưng sau đó đã lan sang một số khu vực của Thái Lan, Lào và đã đến miền Nam Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu Y học Nhiệt đới Oxford tại Bangkok nói rằng có nguy cơ sốt rét trở thành bệnh không thể chữa khỏi.
Giáo sư Arjen Dondorp, người đứng đầu đơn vị, nói với BBC rằng: "Chúng tôi nghĩ đây là một mối đe dọa nghiêm trọng.
"Thật sự rất đáng báo động khi loại virut này đang lây lan nhanh chóng qua toàn bộ khu vực và chúng tôi sợ nó có thể lây lan xa hơn [và cuối cùng] lan truyền đến châu Phi."

Các cuộc chữa trị không thành công

Theo thông tin trong tập chí The Lancet Infectious Diseases, các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết về một dạng "tiến hóa một cách đáng sợ trong thời gian gần đây" đã đề kháng với thuốc artemisinin.
Khoảng 212 triệu người mắc bệnh sốt rét mỗi năm. Bệnh sốt rét bị gây ra bởi một ký sinh trùng lây lan qua muỗi hút máu và là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em nhất.
Cách điều trị sốt rét đầu tiên là artemisinin kết hợp với piperaquine. Nhưng khi artemisinin trở nên kém hiệu quả, ký sinh trùng sẽ tiến hóa để chống lại piperaquine.
Đã có "một tỷ lệ thất bại đáng báo động".
Giáo sư Dondorp cho biết khoảng 1/3 các cuộc điều trị ở Việt Nam đã thất bại trong khi đó ở một số vùng của Campuchia tỷ lệ thất bại gần 60%.
Sự kháng thuốc đối với các loại thuốc này sẽ rất nguy hiểm ở châu Phi, nơi 92% ca sốt rét xảy ra.

'Chạy đua với thời gian'

Hiện đang có một nỗ lực nhằm loại trừ bệnh sốt rét ở tiểu vùng sông Mêkông trước khi quá muộn.
Giáo sư Dondorp nói: "Đây là cuộc chạy đua với thời gian - chúng ta phải loại bỏ nó trước khi bệnh sốt rét trở nên không thể điều trị được nữa và khi đó sẽ mất đi rất nhiều sinh mạng.
"Nói thật, tôi khá lo lắng," ông nói thêm.
Michael Chew, từ tổ chức thiện nguyện nghiên cứu y học Wellcome Trust, nói: "Sự lan rộng của chủng siêu vi khuẩn sốt rét có thể kháng lại loại thuốc hiệu quả nhất mà chúng ta có, là một điều đáng báo động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu
"Hằng năm, có khoảng 700.000 người tử vong do các chỗ nhiễm trùng kháng thuốc, bao gồm bệnh sốt rét.
"Nếu không có một hành động kịp thời, con số này có thể tăng lên hàng triệu người mỗi năm vào năm 2050," ông Chew nói.
Image result for 'Siêu sốt rét' có thể càn quét Đông Nam Á?

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, September 6, 2017

CHẾT VÌ NGU

 




From: lien ni thich

Steve Jobs : CHẾT VÌ NGU

Chữa ung thư bằng đông y làm tăng nguy cơ tử vong
Thụy MyĐăng ngày 02-09-2017 Sửa đổi ngày 02-09-2017 18:48
Trong lãnh vực y học, tác giả Laurent Alexandre đặt câu hỏi trên tuần báoL’Obs : « Ai đã giết Steve Jobs ? » số ra tuần này. Nhà sáng lập tài ba của Apple đã gây ra cơn bão trong kỷ nguyên kỹ thuật số, là một con người đầy nghịch lý. Ông là nạn nhân của sự "mê tín" đông y và các biện pháp thay thế tây y.
Tháng 10/2003, khi phát hiện một khối u ở tụy tạng có khả năng chữa khỏi, các bác sĩ đề nghị mổ khẩn cấp, nhưng Steve Jobs từ chối. Dù người thân phản đối, ông tự chữa trị bằng đông dược và các phương pháp khác như châm cứu, dùng thực phẩm sạch và các viên nang chứa tinh chất thực vật, thậm chí cầu viện cả thầy pháp. Đến 2004, khối u đã di căn. Jobs rốt cuộc chấp nhận phẫu thuật, nhưng đã quá trễ.
Ông mất khi mới 56 tuổi, không thể thấy được ngày nay chiếc điện thoại thông minh mà ông phát minh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong y học thế kỷ 21. Chiếc iPhone tương lai phụ trách liên lạc với bác sĩ, và trí thông minh nhân tạo sẽ phân tích những dữ liệu từ xa. Những phương pháp thay thế y khoa chính thống đã ngăn trở Steve Jobs tham gia vào cuộc cách mạng y học này.
Steve Jobs không phải là bệnh nhân ung thư duy nhất tử vong vì đông dược và những thứ tương tự. Một công trình nghiên cứu của giáo sư Skyler Johnson, trường đại học Yale cho thấy những nguy hiểm của việc chỉ trông cậy vào khí công, yoga, châm cứu, ăn kiêng, ngồi thiền, thảo dược…thay cho những phương pháp điều trị đã được khoa học chứng minh (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch học và hormone). Những bệnh nhân này chịu rủi ro tử vong cao gấp năm lần, trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, so với những người được chữa trị bằng các phương pháp cổ điển.
Tuần báo The Economist cũng báo động mối nguy hiểm của đông y, đang được Trung Quốc rầm rộ quảng bá theo chỉ thị của Tập Cận Bình. Số bệnh viện đông y tại Trung Quốc từ 2.500 năm 2013 đã tăng lên 4.000 năm 2015, số lương y được cấp phép tăng 50%, lên trên 450.000 người. Chính quyền Trung Quốc còn lợi dụng mạng lưới các Viện Khổng Tử để xúc tiến đông y tại Anh, Mỹ và nhiều nước khác.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts