Wednesday, May 28, 2014

7 loại Bia chứa thành phần độc hại, không nên uống nhiều




7 loại Bia chứa thành phần độc hại, không nên uống nhiều


Các loại bia dưới đây rất phổ biến trong các quán Bar trên khắp thế giới, nhưng chúng được cảnh báo chứa các thành phần độc hại và bạn nên tránh xa.

Nhiều người rất cẩn trọng với những thứ mình ăn, nhưng lại bỏ ngỏ sự quan tâm tới an toàn đồ uống, đặc biệt là đồ uống có cồn. Đó hoàn toàn là một sai lầm lớn. Trong khi các loại thực phẩm và đồ uống không có cồn bị kiểm soát thành phần nghiêm ngặt và được yêu cầu chú thích đầy đủ trên bao bì thì dường như các đồ uống có cồn lại đứng ngoài "vòng pháp lý". Thực tế chứng minh, cũng rất ít người quan tâm tới thành phần bia, bởi các loại bia đều cho hương vị tương đồng. Bia cũng có thể chứa các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số thành phần độc hại thường được tìm thấy trong bia là: siro ngô bị biến đổi gen, siro ngô cao Fructuse (đường), bàng quang cá, bột ngọt, đường biến đổi gen, màu nhuộm nền tảng côn trùng...

Những nhãn hiệu bia dưới đây đã từng được phát giác là chứa nhiều thành phần hóa học nguy hiểm, và bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi danh sách đồ uống của mình.

1. Newcastle Brown Ale

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa
Bia Newcastle được phát hiện có chứa màu caramel được tổng hợp từ ammonia là chất gây ung thư. Mặc dù cồn cũng kaf một chất gây ung thư nhưng uống ở mức điều độ có thể làm giảm mức độ phát triển bênh. Tuy nhiên, cồn kết hợp với một chất gây ung thứ khác sẽ có tác dụng ngược lại, và bạn có nguy cơ mắc ung thư cao gấp nhiều lần bình thường nếu sử dụng đồ uống có sự kết hợp này.

2. Budweiser

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 2
Budweiser là một trong những loại bia nổi tiếng nhất của Mỹ. Tuy vây, Budweiser đã từng bị phát giác là chứa chất biến đổi gen (GMO) từ ngô. Trong năm 2007, hãng bia này cũng đã bị phát hiện dùng gạo biến đổi gen trong sản xuất.

3. Corona Extra

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 3
Dòng bia nhẹ Corona Extra cũng chứa chất làm ngọt tổng hợp có thành phần biến đổi gen và một chất gây tranh cãi có tên Propylene Glycol có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

4. Miller Lite

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 4
Loại bia rất nổi tiếng có chứa cả ngô biến đổi gen và chất làm ngọt siro ngô biến đổi gen.

5. Michelob Ultra

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 5
Dù ít phổ biến hơn nhưng bia Michelob cũng đã được phát hiện chứa một chất làm ngọt có thành phần biến đổi gen (GMO).

6. Coors Light

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 6
Coors Light là dòng bia nhẹ rất phổ biến tại các quán ăn cho sinh viên. Nó rất rẻ nhưng đã từng bị phát hiện chứa siro ngô biến đổi gen.

7. Pabst Blue Ribbon

7 loại bia chứa thành phần độc hại chị em dặn chồng phải tránh xa 7
Pabst Blue Ribbon cũng chứa GMO ngô và siro ngô biến đổi gen .
Để đảm bảo cho sức khỏe của bạn, hãy chọn các loại bia nguyên liệu hữu cơ 100% hoặc các loại bia làm từ các thành phần biến đổi gen tự nhiên.
~~~~~~~~~~~~~~~




Saturday, May 24, 2014

KHI MỘT BỆNH ÁN ĐƯỢC DẤU KÍN NHƯ LÀ BÍ MẬT QUỐC GIA



24/05/2014
Trường hợp ông Đinh Đăng Định (1963-2014)
Bác Sĩ T. K. TRAN (MRVN)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS1HP4OIrugLlAXk4T-zqszr1q0wY5MScqsIZdZ0n6bTI4hgs78FAÔng Đinh Đăng Định đã là một người lính và sau đó là một giáo sư dạy hóa học. Nếu ông chỉ phục vụ trong quân đội nhân dân hoặc chỉ giảng các công thức hóa học cho đám học trò ngoan ngoãn, thì chắc là tại Việt Nam và trên cả thế giới sẽ không ai biết tên của ông. Nhưng Ông Định đã viết trong blog của mình về thảm họa môi trường vì khai thác mỏ bôxít ở các cao nguyên của Việt Nam, về nỗi khao khát dân chủ và tự do... Đó là điều mà chính quyền không thể chấp nhận được. Ông Định đã bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và khoảng một năm sau đó bị kết án sáu năm tù. Trong nhà tù, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày và qua đời ngày 3.4.2014 (1).

Nếu hồ sơ y tế là một bí mật nhà nước…
Trong nhiều tuần, các cơ quan công quyền đã để ông Định và gia đình ông trong sự mù mờ không rõ về bệnh tật của mình. Đơn xin tham khảo hồ sơ bệnh đã bị quản lý trại giam từ chối: họ không có trách nhiệm quản lý bệnh tật của những tù nhân. Họ nói trách nhiệm này thuộc về bệnh viện điều trị (2).
Yêu cầu với các bác sĩ điều trị không có kết quả: Các bác sĩ không được phép trao hồ sơ bệnh án mà không có sự phê duyệt của Bộ Công An. Đơn xin gửi đến các cơ quan có thẩm quyền này cũng không được đáp ứng: không ai bận tâm đến việc xét đơn của ông Định và gia đình cả. Và điều này vẫn như thế cho đến bây giờ. Các hồ sơ y tế vẫn được giữ kín như bí mật nhà nước. Các Đại sứ quán EU (Liên Minh Âu Châu) và đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng đã đồng loạt gửi kháng thư phản đối nhà cầm quyền Việt Nam về điều này (3).
Việc tái tạo lại một bệnh án được dấu kín.
Bài viết này cố gắng trình bày lại diễn tiến bệnh tình của ông Định, mặc dù không sở hữu tài liệu chính thức. Công việc này dựa trên những thông tin cung cấp bởi gia đình ông Định, một phần đã phát tán trên các phương tiện truyền thông, một phần từ tiết lộ riêng tư, một số chi tiết được công bố lần đầu tiên.
Tại sao ông Đinh Đăng Định bị ung thư dạ dày?
Trong khi điều trị, các bác sĩ hàng ngày phải đối đầu với các câu hỏi của bệnh nhân: tại sao lại là tôi? Tại sao tôi bị mắc bệnh này? Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể trả lời cụ thể được, ví dụ là câu trả lời cho một người hút thuốc liên tục đang bị ung thư phổi.
Trong trường hợp ung thư dạ dày câu trả lời khó khăn hơn, bởi vì nguyên nhân rất đa dạng. Nguyên nhân chính của ung thư ở cuống dạ dày là sự nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori. Nhiễm trùng do H. pylori luôn luôn gây ra viêm dạ dày mãn tính. Khi bệnh này nặng thêm, sẽ dẫn đến chứng teo màng nhầy của dạ dày ở một số bệnh nhân. Cộng thêm vài yếu tố khác của người bệnh và các yếu tố môi trường, chứng này sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Những yếu tố này có thể là chế độ dinh dưỡng sai lầm, là tình trạng đã loét dạ dày, hoặc trong gia đình đã có người bị mắc bệnh này (4).
Trong trường hợp ông Định, chúng ta không thể xác định nguyên nhân nếu không khám trực tiếp và không biết tiền án bệnh của ông. Án tù của ông không phải là nguyên nhân trực tiếp căn bệnh.
Tiến trình một căn bệnh nguy hiểm ngấm ngầm.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, bởi vì các triệu chứng ban đầu rất đa dạng và mơ hồ. Nhưng nếu có ói ra máu, chảy máu đường tiêu hóa và có những triệu chứng chẳng hạn như bụng khó chịu, thường xuyên nôn mửa, ăn uống không được, giảm cân... thì đó là những dấu hiệu báo động khẩn cấp.
Vào tháng 10 năm 2011, ông Định bắt đầu một cuộc tuyệt thực 10 ngày để phản đối việc công an đã tra tấn ông để buộc phải nhận tội. Trong thời gian này ông đã ói mửa ra máu nghiêm trọng. Vợ ông xin nhà giam cho ông đi khám nghiệm, song đơn xin bị từ chối. Sau đó ông vẫn luôn bị đầy bụng, khó chịu trong người. Những người có trách nhiệm lại không lưu tâm tới tình trạng đau bụng liên miên của người phạm nhân. Chẳng những thế, ông Định lại còn bị đưa vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa vài tuần. Chắc hẳn là nhà giam cho rằng ông Định bị bệnh do tâm lý?
Ngày 14 tháng 4 năm 2013 ông được đưa khẩn cấp vào bệnh viện Đồng Xoài. Xuất viện một ngày sau đó, mặc dù vẫn đau bụng dai dẳng.
Vào ngày 3.9.2013, sau khi bị đột quỵ, trong tình trạng sức khoẻ rất kém, ông được chuyển từ trại giam An-Phước tới bệnh viện 30 tháng 4 của Bộ công an ở Sài Gòn. Gần hai năm kể từ khi dạ dày ông chảy máu, đây là lần đầu tiên ông Định được nghiêm túc chuẩn khám tại Bệnh Viện. Ở đây khối u dạ dày đã được phát hiện bằng nội soi (5).
Ngày 5.9.2013 ông được nhập viện.



clip_image003

clip_image004
Tấm hình trên, bên trái, chụp phần dạ dày đã bị cắt bỏ. Trong hình thấy được phần loang lổ màu trắng ngà, có thể đó là khối u đã xâm nhập tới thành dạ dày. Tấm hình bên phải cho thấy màng nối (omentum) bị cắt bỏ. Các hạch bạch huyết trong đó sẽ được giảo nghiệm. (Hình do thân nhân bệnh nhân cung cấp).
Ung thư dạ dày của ông trong giai đoạn III hay giai đoạn IV?
Ngày 18.9.2013 phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày và các hạch bạch huyết xung quanh. Khi các bác sĩ chọn phương án cắt ¾ dạ dày, thì có thể khẳng định là khối u nằm gần cuống da dày. Bởi vì nếu khối u nằm gần với thực quản thì đã phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Bà Dinh, vợ của ông kể như sau… “Đến hôm mùng hai tháng mười tôi hỏi thì bác sĩ mổ cho anh ấy nói là anh ấy bị ung thư dạ dày và đã chuyển tới các hạch rồi. Tôi xin hỏi kết quả xét nghiệm thì bác sĩ nói là người ta còn đang phân tích tiếp” (6). Con gái ông cho biết là các bác sĩ điều trị cứ để gia đình người bệnh mơ hồ không rõ là khối u lành tính hay ác tính. Phải đến cả tháng sau đó, người ta mới báo là khối u trong dạ dày là chắc chắn ác tính.
Ngày 16.12.2013, trong thư trả lời của đại tá Phan Đình Hoàn, giám thị trại giam An Phước gửi cho bà Dinh, đại tá Hoàn cho biết: “… theo nội dung tóm tắt bệnh án của bệnh viện 30/4 số 78 ngày 21.10.2013 và số 96 ngày 26.11.2013... tình trạng bệnh của phạm nhân Định là ung thư dạ dày di căn hạch (nhưng là giai đoạn 3, chưa phải là giai đoạn cuối)” (5).
Giai đoạn III hay giai đoạn IV nghĩa là gì?
Mức độ trầm trọng của bệnh ung thư phụ thuộc vào sự phát triển của khối u (T1 -T4), số lượng các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng (N0-N3) cũng như di căn xa (M) ở các cơ quan khác ví dụ trong gan, phổi hoặc xương… Cách xếp hạng này rất quan trọng không chỉ cho việc lập kế hoạch điều trị, mà còn cho tự do hay tù đày của phạm nhân nữa, bởi vì nhà cầm quyền sẽ dựa theo các giai đoạn ung thư mà tha khỏi tù hoặc tiếp tục giam giữ (5).
Yếu tố quan trọng quyết định cho giai đoạn IV là di căn xa (M1), hoặc cũng có thể là khi tế bào ung thư đã xâm nhập các cơ quan chung quanh với vài hạch (N1/N2).
Khi hơn 15 hạch bạch huyết bị xâm nhập (N3), ung thư được phân loại là giai đoạn IV, bất kể mức độ xâm nhập của khối u, ngay cả không có di-căn xa.
Giai đoạn III có nghĩa là ung thư chưa thâm nhập vào mô của các cơ quan bên cạnh, chỉ có ít hạch bạch huyết bị xâm nhập và không có di-căn xa. Xin xem thêm biểu đồ ở dưới:
PHÂN HẠNG CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ (UICC / AJCC 1997)
UICC-Giai Đoạn Ung Thư
TNM-Phân Hạng
Tỷ lệ sống còn sau 5 năm (%)
I A
T1
N0
M0
82
I B
T1
T2
N1
N0
M0
M0
69,2
II
T1
T2
T3
N2
N1
N0
M0
M0
M0
43,7
III A
T2
T3
T4
N2
N1
N0
M0
M0
M0
28,6
IIIBA
T3
N2
M0
17,7
IV
T4
tất cả T
tất cả T
N1, 2
N3
tất cả N
M0
M0
M1
8,7
* Österreich.Ges. für Chirurgie
Tại thời điểm phát hiện ung thư thì ung thư đã là giai đoạn III hay đã là giai đoạn IV (giai đoạn cuối)? Đó là một câu hỏi chưa được trả lời.
Giai đoạn Hậu Phẫu Thuật: Một giai đoạn cực kỳ gian nan.
Một thời gian ngắn sau khi được mổ, tình trạng của ông lúc đầu có khá thêm. Ông được chuyển về trại giam An Phước trở lại. Nhưng sau đó chẳng bao lâu tình trạng mỗi ngày một xấu đi, nhiều lần dạ dày tiếp tục chảy máu. Con gái ông kể rằng khi đến thăm ông thì thấy ông mỗi ngày một yếu đi.
Ngày 4.11.2013 ông Định được đưa từ trại giam An Phước đến bệnh viện 30 tháng 4 ở Sài Gòn, cách xa 120 km để bắt đầu hóa trị đợt một. Sau khi được truyền thuốc hóa chất, ông không được nằm lại bệnh viện mà lại được đưa trở về trại giam. Ở đây, ông bị tác dụng phụ của hóa trị với sốt, đau bụng và ói mửa rất nặng, nên được đưa trở lại bệnh viện. Ba ngày sau đó lại về trại giam. Ở trại giam, vẫn bị ói mửa liên tục. Ông Định cho biết trại giam An Phước đã cắt hết các loại thuốc dùng trong bệnh viện.
Ngày 25.11.2013 trại giam đưa ông Định trở lai bệnh viện 30 tháng 4 một ngày để dược làm hóa trị đợt hai. Về lại trại giam, ông lại bị chảy máu dạ dày liên tục trong mười ngày. Bác sĩ điều trị cho rằng ông bị viêm vết nối sau khi mổ và cho uống thuốc chống viêm.
Ngày 17.12.2013 dự kiến là ông sẽ được chữa hóa trị đợt ba. Ở bệnh viện 30 tháng 4, ông Định yêu cầu bệnh viện cho biết bệnh án của ông và tên các loại thuốc chữa cho ông. Do bệnh viện không đáp ứng các yêu cầu của ông, ông Định từ chối việc tiếp tục chữa bằng hóa trị. Ngày 18.12.2013 các Đại Sứ Quán Mỹ, Canada, Australia và các nước Âu Châu (EU) gửi kháng thư lên chính phủ Việt Nam tỏ ý quan ngại về tình trạng của ông Định và đề nghị phóng thích ông (3). Ông Định bị đưa trở lại trại giam An Phước ngày 25.12.2013.
Ở đây tình trạng ngày càng tồi tệ nên ông lại được chuyển tới khu “Nội 4” bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn ngày 6.1.2014. Khu này bị tình trạng quá tải: ba tới bốn bệnh nhân chia một giường nên gia đình xin cho ông được nằm phòng riêng. Tới ngày hôm sau, ông được chuyển tới khu “Chăm Sóc Giảm Nhẹ”. Đây là một khu đặc biệt trong bệnh viện dành cho những bệnh nhân nan y không còn phương chữa trị, nằm chờ đợi ngày chết trong thanh thản. Có bốn bệnh nhân trong một phòng bốn giường. Tuy nhiên gia đình ông phải trả thêm tiền cho việc này (250.000 đồng/ngày). Bên giường ông luôn luôn có 3 công an và máy camera quay phim 24/24 tiếng: Canh giữ liên tục một bệnh nhân kiệt quệ, không còn sức đến nỗi khi nôn mửa vẫn phải nằm, hay không thể rời khỏi giường khi muốn đi tiêu tiểu...
Ở khu này trong hai tuần đầu tiên ông Đinh được khám nghiệm bằng nhiều phương pháp khác nhau, song không có trị liệu gì đặc biệt. Được hỏi về trị liệu, các bác sĩ hoặc là “hoãn binh”, nói là phải chờ đợi hội ý với các bác sĩ đã chữa trị ông ở bệnh viện 30 tháng 4, hoặc là ngạo mạn trả lời: “nếu cô không đòi bệnh án, thì chúng tôi sẽ cho hóa trị...”. Trong thời gian này ông bị thêm chứng suy thận, đi tiểu rất khó khăn.
Ngày 13.2.2014 thực hiện chữa hóa trị lần thứ ba. Dự kiến là sau đợt hóa trị này, ông Định lại sẽ được đưa về trại giam, song trong đêm ông bị phản ứng phụ rồi nôn ói ra máu nhiều tới mức mà con gái ông mô tả là “máu ra đầy một cái bô” (7). Do đó ông được ở lại bệnh viện.
Ngày 15.2.2014 ông nhận được giấy cho phép tạm hoãn thi hành án tù mười hai tháng. Từ ngày đó ông không còn bị công an và máy camera canh giữ nữa.
Ngày 17.2.2014 ông phải rời khu “Chăm Sóc Giảm Nhẹ” để trở lại khu “Nội 4”, nằm chung một giường với ba bệnh nhân khác, trong một bệnh viện quá tải trầm trọng. Phần dạ dày còn lại của ông được bác sĩ điều trị mô tả “như một đám rừng, không còn chức năng co bóp nữa” (7). Thức ăn từ miệng đưa vào sẽ không được hấp thụ và sẽ bị nôn ói trở ra. Chứng suy thận càng nặng thêm.
Sau một thời gian được truyền nước biển, chất đạm và chất đường mỗi ngày để sống cầm cự, ông Đinh quyết định bỏ Tây Y, dùng thuốc Nam. Sau ít ngày dùng thuốc Nam, bệnh tình của ông cũng không bớt được chút nào.
Tới giữa tháng 3.2014 gia đình đưa ông tới Columbia Asia, một bệnh viện quốc tế tư ở Sài Gòn để tìm cách chữa trị. Ở đây ông nằm phòng cấp cứu và được khám nghiệm đầy đủ. Bằng nội soi, người ta đã thấy khối u lại xuất hiện trong dạ dày của ông (8).
clip_image006
Hình ngày 13.3.14 của bệnh viện ColumbiaAsia chụp nội soi dạ dày của ông Định với khối u mới.
Gia đình ông được bệnh viện khuyên là nên từ bỏ việc chữa trị vì không còn hy vọng nào nữa. Ông Đinh được đưa trở về nhà ở Đak Nông theo như ý nguyện, và mười tám ngày sau đó, ngày 3.4.2014 ông mất.
Nhìn lại diễn tiến định bệnh và chữa bệnh: Những tắc trách đáng tiếc và những câu hỏi cần được trả lời...
Đứng từ vị trí của một người ngoài cuộc, không phải là thân nhân của ông Định, nhìn lại diễn tiến bệnh tình của ông thì không thể không đặt vài câu hỏi:
1. Tại sao việc chuẩn đoán bệnh ung thư của ông Định lại quá trễ?
Vào đầu tháng 11 năm 2011 ông Định lần đần tiên nôn ói và đi tiêu ra máu. Bà Dinh, vợ của ông kể lại như sau: “Hôm ngày 8 tháng 11, tôi có đi thăm chồng tôi và lúc đó ông đang chảy máu dạ dày. Tôi về có làm đơn xin để chồng tôi đi khám và chữa bệnh ở bệnh viện và gửi vào trại giam, nhưng chồng tôi (đến nay) cũng không được đi mà chỉ được điều trị ở trạm xá của trại giam thôi (9). Cô Thảo, con gái ông Định cho biết: trạm xá chỉ là một căn phòng biệt giam có một cái giường bằng đá. Trang thiết bị của trạm xá chỉ gồm ống nghe, máy đo huyết áp. Bất cứ bệnh tật gì gây đau, phạm nhân cũng chỉ được chích một mũi thuốc giảm đau hay thuốc gì không nguồn gốc rõ ràng. Vậy thôi, không có gì thêm.
Đối với bất cứ một bác sĩ nào thì chảy máu dạ dày là một triệu chứng cần được khám nghiệm khẩn cấp và chạy chữa ngay lập tức, bởi vì điều này có thể là dấu hiệu của loét hay ung thư dạ dày. Trong trường hợp xấu, chảy máu dạ dày có thể trầm trọng, gây đột trụy tuần hoàn và nếu không được cầm máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Phương pháp giản dị và kiến hiệu nhất là nội soi (endoskopy). Nếu ông Định được khám nội soi ngay từ tháng 11.2011 thì chẩn đoán ung thư của ông sớm hơn được gần hai năm. Lúc đó ung thư của ông có thể không phải là giai đoạn III mà có thể chỉ là giai đoạn I hay II. Được điều trị kịp thời, ông sẽ có hy vọng từ 43,7% tới 82% thọ thêm được 5 năm nữa (tùy theo giai đoạn II hay I theo biểu đồ ở trên). Có lẽ rằng cái tai họa lớn nhất cho ông và gia đình ông là người ta đã quá coi thường sức khỏe và sinh mạng phạm nhân nên không thấy các triệu chứng đe dọa sinh mạng của họ. Trại giam đã sai lầm khi cho rằng những cơn đau bụng dai dẳng của ông chỉ là bịa đặt, có nguồn gốc tâm lý, bệnh tưởng..., nên đã gửi ông đi bệnh viện tâm thần Biên Hòa để khám nghiệm trong hai tuần.
2. Tại sao bệnh viện 30 tháng 4 kết luận là ung thư giai đoạn III?
Đại tá Hoàn, giám thị trại giam An Phước cho biết : “… theo nội dung tóm tắt bệnh án của bệnh viện 30/4 số 78 ngày 21.10.2013 và số 96 ngày 26.11.2013... tình trạng bệnh của phạm nhân Định là ung thư dạ dày di căn hạch (nhưng là giai đoạn 3, chưa phải là giai đoạn cuối)” (5). Giai đoạn III được định nghĩa là khối u chưa xâm nhập vào các cơ quan bên cạnh, chỉ có ít hạch bạch huyết bị xâm nhập và không có di-căn xa. Từ mẫu dạ dày bị cắt đi và khám nghiệm các hạch bạch huyết bên cạnh thì có thể biết là tế bào ung thư đã thâm nhập các cơ quan bên cạnh (như lá lách hay tuyến tụy) hay chưa, và có bao nhiêu hạch bị xâm nhập. Song nếu muốn khẳng định là không có di-căn xa thì cần thêm khám nghiệm bằng CT hay MRI vùng phổi, vùng bụng và chụp scintigramm xương.
Khi bệnh viện 30 tháng Tư xếp ung thư vào giai đoạn III là đã gián tiếp đẩy ông trở lại trạm giam, măc dù bệnh đã nặng. Khẳng định ung thư giai đoạn III có khả năng bị nghi ngờ là không chính xác, bởi vì theo lời của thân nhân người bệnh thì không có những khám nghiệm nói trên được thực hiện ở bệnh viện này (7). Nỗ lực của gia đình để được xem bệnh án ngõ hầu biết thêm về bệnh cũng như về việc điều trị không được đáp ứng.
Chỉ ở bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn ông mới được khám nghiệm kỹ lưỡng. Quyết định cho phép ông được tạm hoãn thi hành án, chăc chắn là dựa theo kết luận của bệnh viện này về mức trầm trọng của bệnh ung thư của ông Định.
3. Tại sao ông Định không được hóa trị trước khi mổ?
Bà Dinh thuật lại như sau: Ngày 5 tháng 9 thì họ cho đi khám, mùng 9 tháng 9 thì nhập viện và đến ngày 18 tháng chín thì phẫu thuật” (6). Thông thường, sau khi dùng nội soi khám phá ra khối u, người bác sĩ phải có quyết định chữa trị. Nếu khối u chảy máu trong lúc đó thì phải mổ khẩn cấp để tránh đột quỵ. Nếu khối u không chảy máu thì người bác sĩ có thì giờ để lên kế hoạch chạy chữa. Trong trường hợp khối u khá to (“bằng quả xoài” như là của ông Định) (7), theo những hướng dẫn chữa trị mới nhất (11) (13), thì bình thường phải cho hóa trị trước khi mổ, mục đích làm khối u teo nhỏ lại để việc phẫu thuật có kết quả tốt hơn. Sau khi mổ sẽ lại tiếp tục hóa trị. Trong trường hợp ông Định thì rõ ràng là ông không bị mổ khẩn cấp, song việc ông phải chờ đợi 14 ngày trước khi mổ có ý nghĩa gì, một khi hóa trị không được làm trước khi mổ? Câu trả lời họa may có thể tìm ở nội dung bệnh án, trong đó người bác sĩ ghi chép các dữ kiện biện minh cho quyết định của mình.
4. Phẩu thuật cắt ¾ dạ dày ông Định đã thành công?
Cuộc phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày của ông Định đã được xem là thành công, khi ông hồi tỉnh lại sau cuộc giải phẫu, song điều này đã đem lại cho ông những gì? Chỉ ít lâu sau khi mổ, tình trạng chung của ông mỗi ngày một xấu đi. Bắt đầu từ tháng 11.2013, hai tháng sau khi mổ ông lại tiếp tục nôn ói ra máu. Bác sĩ điều trị cho là ông bị viêm chỗ nối, song việc ông tiếp tục nôn ra máu như thế còn có thể có một nguyên do khác. Đó là khả năng khối ung thư không được hoàn toàn cắt bỏ hết và tiếp tục phát triển, gây ra việc tiếp tục chảy máu dạ dày. Kết quả nội soi của bệnh viện Columbia Asia ngày 13.3.2014 với việc lại phát hiện khối ung thư trong phần dạ dày còn lại của ông minh chứng cho giả thuyết này. Tiến triển này liên quan tới câu hỏi số 3: Nếu ông Định được hóa trị trước khi mổ để khối ung thư nhỏ lại, thì có thể toàn bộ ung thư đã bị cắt bỏ, và đã không xẩy ra những lần xuất huyết kế tiếp kinh hoàng cho người bệnh và thân nhân. Nếu khối ung thư được cắt bỏ hoàn toàn thì cuộc phẫu thuật mới có thể được xem là đã hoàn toàn thành công.
5. Tại sao ông Định lại bị thêm bệnh suy thận?
Sau cuộc giải phẫu là những cơn đau của ung thư thời kỳ cuối, cộng với những phản ứng phụ của hóa trị làm ông thêm điêu đứng trong vài tháng cuối cùng của cuộc đời. Chưa hết! Một thời gian ngắn sau lần hóa trị đợt hai là bắt đầu thêm vào đó chứng suy thận với những khó khăn trong việc tiểu tiện. Bệnh suy thận là ngẫu nhiên? Hay suy thận là phản ứng phụ của hóa trị? Các hóa chất chống phá các tế bào ung thư cũng có thể đồng thời phá hoại các tế bào thận, gây ra suy yếu chức năng của thận (12).
Dù sao chăng nữa, suy thận là mắt xích cuối cùng khép lại một chuỗi dây xích nhiều triệu chứng và bệnh lý liên kết với nhau trong bệnh án của ông.
6. Tại sao ông Định và thân nhân không được phép xem bệnh án?
Sự hiểu biết về căn bệnh của chính mình là điều quan trọng để việc chữa trị có kết quả cao, điển hình là bệnh tiểu đường. Bị bệnh này bệnh nhân không những được khuyến khích học tập về bệnh mà người bác sĩ còn phải tập huấn thêm cho họ. Mong muốn biết rõ về bệnh tật của mình còn mạnh mẽ hơn nữa ở những người bệnh ung thư khi mà họ biết rõ là mạng sống của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Sự hiểu biết về bệnh tật có tác dụng tốt tới tinh thần và giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Điều này đã được chứng nhận trong các khảo cứu khoa học quốc tế (4). Ông Định và gia đình cũng không ra ngoài thông lệ đó. Việc từ chối trao bệnh án cho ông, từ chối không cho ông biết tên các loại thuốc ông dùng mà không đưa ra lý do giải thích, đã làm sứt mẻ sự tin tưởng vào thầy vào thuốc, đã dẫn đến việc ông Định có lúc đã từ chối việc điều trị (hóa trị lần thứ ba ở bệnh viện 30 tháng 4), sau đó rời bỏ bệnh viện Ung Bướu. Sự kiện ông tìm đến thuốc Nam rồi tìm tới bệnh viện tư Columbia Asia sau ngày ông được tự do, cũng như sự ngờ vực của gia đình ông về “khả năng ông bị đầu độc “ (10) nói lên sự nghi ngại của ông và gia đình vào nền y tế và pháp luật của nhà nước.
Tại sao lại phải dấu kín hồ sơ bệnh lý của một người tù? Câu hỏi này tới nay chỉ được trả lời bằng sự im lặng, giống như bao câu hỏi về những vấn đề trọng đại khác của đất nước.
Vấn đề khoan hồng, tạm đình chỉ chấp hành án đối với tù nhân lâm trọng bệnh.
Đại tá Phan Đình Hoàn, giám thị trại giam An Phước, trong một văn thư đề ngày 16.12.2013 đã trích dẫn tài liệu mang một ký số dài lạ kỳ: Thông Tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15.05.2013 hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có nội dung như sau (5):
Điều kiện có thể được tạm đình chỉ: ”Phạm nhân bị bệnh nặng tới mức không thể chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm tới tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để có điều kiện chữa bệnh... Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là một trong các bệnh hiểm nghèo như: ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc... không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoăc mắc phải một trong các bệnh khác được hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoăc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh (nhân) hiểm nghèo, nguy hiểm tới tính mạng.”
Đây có thể là một văn kiện có tính nhân đạo cho phép phạm nhân có bệnh nặng về nhà chữa bệnh. Trước đây không lâu, nghĩa là trước ngày 15.5.2013, phạm nhân có bệnh vẫn phải ở tù cho tới chết? Song, nếu thẩm định kỹ, thì đây cũng là một văn bản mà việc áp dụng có thể được co giãn, cho phép người cầm quyền có nhiều quyền hạn bắt phạm nhân ở lại trong tù hay cho về nhà chữa bệnh. Thứ nhất, đây là một quy định không có tính bắt buộc. Phạm nhân chỉ có thể được tạm đình chỉ, không chắc chắn được đình chỉ chấp hành án. Thứ hai, việc thẩm định, thế nào là bệnh hiểm nghèo cũng tùy thuộc cách diễn giải: Ung thư giai đoạn cuối được cho là bệnh hiểm nghèo, mặc dù trên thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối như vài loại ung thư vú, cũng sống được nhiều năm sau đó. Ung thư giai đoạn III với tiên lượng (prognosis) xấu, nguy cơ tử vong cao như ung thư dạ dày lại được trại giam cho là chưa phải là bệnh hiểm nghèo. Ác tính khác nhau với tiên lượng khác nhau của các loại ung thư không được lưu ý. Vào tháng 12.2013 Đại tá Hoàn đã dựa vào văn bản trên, cho là bệnh ông Định chưa hiểm nghèo để bác bỏ đơn xin tạm đình chỉ chấp hành án của ông. Chưa đầy bốn tháng sau đó, ông Đinh đã mất. Thực tế cho thấy là nhà nước đã nhầm lẫn.
Phân tích quá khứ để bảo vệ tương lai
Ông Đinh Đăng Định đã chết. Có đủ lý do để tin tưởng rằng, nếu ông được ở một trại giam có nhiều tính nhân bản hơn, được hưởng sự quan tâm của nhà cầm quyền đúng mức hơn, được khám bệnh nhanh chóng và chữa trị nghiêm túc hơn thì cái chết của ông không đến nỗi sớm như vậy. Trong các trại giam ở Việt Nam còn có nhiều tù nhân lương tâm hay tù nhân hình sự đang lâm trọng bệnh. Trong tương lai chúng ta không thể để những trường hợp bi thảm tương tự như trường hợp ông Định xẩy ra thêm nữa.
Các triệu chứng bệnh tật của các tù nhân cần phải được lưu tâm đúng mức và phải được khám nghiệm kịp thời và đầy đủ. Không thể tắc trách khám nghiệm qua loa và cho thuốc giảm đau là xong.
Bệnh tật của tù nhân phải được điều trị chăm sóc nghiêm túc như bệnh tật của những công dân khác. Đối với tù nhân có bệnh hiểm nghèo thì nhà nước phải có một chính sách nhân đạo rộng rãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi để gia đình tù nhân có thể săn sóc và chữa trị họ.
Nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh tật và cách chữa trị cho bệnh nhân. Quyền được hiểu biết cặn kẽ về bệnh tật của mình là quyền căn bản của mỗi bệnh nhân và gia đình họ. Sự hiểu biết về bệnh tật của mình có tác dụng tốt cho kết quả điều trị. Việc dấu kín các thông tin này có thể bị cáo buộc như là một phương thức tra tấn tinh thần tinh vi.
Lời cuối:
Người viết trân trọng cám ơn gia đình ông Đinh Đăng Định và ông Vũ Quốc Dụng
(VETO! Human Rights Defenders' Network) đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hình ảnh cho bài này. Mặc dù đã tận dụng mọi phương tiện có thể có được và làm việc với tinh thần khách quan, song bài này cũng không khỏi có những thiếu sót, thậm chí có thể không chính xác. Việc trình bày chỉ có thể toàn hảo khi nhà nước bạch hóa hồ sơ bệnh án của ông Định, ít nhất là cho gia đình của ông.
Nếu không, việc dấu kín hồ sơ này chỉ gây thêm nghi ngờ về chính sách thiếu nhân bản của nhà nước đối với tù nhân mà thôi.
Ngoài bản tiếng Việt này còn một bản bằng tiếng Đức dành cho các độc giả nước ngoài sẽ được phổ biến tại Đức và các nước khác.
T.K.T. (MRVN)
Tác giả gửi BVN
Tài liệu tham khảo
(2)Văn thư của trai giam An-Phuoc số 926-CV/AP ngày 24.12.2013 (3)http://abcnews.go.com/International/wireStory/ambassadors-release-ailing-vietnamese-dissident-21284207
(5)Văn thư của trại giam „An Phước“ số 907/CV-AP ngày 16.12.2013
(7)Thông tin riêng
(8)Kết luận khám nội soi ngày 13.3.2013, Klinik ColumbiaAsia, Saigon
(9)htthttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-conscience-in-critical-condition-tt-10082013171218.
(10)htmlp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140405_dinhdangdinh_funeral.shml



Saturday, May 17, 2014

Ung Thư Cuống Phổi.

alt
On Wednesday, May 14, 2014 10:58 AM, "Kim Anh Truong kimanh.norway@gmail.com [ThoVan]" <ThoVan@yahoogroups.com> wrote:
 

.Ung Thư Cuống Phổi.
Thursday, March 21, 2013
Tôi có một người bạn, anh ta mắc chứng bệnh “Ung Thư Cuống Phổi”, cục Bướu ác tính to bằng cái chén nằm ở Cuống Phổi.  Bác Sĩ nói về nhà ăn uống rồi chờ chết, không thể cắt bỏ được, vì cục bướu đó nằm sát với động mạch chủ.
Tôi đến chơi hỏi thăm, anh ta cho tôi xem hình chụp X-Ray của cục bướu.
Anh ta đã chữa trị bệnh Ung Thư bằng phương pháp dưới đây:
●      Không ăn đường,
●      Không ăn thịt, cá, cơm,
●      Chỉ uống nước xay bằng rau, các loại củ như:
        ●      Carrot, củ cải, củ dền, cam, táo ...
●      Sau ba tháng uống liên tục, cục bướu to bằng cái chén từ từ thu nhỏ lại chỉ còn bằng cái khu chén.
●      Sau chín tháng “Bướu Ung Thư biến mất”.  Bây giờ anh ta khỏe mạnh, trở lại làm việc và ăn uống bình thường.
Bốn người cùng chứng bệnh Ung Thư như anh ta chữa bằng phương pháp “Chemical Therapy” đã chết hết rồi.
Những chi tiết của bài viết dưới đây rất đúng, tế bào Ung Thư khi đã không được nuôi dưỡng bằng Thịt Bò, Đường... thì nó sẽ phải chết.

Các Bạn nên phổ biến tài liệu này
cho mọi người cùng biết

Thân mến,
Đồng                                  
---oooOooo---
Một tài liệu nói về bệnh Ung Thư của:  Bệnh viện Johns Hopkins, trường đại học Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
●      Bài viết rất ngắn,
●      Có nhiều điểm rất thú vị,
●      Quí Vị đọc thử coi thấy sao?
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới
đã thay đổi quan điểm của mình về bệnh Ung Thư
●      Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp
●      Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày:  21/3/2013
●      Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.
●      Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay Trường Đại Học Johns Hopkins là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới là năm thứ 17 liên tiếp được phân loại đánh giá ở vị trí hàng đầu (Số 1) trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.
●    Sau nhiều năm nói với mọi người “Phương Pháp Hóa Trị Liệu” là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ Ung Thư.
●    Ngày nay:  Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng:  Đã có những lựa chọn thay thế khác với “Phương Pháp Hóa Trị Liệu” một cách hiệu quả hơn để chống lại Ung Thư là:  Không nuôi các tế bào Ung Thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không thể phát triển được.

Thức Ăn Của Tế Bào Ung Thư:
A.  Đường:  Là một loại thực phẩm của bệnh Ung Thư:
      ●   Không ăn “Đường” là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào Ung Thư.
      ●   Có sản phẩm thay thế “Đường như:  Saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại.
      ●   Tốt hơn nên thay thế “Đường bằng:  “Mật Ong Manuka” hay “Mật Đường” nhưng với số lượng nhỏ.
      ●   Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho “Muối Trắng” là:  “Muối Biển” hoặc các loại “Muối Thực Vật”.
B.  Sữa:  Làm cho cơ thể sản xuất chất “Nhầy”, đặc biệt là trong đường ruột.  Tế bào Ung Thư ăn chất “Nhầy” để sống.
      ●   Nên loại bỏ “Sữa Bò” và thay thế bằng:  “Sữa Đậu Nành”, các tế bào Ung Thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
C. Các tế bào Ung Thư trưởng thành trong môi trường Acid:
      ●   Một chế độ ăn uống là “Thịt Đỏ” có tính Acid. Tốt nhất là nên ăn Cá, và một chút “Thịt Gà” thay vì “Thịt Bò” hay “Thịt Heo”.
      ●   Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, Hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh Ung Thư.
      ●   Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều Enzym.  Nếu bệnh nhân ăn thịt thì khó tiêu hóa được, chất thịt sẽ ở lại trong cơ thể, nên dễ bị dẫn tới và tạo ra các độc tố nhiều hơn.
Góp Phần Giải Quyết Vấn Đề:
1.   Một chế độ ăn uống gồm:
      ●   80% rau trái tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt như:  Hạnh Nhân (Almond) và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm.
2.   Bệnh nhân chỉ nên ăn:
      ●   20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu.
      ●   Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thụ và ngấm vào các tế bào 15 phút, sau khi đã ăn uống nước ép rau tươi để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh.
      ●   Để có được các Enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau tươi (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau trái tươi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
      ●   Không nên dùng Cà Phê, Trà và Chocolat có chứa nhiều chất caffeine.
3.  Trà XanhLà một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống Ung Thư.
      ●   Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường.
      ●   Không uống nước cất vì nước này có chứa Acid.
4.  Các thành của các tế bào Ung Thư được bao phủ bởi một loại Protein rất cứng:
      ●   Khi bệnh nhân không ăn thịt, những thành của tế bào Ung Thư sẽ sản xuất nhiều Enzym hơn, tấn công các Protein của các tế bào Ung Thư và cho phép hệ thống miễn dịch (Immune System) tiêu diệt các tế bào Ung Thư.
D. Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch (Immune System):
      ●   Floressence, Essiac, chất chống Oxy hóa, Vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào Ung Thư.
      ●   Các chất bổ sung khác như:  Vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra Apoptosis, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.
E.  Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần:
      ●   Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân Ung Thư chiến đấu và sống còn.
      ●   "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường Acid”.
      ●   Học để có tâm hồn khả ái và yêu thương với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe.
      ●   Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
F.  Các tế bào Ung Thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée):
      ●   Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở thật sâu giúp lấy thêm nhiều Oxy vào các tế bào.
      ●   Liệu pháp Oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào Ung Thư.
      ●   Không để hộp nhựa trong Microwave.
      ●   Không để chai nước trong tủ lạnh.
      ●   Không để tấm nhựa trong Microwave.
G. Các hoá chất như Dioxin gây Ung Thư, đặc biệt là Ung Thư Vú:
      ●   Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.
      ●   Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vìnhựa sẽ "đổ mồ hôi" Dioxin và làm nhiễm độc nước uống.
      ●   Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám Đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của chất “Dioxin”.
      ●   Ông nói rằng:  Chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong Microwave, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo.
      ●   Ông nói rằng:  Do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền Dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta.
      ●   Thay vào đó, các Bạn có thể dùng thủy tinh như: Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.


Hãy vui lòng chia sẻ bài viết này
với tất cả bạn bè của Bạn



Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts