Saturday, May 23, 2015

ông Võ Hòang Yến chữa bệnh: Nguy Hiểm cho Bệnh Nhân


Bài Độc Giả viết về
ông Võ Hòang Yến chữa bệnh: Nguy Hiểm cho Bệnh Nhân
(Xin xem attachment để thấy cả hình)

Xin vào website sau đây để đọc nguyên bản

Cách đây khỏang hơn 30 năm, khi tôi mới tới San Jose định cư và có tham gia viết bài cho báo chí có chút tiếng tăm thì có một võ sư đến làm quen và nhờ tôi viết bài giới thiệu về “các thành quả chữa bệnh của ông ta”. Vì cũng muốn biết xem ông ta chữa bệnh như thế nào nên tôi đồng ý với điều kiện là ông cung cấp cho tôi những tài liệu, chứng cớ là ông chữa bệnh đã thành công. 

Thế là ông đem các bằng chứng đến gồm các băng thu âm những lời mà các bệnh nhân hay than nhân nói về việc ông ta trị bệnh… Sau khi nghe các băng thu ấm ấy, tôi bèn viết một bài với kỹ thuật “nghe sao ghi vậy” và sau đó không ký tên mà để ông ấy muốn ký tên gì tùy ý. 

Ông không chịu, bảo tôi phải ký tên thật là BS Lê Văn Sắc, tôi trả lời: Tôi là bác sĩ y khoa, tức bác sĩ về một môn khoa học thực nghiệm, tức là môn học phải kiểm chứng được kết quả qua các thí nghiệm, xét nghiệm nên tôi không thể ký tên thật dưới các bài viết mà không kiểm chứng được. 

Tôi còn nhấn mạnh là em tôi cũng là một bác sĩ, khi tôi nói hay thuật lại một chuyện gì thì em tôi cũng đòi hỏi phải có kiểm chứng thì mới tin, còn không thì em tôi cũng nghe rồi để đó mà thôi. Ngược lại, tôi cũng vậy, khi em tôi hay bất cứ một bác sĩ nào nói về kết quả trị bệnh “nào đó” thì tôi cũng nghe qua rồi để đó, chứ không đem ra mà viết bài quảng cáo tùm lum mà chưa có xét nghiệm kiểm chứng.

Mới đây, có tin “lương y” Võ Hòang Yến từ Việt Nam sang chữa bệnh, tôi cũng không có ý kiến gì vì quả thật tôi không bao giờ vượt qua giới hạn và quy định của ngành y khoa thực nghiệm…

Người ta, đa số, nhất là đàn bà, khi nghe thuật lại chuyện gì thì dễ tin, mà không những tin, dù chưa có kiểm nghiệm, họ cũng sẵn sàng làm chứng là ông thầy hay lắm, giỏI lắm, chữa bệnh gì cũng hết… Các băng thu âm của ông võ sư đưa cho tôi cũng chỉ ghi các câu hỏi là làm sao bà biết tôi chữa bệnh giỏI mà đến xin chữa bệnh? Và câu trả lời: Dạ thưa thầy, con nghe người ta chữa bệnh giỏi lắm, nên con (hay đem con cháu) đến nhờ thầy chữa bệnh”. Đàm thọai chấm dứt ở đó., không có câu nào nói rằng: “nhờ thầy chữa bệnh mà con (hay con cháu con) đã được khỏi bệnh. 

Ngày đó, có ông chủ báo, nơi tôi cộng tác viết báo “tài tử” thấy có một ông châm cứu từ Miền Đông Hoa Kỳ đến chữa bệnh bằng châm cứu, bèn gọi tôi, bảo đến ông thầy châm cứu chữa bệnh, tiền tốn kém tòa báo sẽ chịu. Tôi nghe thì đã cười thầm, nhưng cũng lò mò đến để xem “thủ đọan chữa bệnh của ông như thế nào. 

Ông bèn dung bàn tay để lên đầu tôi rồi ông bảo thấy không “luồng điện” đang chạy từ tay tôi sang người ông đấy” trong khi tôi chẳng thấy gì.. Cuối tuần đó, có một ông ký giả “phó chủ nhiệm” viết báo cáo về thành quả chữa bệnh, lại liệt kê được một bà bác sĩ “đồng nghiệp” cũng “nhờ ông thầy châm cứu chữa bệnh khỏi”. Tôi bèn gọi điện thọai kiểm chứng thì bà trả lời lơ mơ, chắc là không muốn xác nhận, làm mất lòng người khác…

Trong bài của ông Hòang Sơn Long, có nêu vấn đề yêu cầu các hội y sĩ đặt vấn đề về việc chữa bệnh này, nhưng tôi nói thiệt, không có ông bà bác sĩ nào dám lên tiếng về bất kỳ một vấn đề nào có tính lừa bịp hay sai lầm, vì họ có phòng mạch, nếu nói ra một vấn đề gì có tính cách gây “conflick” thì họ sẽ gặp nhìều rắc rối vì bị nhiều kẻ gọi điện thọai (vì họ có sẵn điện thọai phòng mạch) chửi rủa hay đe dọa lung tung. Ngày xưa, có một ông Trung Tá thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, vì lương tâm, viết báo có vẻ ngược với một nhóm người, bèn bị người ta giết chó quẳng vào nhà dọa giết như con chó. 

Việt Cộng cũng dùng cùng phương cách đó mà bịt miệng được bao người biết rõ về bản chất Việt Cộng, khíên họ không dàm tố cộng công khai… Có nhiều bác sĩ, trong chương trình hướng dẫn bệnh nhân trên radio hay truyền hình cũng phải tránh né nhiều vấn đề và chỉ nói khéo léo, nếu ai hiểu được thì tốt, còn không thì rang chịu “khôn thì nhờ, dại thì rang chịu”. 

Ngay vụ Tế Bào Gốc cũng vậy. Tế bào gốc Stem Gel là biện pháp chữa bệnh dung tế bào gốc đề cấy thành mô thay cho các mô bị hư hỏng (như ung thư) chứ không bao giờ có biện pháp dùng tề bào gốc chế thành thuốc viên uống để chữa bệnh. 

Độc nhất có một ông bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ (trẻ, ở Nam California, chứ không phải bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ bậc đàn anh, bậc thầy của tôi, bác sĩ Cứu Người Vượt Biển ở Miền Bắc California). 

Vì ông dám nói lên những trò bịp bợm đó, ông bị kẻ gian bịp bợm đe dọa kiện tụng lung tung. Lúc đó chỉ có tôi và bà Hoa Hòang Lan lên tiếng đồng lòng với BS Nguyễn Thượng Vũ. Ngòai ra, có một bác sĩ khác cũng viết nhẹ nhàng về vấn đề đó, còn một người khác, tôi nghĩ cũng là bác sĩ viết thêm vào những lời tôi viết rồi chuyển đi khắp nơi…

Tóm lại, nghĩ thì dễ nhưng viết thành bài báo gửi đi, sẽ gặp nhiều vấn đề nhiêu khê, mà trong Kinh Thánh có một câu, đáng cho chúng ta suy nghĩ: Người cao một  trượng, ma cao ba trượng”. Người quốc gia cao một trượng, ma Việt Cộng cao ba trượng nên chúng ta thua. Trong tháng trước, gặp BS Vũ Trọng Tiến cứ áy náy là ngày xưa ông chống cộng không được rốt ráo, để đến nỗi mất nước vào tay Việt Cộng. Ông còn khen ông Phạm Bằng Tường ngày xưa đã ngấm ngầm bảo vệ ông, đề phòng Việt Cộng ám sát, nhưng ông cũng không thể tin tưởng được (vì ta ở ngòai sáng, còn Việt Cộng ở trong bong tối) mà dám tranh đấu chống cộng hết mình. 

Còn tôi, được lờI như cởi tấm long, vì tôi cũng trải qua hòan cảnh như vậy. Nghe Vũ Trọng Tíến nói mà chẩy nước mắt, thương cho những Tô Lai Chánh, Ngô Vương Tọai. Ngô Vương Tọai (học cùng với em tôi) bị VC bắn ngay trước mắt tôi và Đặng Trọng Thịnh (khóa 21 Võ Bị Đà Lạt) tại trường Đại Học Văn Khoa (Thành Cộng Hòa cũ) ở góc Cường Để và Thống Nhất). Còn những người lỡ lầm theo VC, đến khi bỏ VC thì bị VC giết chết như Trần Quốc Chương (con của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Trần Thúc Linh, tôi đã viết một bài báo về việc Trần Quốc Chương bị VC giết ra sao, đăng trên Thời Báo, San Jose, nhưng bị cắt xén bớt).

Sau đây là nguyên văn bài viết của ông Hòang Sơn Long về việc chữa bệnh của ông Võ Hòang Yến, đăng trên bào Việt Nam Nhật Báo (số 7318 ngày Thứ Bẩy 16-5-2015) mà tôi đã dung thủ thuật cắt dán “đặc biệt” mới copy ra được. Thành thật xin lỗi Việt Nam Nhật Báo vì đã “trích đăng” mà không xin phép trước.



__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Tuesday, May 12, 2015

Bằng Nam Y và Nam Dược, Lương y duy nhất người Việt Nam chữa khỏi hơn 5.000 bệnh nhân ung thư được thế giới công nhận (..????)


Tin hay không tin, tùy mi người.???
 xin kiểm chứng ???
On Saturday, 9 May 2015, 16:59, "Son Dang d wrote:



Bằng Nam Y và Nam Dược,
Lương y duy nhất người Việt Nam 
chữa khỏi hơn 5.000 bệnh nhân ung thư
được thế giới công nhận (..????)


Người chữa khỏi bệnh ung thư và nhiều bệnh khác mà nhiều bác sĩ nổi tiếng thế giới phải bó tay, đó là Lương y Phùng Tuấn Giang, ông được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận kỷ lục khi chữa cho 150.000 bệnh nhân ở 102 quốc gia trên thế giới.


Lương y Giang đang bắt bệnh cho người nước ngoài (Ảnh: NVCC).

Chữa nhiều bệnh thế giới đang bó tay

Vừa qua, lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Đông y Thọ Xuân Đường (cơ sở ở Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, HN) đã đón nhận bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Kỷ lục thế giới và Đĩa vàng khoa học Sáng tạo TG do Viện Hàn lâm KH Sáng tạo TG trao tặng.

Ông cũng đón nhận kỷ lục “Người chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở các nước trên thế giới bằng Nam y Việt Nam” của Tổ chức Kỷ lục châu Á; Kỷ lục Việt Nam Nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.



Rất nhiều bằng khen mà lương y Phùng Tuấn Giang được trao tặng.

Tại sao 150.000 bệnh nhân ở 102 nước tìm đến ông? Vị lương y này nói, không phải vì dịch vụ hay tuyên truyền tốt mà đó chính là các thế mạnh chữa các bệnh khó mà thế giới đang bó tay như ung thư, xơ cứng bì, loạn dưỡng cơ duchenne, động kinh, hen…

Sinh năm 1974, từ nhỏ, lương y Phùng Tuấn Giang đã được ông bà nội và bố “cầm tay chỉ việc” học làm thuốc cứu người.

Tiếp xúc với hàng nghìn người bệnh, chứng kiến nỗi đau của họ, ông luôn đau đáu trau dồi, học hỏi, thức trắng nhiều đêm tìm ra các phương thuốc để giành mạng sống cho mọi người.

Ông bảo, nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo không có tiền chữa bệnh đến đây khám ông đều tặng thuốc miễn phí, không lấy tiền.

Có bệnh nhân đến đây khóc, quỳ lạy coi ông như "bồ tát". Ông kể: “Hai mẹ con ở Hà Tĩnh ra đây khóc từ ngoài cửa khóc vào kêu “bác ơi cứu cháu với!”.

Bà mẹ bị thần kinh, người con bị động kinh nhìn rất thương. Nhà họ nghèo không có nhiều tiền chữa bệnh, thấy hoàn cảnh của họ như thế, tôi không lấy một đồng nào. Hiện nay, cháu bé vẫn đang lấy thuốc và châm cứu miễn phí tại đây.

Tôi chưa bao giờ lấy tiền biếu, cảm ơn của bệnh nhân. Có người mang con gà, cân khoai, gạo đến bắt tôi phải nhận vì nhà họ không có tiền. Điều tôi trân trọng chính là tấm lòng của họ và khi họ hết bệnh thì đó là niềm vui của tôi”, lương y Giang nói.

Hơn 5000 người bệnh ung thư được chữa khỏi

Theo lời ông Giang, trong hàng trăm nghìn người đến đây cầu cứu mạng sống thì có khoảng 5000 – 6000 bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư và sau một thời gian được chữa đã khỏi hoặc đỡ.

Vừa trò chuyện, ông vừa lật giở cuốn sổ dày hàng gang tay lưu lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Trong đó có ghi lại toàn bộ kết quả trước và sau khi chữa cho người bệnh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

“Nhiều người nghe kể chuyện tôi chữa được như vậy họ không tin vì họ nghĩ rằng ung thư là án tử. Nhưng nếu bằng chứng sống là hàng nghìn người đến đây tan bệnh thì không thể nói là ăn may được”, vị lương y này nói.



Lương y Phùng Tuấn Giang có thể chữa các bệnh ung thư.

Lương y Phùng Tuấn Giang giải thích: Ung thư được chia ra làm 2 ngưỡng: Ngưỡng khoa học (giai đoạn phát hiện sớm, có thể đẩy lùi hoặc khỏi hoàn toàn) và ngưỡng thứ 2 là phi khoa học (quá nặng, di căn ung thư, sức khỏe suy kiệt, bệnh viện trả về).

Những người trong giai đoạn 2 được chữa khỏi là một kỳ tích.

Tuy nhiên, kỳ tích xảy ra khi đảm bảo 3 yếu tố: Gặp thầy gặp thuốc chữa đúng phương pháp; Bệnh nhân có ý chí chiến thắng bệnh tật, ý chí được nhân lên bằng niềm tin và chăm sóc của người nhà; Hồng phúc của gia đình.

Một ngày va chạm với sự sống cái chết, giành giật nó cho họ, mỗi bệnh nhân đối với ông đều đáng nhớ. Gần đây nhất, bệnh nhân Đào Hồng Minh (54 tuổi) bị U lympho không Hodgkin và viêm đa dây thần kinh đến gặp ông khi bệnh viện trả về.

Bệnh nhân không đi được, người nhà phải bế vào khám, bệnh viện nói bệnh nhân chỉ sống không quá một tuần. Nhưng sau một tháng điều trị dùng thuốc ở đây, sức khỏe bệnh nhân Minh đã được cải thiện, tóc mọc ra đen hơn.

Sau hai tháng, bệnh nhân này chân tay hết co quắp, lưỡi không bị rụt. Sau 3 tháng có thể đứng, bước đi từ từ…

Khi được hỏi về phương pháp lập nên kỳ tích ấy, lương y Giang nói đến phương pháp "kỳ môn y pháp".

Ông chia sẻ: “Có người mắc ung thư, họ ăn chay niệm phật rồi tự khỏi. Vì sao? Cơ thể con người là một bộ máy điều chỉnh hoàn hảo. Quy luật sinh học, y học môi trường nghĩa là sẽ tự đào thải vật lạ, chất độc khỏi cơ thể.

Hiện nay, con người đang mắc bệnh do chính chúng ta mang lại bởi thức ăn không an toàn, ăn quá mức, sai nguyên tắc, ô nhiễm môi trường…

Vậy thì mình phải có sự thay đổi căn bản từ gốc của bệnh, đó là từ ăn uống. Phương pháp chữa của tôi là thay đổi cơ thể đúng với quy luật của tự nhiên, tạo hóa.

Hơn nữa, niềm tin tiết ra hóc môn nội sinh làm đào thải vật lạ. Thuốc chỉ là một biện pháp, nên kết hợp với các phương pháp dưỡng sinh, khí công, yoga, ngồi thiền, tập luyện khoa học, ăn uống…”.



Củ Sâm ngọc linh lâu năm nhất Việt Nam, nặng hơn 2 kg ở nhà thuốc của lương y Giang.

Được biết, gần đây lương y Phùng Tuấn Giang tổ chức chương trình giúp 50 người chia tay thành công bệnh tiểu đường sau 72 giờ bằng phương pháp ăn uống.

Nhận bằng tiến sĩ danh dự và kỷ lục châu Á nhưng đối với ông, mọi thứ vẫn chưa dừng lại. Ông nói: “Tôi cần nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa cho Nam y, Nam dược việt nam để xứng đáng hơn phần thưởng mọi người dành cho mình”.

Tháng 6 tới đây, lương y Phùng Tuấn Giang sẽ sang Ấn Độ để nói chuyện với 6000 nhà khoa học và sẽ được Thủ tướng Ấn Độ trao giải thưởng cá nhân xuất sắc toàn cầu.

Tôi đã được học và có điều kiện được gần 30 thầy trong và ngoài nước cầm tay chỉ việc như thầy Đỗ Tất Lợi, Lê Văn Sửu, Đào Kim Long, Nguyễn Tài Thu, Lê Đắc Quý, Vương Chấn, …

VietBF © Sưu tập








__._,_.___

Posted by: loc huong 

Friday, May 8, 2015

COI CHỪNG BỊ MÙ BẤT NGỜ.


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <
To:
Sent: Thursday, May 7, 2015 9:39 AM
Subject: COI CHỪNG BỊ MÙ BẤT NGỜ.


 COI CHỪNG BỊ MÙ BẤT NGỜ.  
:

KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ ĐỌC. KHÔNG NÊN VÓI CAO, KHÔNG NÊN KHIÊNG, XÁCH VẬT NẶNG. TÔI NGHĨ RĂNG VỚI MẮT CÓ LIÊN HỆ VỚI NHAU, NHỨT LÀ RĂNG HÀM TRÊN, LIÊN HỆ TỚI NERF OPTIQUE. NHIỀU KHI NHỨC ĐẦU VÌ ĐAU RĂNG, RĂNG TỐT. MẮT TỐT.

Tác giả Hồ Phi, cư trú tại California, khi chuyển bài cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ bằng điện thư, không cho biết tiểu sử. Bài viết đầu tiên của ông, tuy chỉ giới hạn trong bệnh về mắt nhưng chứa nhiều chi tiết tỉ mỉ, hữu ích.

Tục ngữ ta có câu "Bảy mươi chưa què, Chớ khoe rằng lành". Thực vậy, một người bình thường khoẻ mạnh, đẹp đẽ, rủi ro có thể thình lình đến làm trở nên tàn phế. Bịnh hoạn xảy ra bất chợt, không biết đâu tiên liệu, đề phòng.


Mới đây, tôi được tin một người quen cũ ở Việt Nam, khoẻ đẹp một thời, nay hoàn toàn mù loà tàn tật từ hôm bà ấy đi nhổ răng cách nay 10 năm. Ngay khi răng được lôi ra, bà thấy tối tăm mặt mày, và sau đó chỉ toàn một màu đen tối, bà không còn thấy gì nữa. Tuy rằng đôi mắt bà vẫn mở, nhắm, người chung quanh nhìn vào vẫn tưởng đôi mắt khoẻ mạnh như bình thường. Nghe kể lại, vài bác sĩ quen ở đây cho là không phải vậy, vì mắt và răng đâu có liên hệ gì. Nhưng có ai đã học, biết, hoặc kinh nghiệm hết mọi chuyện vì những điều, những kiến thức chúng ta chưa biết tới, chưa khám phá ra mênh mông như vũ trụ.
Nhân chuyện nầy, ông Tuấn, một người bạn già của người viết, đem chuyện tối mắt của ông ấy ở Mỹ ra kể lại. 

* * * * *
Cách đây 7 năm, lúc ông Tuấn vào tuổi 60, tốt lão khoẻ mạnh, đi đứng nhanh nhẹn không kém một trai trẻ. Tuy có đông con, nhưng tất cả đều đã ra riêng. Từ lúc chúng 17, 18 tuổi vào đại học, và sau khi ra trường, không đứa nào quay lại, nên chuyện gì nặng nhẹ ông cũng lụi hụi một mình. Một sáng Thứ Bảy mùa Hè, ông sắp xếp lại garage.
Bưng lên bợ xuống một số đồ đạc thường thường, nhưng với tuổi Tuấn lúc nầy kể là nặng và có phần căng gân cốt.
Sau một hồi hì hục, ông vào phòng nằm nghỉ. Bật TV lên xem, ông thấy màn ảnh TV có hai nấc, một nửa giống như ngoài nắng, một nửa như trong bóng râm, và như có vài tia chớp trong mắt. Cảm thấy trong mắt có sự bất thường, tuy không có gì đau nhức đáng kể, ông đến bác sĩ gia đình, không khám biết được gì, nhưng ông được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa bịnh mắt ở Bolsa. 
* * * * *
Lần đầu tiên đến bác sĩ chuyên khoa giải phẫu mắt, ô. Tuấn không ngờ rằng người ta bị bệnh mắt cũng khá đông. Chờ một hồi lâu, ô. Tuấn được đưa ngồi vào ghế để đọc các chữ E to nhỏ. Ban đầu mắt trái được che kín, để đọc bằng mắt phải. Cô y tá thử tới thử lui một lát, ô. Tuấn chẳng thấy gì cả, chỉ một màu đen mà thôi. Che mắt phải, mắt trái vẫn còn thấy rõ, ô.Tuấn rất ngỡ ngàng sao lại có chuyện khác thường như vậy, vì cả hai mắt lối giờ vẫn tốt đều.
Sau một lát nhỏ thuốc mở rộng con ngươi, bác sĩ soi đèn vào xem xét, và cho ô Tuấn biết : Võng mô mắt phải bị rời rách(Retina Detachment, OD). 

Lo sợ, Tuấn hỏi có thuốc hay cách gì chữa trị không, Bác sĩ bảo ở đây không chữa được và sẽ giới thiệu đi nơi khác để mổ. Nghe phải mổ mắt, Tuấn hoảng hốt hỏi : " Mổ mắt rủi làm tôi đui sao", 

Bác sĩ bảo :"Mắt phải đã đui rồi, còn đui gì nữa".
Tuấn nhận giấy giới thiệu để đến phòng mạch tư có tên là OC Retina Group ở Santa Ana. Lúc đó đã quá 5 giờ chiều thứ bảy, các văn phòng bác sĩ đều đóng cửa, nên phải chờ đến sáng thứ hai. Về nhà, ô. Tuấn rất hoang mang lo sợ, cả đêm nghĩ buồn không ngủ được. Một mắt thình lình vô cớ đã bị mù, và nếu mắt kia cũng có thể theo đà như vậy, thì sống dở chết dở mà thôi. Tuổi già ở đây buồn cô quạnh. Niềm vui là xem TV và hay lái xe dạo chơi ngắm thiên hạ giàu sang và trời mây phong cảnh ngoạn mục. Nếu mù không thấy gì nữa, thì kể như chết rồi, cuộc sống chỉ là đau khổ trong tăm tối mà thôi. 

* * * * *
Trưa Chủ Nhật hôm sau, nơi nhà người con trưởng có party sinh nhật cho đứa cháu. Nằm nhà một mình buồn, Tuấn cũng mò đến tham dự để khuây khoả. Sẵn gặp người con thứ làm MD cũng đến đó. Nghĩ những người trong cùng một nghề, thường biết chuyên môn tài giỏi của nhau hơn, Tuấn đem trường hợp mắt mình ra kể và hỏi : “Con làm cho mấy bịnh viện lớn đã lâu, con có biết bác sĩ chuyên khoa nào giỏi về bịnh nầy, chỉ cho bố đến chữa trị". Ô Tuấn liền được đáp : “Mắt bố đã tốt năm mươi năm rồi, mà còn đòi gì nữa chứ". (Thằng con này thế nào cũng bị trời đánh)
Tuấn nghe, tiu nghỉu, thẹn thùng cảm thấy mình có phần nài nỉ tham đời, nên thôi không nói gì thêm nữa. Sự cách ngăn thế hệ (generation gap) và xáo trộn văn hoá (cultural turbulence) đã làm cho người ta không hiểu nhau hoặc thông cảm để giúp nhau. Học thuyết Dương Chu từ Trung Hoa xưa và chủ nghĩa cá nhân vật chất nay ở Hoa Kỳ được kết hợp rất chặt chẽ nơi giới trẻ thịnh thời và đắc địa. Đúng ra mắt Tuấn đã tốt cả 60 năm rồi, bỗng nhiên thình lình mới bị mù, nhưng mấy ai không tham đời, còn sống thì người ta vẫn còn cố tránh bị tật nguyền. Tuấn buồn nhiều hơn, thấy đen tối hơn. Không biết nói gì thêm, Tuấn yên lặng cho đến lúc ai về nhà nấy. Chi tiết nầy được kể như một nét nhỏ mà cũng có thể là đề tài lớn viết về nước Mỹ. 

* * * * *
Sáng sớm thứ hai, theo giấy giới thiệu, Tuấn đến phòng nhãn khoa tư có bảng hiệu OC RG ở Santa Ana, bệnh nhân chờ khá đông. Nơi đây có ba bác sĩ gồm hai bác sĩ Mỹ trắng đã đứng tuổi và một bác sĩ người Hoa họ Chen mới ra trường chưa bao lâu. Nơi phòng đợi, các bằng cấp, ghi nơi và thời gian huấn luyện của mỗi bác sĩ đều có treo trên tường. Những bác sĩ này đều có bằng chuyên chữa bịnh võng mô (retina). Thật ra từ nhỏ đến giờ đã hơn 60 tuổi, lần đầu tiên Tuấn mới nghe biết về bịnh mù mắt thình lình nầy.
Lúc nhỏ, ở tỉnh quê, đã ba bốn lần Tuấn bị bệnh mắt đỏ, hai mí mắt sưng húp bị ghèn mủ khô làm dính cứng vào nhau. Sáng dậy, phải dùng bông gòn thấm nước muối hồi lâu cho ghèn mũ tan rã mới mở mắt được. Bệnh có khi kéo dài cả tháng mới khỏi. Đến hơn 20 tuổi, nhìn xa không rõ, Tuấn mới đến optometrist đo độ và đeo kính.
Tuấn cũng đã thấy người ta bị bệnh mắt hột, bên trong mí mắt có những mụt trắng và mí mắt sưng. Có người bị thuỷ tinh thể của mắt dần dần trắng đục, khiến mắt dần dần không trông rõ, nhưng vẫn còn thấy ánh sáng và nhìn cảnh vật lờ mờ. Có người bị cận thị, bị viễn thị có thể chữa bằng cách mang kiến cận hay viễn (trường hợp mắt người già). Có người mắt bị kéo mây phía trước thành mù loà. Có người mắt bị lớn lồi ra. Nhưng trường hợp mắt của Tuấn, người ta nhìn vào vẫn thấy tốt đẹp bình thường không sao cả, nhưng lại mất ánh sáng.
Mắt phải mất ánh sáng xảy ra thình lình và nhanh chóng như vậy như vậy là do Võng Mô (retina), mạng lưới thần kinh toả ra trong đáy mắt nối liền với thần kinh thị giác trong hốc mắt tiếp liền với trung khu thị giác trong não bộ bị tổn thương. Võng mô tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh và màu sắc truyền vào não khiến ta thấy được. Võng mô bị tróc ra hay thương tổn cũng như miếng film trong máy chụp hình bị hư hỏng hay sút ra, dù máy ảnh, ống kính còn tốt cũng không thâu được hình. Từ trước không nghe ai nói tới bịnh mắt nầy. 

Bác sĩ trẻ, họ Chen được sắp xếp chữa trị cho Tuấn. Chen khám lại và giải thích từ trước đã có phương pháp giải phẩu để gắn lại võng mô bên trong mắt(Vitrectomy and Scleral Buckling). Gần đây có phương pháp mới, giản dị hơn đã đuợc áp dụng. Nếu theo phương pháp mới sẽ tránh được việc mổ mắt, vừa đỡ thương tổn, đỡ tốn kém, mà cũng có kết quả tốt. Đó là phương pháp bơm hơi thuốc vào bên trong mắt và dùng kim đông lạnh để gắn lại võng mô (Pneumatic Retinopexy and Retinal Cryotherapy). Nghe phương pháp mới nầy cũng kết quả tốt, Tuấn yêu cầu Bác sĩ Chen áp dụng cho mình.
Tuấn được đặt ngồi trên ghế bên cạnh ghế bác sĩ, một bên là một ống gang như ống acetylen của thợ hàn, nối liền với một vòi kim bơm hơi và một bàn đạp điều khiển cho lượng hơi ra vào nhiều ít. Tuấn ngồi ngửa mặt, mở rộng mắt. Bác sĩ cầm kim đâm vào mắt, bơm hơi thuốc vào, và xả ra nhiều lần, khoảng vài chục phút. Tuấn nghe tiếng hơi bơm vào, rút ra leo pheo, như ngươi ta bơm và xả hơi bong bóng. Đau không thể nói được, nhưng phải cắn răng, hít hà, ráng chịu để may ra thị giác được vãn hồi. Bác sĩ làm xong băng kín mắt phải lại. Tuấn ra về. 

* * * * *
Hai hôm sau theo hẹn trở lại, mắt phải được mở ra, Tuấn thấy lại ánh sáng lờ mờ và nhìn vật thấy 2 hình, một hình mờ và một hình rõ, và thấy một bong bóng hơi hình thuẩn trong mắt lao chao ở miù dưới.
Bác Sĩ Chen cũng bơm hơi như vậy một lần nữa. Đau lắm, Tuấn vẫn rán chịu.
Ba ngày sau khám lại, đo áp suất mắt, mắt phải đã thấy ánh sáng tốt hơn và đọc được những chữ lờ mờ ở cuối miếng card. Bác sĩ bảo đã tốt rồi và chuyển qua một phòng khác có trang bị một máy có một đầu kim nhỏ như mỏ hàn nối liền vói bộ phận chứa và truyền độ lạnh (có thể là nitrogen lỏng, Tuấn chắc là vậy). 

Đây là lần thứ ba Tuấn không thấy bác sĩ chích thuốc tê mê, và Tuấn cũng ngại hỏi tại sao. Có thể bác sĩ có lý do, hay vì đã quên. Tuấn cứ phó thác cho bác sĩ Chen, và ráng chịu đựng. Tuấn vẫn ngồi trên ghế ngửa mặt và bác sĩ ngồi bên. Chen không có phụ tá nào cả. Ông dùng kim lạnh xăm vào bên trong vào tận đáy mắt không biết bao nhiêu phát xăm, như người ta chậm rãi xăm củ gừng làm mứt. Thao tác nầy cũng tương tự như người ta xăm để gắn một miếng vải mui xe bị rời xuống cho dính trở lại vào mui.Tuấn đau lắm, không thể kể được vì thần kinh mắt cảm ứng mạnh và ngay sát vào não. Tuấn nghĩ ngày xưa người ta đã quá khen Quan Vân Trường can đảm giỏi chịu đau, ngồi điềm nhiên đánh cờ để cho Hoa Đà mổ vết thương mũi tên trên cánh tay. Cái đau đó so với cái đau trong mắt Tuấn lúc châm kim nầy thì chẳng đáng chút gì. Tuấn cắn răng chịu đựng, hai lần bơm hơi trước đã làm cho Tuấn chịu đau hơi quen rồi. Nhưng lần nầy đau gấp trăm lần hơn, Tuấn nghiến rắng giữ yên cho bác sĩ làm việc và nhớ đến câuSeul le silentest grand(chỉ có yên lặng là lớn lao mà thôi), tuy rằng có những co rút, nẩy, uốn cả thân thể theo phản xạ tự nhiên không kiểm soát được. Khoảng chừng 40 phút thì việc ép bằng kim lạnh (Cryotherapy) đã xong. Tuấn ra về. 

* * * * *
Một tuần sau tái khám, bác sĩ bảo là tốt rồi, khỏi châm nữa, và giới thiệu trở lại bác sĩ nhãn khoa gốc ở Bolsa săn sóc tiếp. Vài tuần sau, Tuấn trở lại bác sĩ ở Bolsa khám lại, cho như vậy là được rồi và không cần thuốc men gì cả.
Lúc ban đầu Tuấn thấy trong mắt có một bong bóng hơi chiếm 1/3 thị trường mắt phải nơi miù dưới, thật ra bong bong hơi nằm ở phía mí trên, nhưng mắt cũng như máy hình thâu hình ảnh ngược. Bong bóng nầy ngày càng nhỏ dần và hơn tháng sau thì biến mất. Mắt Tuấn nhìn thấy hình mọi hình thể đều méo mó và thấy những vệt đen lảng vảng trước mắt, nhìn người nào cũng thấy xấu xí như ma. Nhìn TV thấy hai màn hình méo mó cách nhau. Sau vài năm khi mắt trở lại bình thường, Tuấn đổi kính cận. 

Sau sáu năm, mắt phải Tuấn đã phục hồi lại được khoảng 70 %, vì dù sao cũng thấy mờ hơn mắt trái. Thỉnh thoảng khi nào làm việc gì hơi nặng nề,
thấy mắt hơi bị căng căng, Tuấn liền ngưng lại và đưa tay che một mắt để xem mắt kia còn thấy được không.
Đến nay 6 năm đã qua, nếu che mắt phải, nhìn bằng mắt trái không thôi, Tuấn thấy sáng rõ nhất. Nếu đổi lại, nhìn với mắt phải, Tuấn thấy hình ảnh lu mờ hơn nhưng vẫn có thể còn thấy đường lái xe trong lúc ban ngày. Nếu nhìn bằng cả hai mắt, thì thấy hình ảnh rõ trung bình giữa hai lối trên vừa kể, cỡ khoảng 80 %. Nếu nhìn vào TV lâu cũng có thể nhìn thấy 2 màn hình, một rõ và một mờ nhưng hình ảnh không còn méo mó và đường nét không còn dợn sóng như trước. 

* * * * *
Tuấn có hỏi bác sĩ Chen nguyên nhân vì sao võng mô bị tách ra như vậy. Ông không nói rõ nguyên nhân vì sao, nhưng theo tỷ lệ cứ khoảng 10,000 người thì có một người bị như vậy. Nên phòng mạch nhãn khoa chuyên về retina nầy có công việc làm đều đều. Bác sĩ Chen khuyên Tuấn không nên làm việc gì quá nặng. Rất may là Tuấn mới bị vài hôm và được chữa trị kịp thời. Nếu để lâu hơn, võng mô đã rách có thể sẽ thoái hoá, không biết có thể chữa lành và phục hồi ánh sáng không. 

Vì bệnh nầy xảy ra lần đầu tiên và đột ngột, Tuấn chưa từng nghe biết, nên tò mò tìm hiểu và được biết có người thình lình đang đi đường bỗng bị hai mắt một lúc. Quá ráng sức, hay bị tai nạn, đầu bị va chạm mạnh, hay bị đấm mạnh vào mặt cũng có thể bị. Khi xưa cụ Nguyễn Đình Chiểu, đang trên đường đi thi, giữa đường hay tin mẹ mất, cụ bỏ cuộc trở về, thương mẹ, khóc đến mù mắt. Có thể thần kinh bị quá khích động làm thương tổn võng mô nên mù chăng, Từ đó Tuấn thường nghiệm rằng khi làm việc gì nặng thì thấy hơi nhức mắt và thường hay kiểm soát lại mắt mình bằng cách che một mắt và nhìn bằng mắt kia. Khi người ta bị mù một mắt, mắt kia vẫn còn thấy, nên rất dễ không biết để kịp thời chữa trị. 

* * * * *
Nhờ kỹ thuật và y khoa tân tiến của nước Mỹ, mắt phải củaTuấn đã bị mù tối, được thấy lại ánh sáng. Bệnh thình lình đui mắt nầy ít khi xảy ra, nên phần đông chúng ta không biết đến, nhưng biết đâu cũng có thể bất chợt xảy đến cho bất cứ ai. Có bệnh còn dễ hơn trúng số. Vậy chuyện nầy được kể như một kinh nghiệm hoặc thông tin. Thiển nghĩ, nên tôi viết bài nầy cho chúng ta cùng biết qua, cũng là chuyện nước Mỹ, và thay ông Tuấn ghi ơn y khoa Mỹ.

Hồ Phi








__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen

Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts