Subject:
Ong Mật và sữa Ong Chúa.
Ong mật và sữa Ong Chúa.
Nhiệm vụ ong Chúa là đẻ trứng, mỗi ngày từ 500 tới 2000 trứng. Trong tổ chỉ có ong Chúa là đẻ trứng thôi, không có con ong nào đẻ trứng cả. Trong tổ ong mật chỉ có một con ong Chúa duy nhất thôi. Ngoài ong Chúa ra trong tổ ong còn có đa số là ong thợ. Quí bạn thấy ong bay theo các bông hoa hút mật đó là ong thợ. Ngoài ra trong thùng ong còn chừng 200 ong đực, trong số 200 con ong đực nầy chỉ có một con may mắn duy nhất là thụ tinh cho ong Chúa một lần duy nhất. Ong Chúa dài, to gấp đôi ong thợ, ong đực tròn tròn cục mịch đen thùi lớn cở ong thợ. Còn ong thợ là con ong mật như quí bạn thấy trên các cánh hoa. Nhiệm vụ ong Chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ ong đực là thụ tinh cho ong Chúa, một lần duy nhất trong đời ong Chúa. Nhiệm vụ ong thợ nặng hơn hết tóm tắc như sau:
1. Ði lấy mật, lấy phấn hoa, để nuôi toàn thể thùng ong. Mùa hoa nở rộ trong một ngày, một tổ ong sản xuất chừng nữa lít mật. Ðó là ong mật Việt Nam nhỏ con, ong Mỹ to con sản xuất mỗi ngày vài pound mật (khoảng 1Kg) . Con số nầy tôi nhớ mang máng, hơn 20 năm rồi mà. Hai cục vàng vàng trên chân ong khi bay về tổ là phấn hoa, cũng là thực phẩm (protein là đa số) cần cho cả tổ.
Ong chúa được đánh số 21 giữa các con ong thợ.
Nhiệm vụ ong Chúa là đẻ trứng, mỗi ngày từ 500 tới 2000 trứng. Trong tổ chỉ có ong Chúa là đẻ trứng thôi, không có con ong nào đẻ trứng cả. Trong tổ ong mật chỉ có một con ong Chúa duy nhất thôi. Ngoài ong Chúa ra trong tổ ong còn có đa số là ong thợ. Quí bạn thấy ong bay theo các bông hoa hút mật đó là ong thợ. Ngoài ra trong thùng ong còn chừng 200 ong đực, trong số 200 con ong đực nầy chỉ có một con may mắn duy nhất là thụ tinh cho ong Chúa một lần duy nhất. Ong Chúa dài, to gấp đôi ong thợ, ong đực tròn tròn cục mịch đen thùi lớn cở ong thợ. Còn ong thợ là con ong mật như quí bạn thấy trên các cánh hoa. Nhiệm vụ ong Chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ ong đực là thụ tinh cho ong Chúa, một lần duy nhất trong đời ong Chúa. Nhiệm vụ ong thợ nặng hơn hết tóm tắc như sau:
1. Ði lấy mật, lấy phấn hoa, để nuôi toàn thể thùng ong. Mùa hoa nở rộ trong một ngày, một tổ ong sản xuất chừng nữa lít mật. Ðó là ong mật Việt Nam nhỏ con, ong Mỹ to con sản xuất mỗi ngày vài pound mật (khoảng 1Kg) . Con số nầy tôi nhớ mang máng, hơn 20 năm rồi mà. Hai cục vàng vàng trên chân ong khi bay về tổ là phấn hoa, cũng là thực phẩm (protein là đa số) cần cho cả tổ.
Ong chúa được đánh số 21 giữa các con ong thợ.
2. Nhiệm vụ kế tiếp là nuôi nhọng (trứng). Ong Chúa chỉ đẻ có một loại trứng duy nhất thôi. Tùy theo thực phẩm ong thợ bỏ vào ngăn trứng mà cái trứng đó sẽ thành ong thợ, sẽ thành ong đực hay sẽ thành ong Chúa. Ngăn chứa trứng tương lai thành ong Chúa được xây rộng ra từa tựa cái trứng chim nhỏ xíu, gọi là mũ Chúa. Trứng nằm trong đó là trứng thường, nhưng ong thợ bỏ vào đó thức ăn khác hơn bình thường đó là sữa ong Chúa.
Tất cả thực phẩm nuôi mọi loại trứng đều do ong thợ ăn mật xong nhả ra bỏ đầy vào mỗi lổ tàng ong, trước khi trám kín bằng sáp. Mũ Chúa cũng vậy, chúng bỏ vào đó một chất đục đục trắng như sữa, thể keo, gọi là sữa ong Chúa. Sau khi bỏ đầy rồi chúng trám bít bằng sáp. Cái mũ Chúa trông giống như đầu ngón tai út trẻ con. Sau hai tuần (nhớ mang máng, trong sách vở ghi rõ từng ngày) cái trứng thành nhộng, rồi thành ong Chúa nhờ ăn sữa ong Chúa được bỏ vào niêm kín trước đó.
Mỗi thùng ong trong một năm chỉ có chừng 10 mũ ong Chúa vào mùa chia đàn. Ở Mỹ nầy là tháng năm trong năm, là tháng mà bông hoa nở rộ. Người nuôi ong kiểm soát việc chia đàn bằng cách gở bỏ mũ Chúa, hay sang các tàng có mũ Chúa qua thùng mới. Mũ Chúa gở bỏ khi ong thợ vừa trám bít chứa đầy sữa ong Chúa (chừng 0.5 phân khối).
Hồi ở Việt Nam dân nuôi ong ăn cái nầy, bỏ uổng. Vì chất nầy biến trứng bình thường thành ong Chúa to và sống lâu, nên mới có huyền thoại sữa nuôi ong Chúa bổ dưỡng có tính cải lảo hoàn đồng. Trong ngăn ong thợ hay ngăn ong đực cũng có đầy chất sữa trắng đục như vậy, Nhưng loại sữa nầy chỉ biến ấu trùng thành ong thợ hay ong đực mà thôi. Sữa nầy cũng do ong thợ ăn mật và phấn hoa nhả ra.
Một kèo ong, một số phòng đầy mật chín được trám lại.
Khi lấy mật, người ta chờ đầy nhiều hơn dùng dao gợt lớp nắp.
Xong bỏ vào máy ly tâm quay cho mật văng ra, rồi mang kèo nầy bỏ trở lại vào thùng ong cho ong thợ đi lấy mật hoa (nectarine) về bỏ vào tiếp. Các bạn nhìn cho kỹ trên kèo ong nầy có 2 mũ Chúa tự nhiên (không phải nhân tạo) nằm bên tay mặt dưới cùng. Các bạn so độ lớn của hai mũ Chúa nầy với con ong mật coi nó bao lớn, chứa được bao nhiêu sữa ong Chúa trong đó. Trong thùng ong mươi kèo như trên, tới mùa chia đàn chỉ có được mươi cái hay ít hơn mũ Chúa thế nầy. Các bạn xem thử một năm một thùng ong sản xuất được bao nhiêu sữa ong Chúa, chưa được nửa muổng cà phê lấy đâu đủ bán ra khắp mọi nơi như ngày nay.
Sữa ong Chúa do ong thợ tiết ra khi ăn mật, dùng nuôi ấu trùng thành con ong Chúa, theo tôi không có giá trị chi nhiều như người ta quảng cáo. Và tôi nghe nói một vị “ Lương y” quảng cáo trong radio rằng một thùng ong mỗi năm cho tới mấy kilô sữa ong Chúa. Tầm bậy hết sức, chắc là sữa giả, chớ làm chi mà có nhiều như vậy.
Vào mùa sung sức (tháng 5 ở Mỹ) mỗi lần thùng ong chỉ sinh ra mươi cái mủ Chúa thôi. Thể tích mỗi cái chừng 0.5cc, tổng cộng nguyên thùng có chừng 5 gram sữa nuôi ong Chúa mà thôi. Mùa nầy dân nuôi ong canh chừng các thùng ong mệt lắm. Thấy mũ Chúa là phải tính liền, hoặc ngắt bỏ hoặc chia đàn (tách thùng ong ra làm đôi). Không ngắt bỏ đi, hay chia đôi đàn ong, thì khi ong Chúa con nở, Chúa con ở lại, Chúa già kéo nửa lực lượng ra đi. Ði bắt lại vất vả, bỏ thì mất nguyên nửa bầy ong.
Một tàng ong có một số phòng đầy mật chín được trám sáp.
Trong thời gian nuôi ong, tôi cũng thường ăn sữa nuôi ong Chúa vì bỏ thì uổng. Ăn nguyên chất nhưng thấy có khỏe mạnh chi đâu. Dân nuôi ong ngày trước cũng vậy lúc đó ít ai đề cao sữa ong Chúa, nên ngắt bỏ mũ Chúa ăn, chớ ít khi bán được cho ai. Ngày nay chắc họ để dành bán cho quí vị “ Lương y”. Các bạn nên nhớ rằng: Sữa nuôi ong Chúa ít lắm, không đủ làm thuốc bán cho cả bàn dân thiên hạ như quảng cáo đâu. Mà dân chuyên ăn sữa ong Chúa thứ thiệt cũng chẳng mạnh giỏi hơn ai, nói chi là người mua thuốc có tí ti sữa ong Chúa giả.
Nhân đây nói thêm chút xíu về mật ong. Hồi xưa mật ong còn khan hiếm nên mới có chuyện làm mật ong giả. Ngày nay tại Mỹ nầy tất cả mật ong đều là thứ thật. Tuy nhiên mật ong có nhiều thứ bậc khác nhau tùy loại hoa thí dụ như: Mật hoa cam, mật hoa hướng dương, mật hoa dại (đủ loại hoa rừng), mật hoa tràm (thứ nầy Việt Nam nhiểu nhất). Mật hoa cam có mùi thơm và vị thanh thanh. Mật hoa gòn (chắc chỉ có ở Việt Nam) béo béo y như có pha nước cốt dừa trong đó.
Mật ong chỉ là đường, không có giá trị bổ dưỡng chi khác hơn là đường, nhưng tùy loại hoa mà hương và vị khác nhau Các bạn chớ tin huyền thoại về mật ong, nó không phải là thần dược hay nên thuốc chi cả. Mật ong cũng làm béo phì, cũng không tốt cho người bị bịnh tiểu đường.
Một thùng ong mở nắp, thùng bên cạnh không mở nắp(màu trắng) bình thường phải đậy kín.
Ngoài mật ra, tổ ong còn có phấn hoa, chứa nhiều protein và sinh tố hơn mật ong. Mỗi tổ ong có khá nhiều phấn hoa, lý do là ong sinh sống bằng phấn hoa và bằng mật. So với con người thì phấn hoa là thịt cá rau đậu, còn mật ong là cơm và đường cho loài ong. Chúng phải ăn cả hai mới sống mạnh được. Tổ ong tổ chức ngăn nắp lắm. Tầng chứa mật nằm trên, riêng ra với tầng nuôi nhộng. Nếu thùng ong nhỏ (ít quân) thì phần trên tàng ong chứa mật, phần dưới chứa nhộng. Phấn hoa do ong lấy về được chứa riêng tương tợ như mật. Phấn hoa ăn không ngon lắm, hơi ngọt, ăn giống như ăn bánh. Người thường ít có dịp ăn phấn hoa, dân nuôi ong thì dễ có hơn.
Một mũ Chúa nhân tạo đã được ong thợ trám nắp, nó đã đầy sữa ong Chúa và có một cái trứng trong đó. Hình phóng đại các bạn so với thân con ong để biết được nó chứa bao nhiêu sữa ong Chúa trong đó. Đó là mũ Chúa giả, nhìn ống plastic xám gắn vô kèo ong.
3. Nhiệm vụ kế của ong thợ là quét dọn tổ. Tổ ong sạch hơn bất cứ tổ sinh vật nào khác, sạch như lau.
4. Kế đó là nhóm ong thợ quạt mát tổ trong mùa hè, sưởi ấm tổ trong mùa đông. Nhiệt độ trong thùng ong cố định y như nhiệt độ cơ thể con người, cũng nằm trong mức tương tợ.
5. Nhiệm vụ kế của ong thợ là giử tổ chống ngoại xâm, chống kẻ thù , chống kiến, côn trùng… Ong có rất nhiều kẻ thù lý do là vì chúng có kho tàng đầy mật. Mà kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng là loài người. Bốc lột chúng dã man.
6. Nhiệm vụ khác là quạt mật hoa (nectarine) vừa được ong thợ lấy mật mang về cho mật bốc hơi nước thành mật ong (honey) xong trám ngăn chứa mật lại bằng sáp.
Tất cả thực phẩm nuôi mọi loại trứng đều do ong thợ ăn mật xong nhả ra bỏ đầy vào mỗi lổ tàng ong, trước khi trám kín bằng sáp. Mũ Chúa cũng vậy, chúng bỏ vào đó một chất đục đục trắng như sữa, thể keo, gọi là sữa ong Chúa. Sau khi bỏ đầy rồi chúng trám bít bằng sáp. Cái mũ Chúa trông giống như đầu ngón tai út trẻ con. Sau hai tuần (nhớ mang máng, trong sách vở ghi rõ từng ngày) cái trứng thành nhộng, rồi thành ong Chúa nhờ ăn sữa ong Chúa được bỏ vào niêm kín trước đó.
Mỗi thùng ong trong một năm chỉ có chừng 10 mũ ong Chúa vào mùa chia đàn. Ở Mỹ nầy là tháng năm trong năm, là tháng mà bông hoa nở rộ. Người nuôi ong kiểm soát việc chia đàn bằng cách gở bỏ mũ Chúa, hay sang các tàng có mũ Chúa qua thùng mới. Mũ Chúa gở bỏ khi ong thợ vừa trám bít chứa đầy sữa ong Chúa (chừng 0.5 phân khối).
Hồi ở Việt Nam dân nuôi ong ăn cái nầy, bỏ uổng. Vì chất nầy biến trứng bình thường thành ong Chúa to và sống lâu, nên mới có huyền thoại sữa nuôi ong Chúa bổ dưỡng có tính cải lảo hoàn đồng. Trong ngăn ong thợ hay ngăn ong đực cũng có đầy chất sữa trắng đục như vậy, Nhưng loại sữa nầy chỉ biến ấu trùng thành ong thợ hay ong đực mà thôi. Sữa nầy cũng do ong thợ ăn mật và phấn hoa nhả ra.
Một kèo ong, một số phòng đầy mật chín được trám lại.
Khi lấy mật, người ta chờ đầy nhiều hơn dùng dao gợt lớp nắp.
Xong bỏ vào máy ly tâm quay cho mật văng ra, rồi mang kèo nầy bỏ trở lại vào thùng ong cho ong thợ đi lấy mật hoa (nectarine) về bỏ vào tiếp. Các bạn nhìn cho kỹ trên kèo ong nầy có 2 mũ Chúa tự nhiên (không phải nhân tạo) nằm bên tay mặt dưới cùng. Các bạn so độ lớn của hai mũ Chúa nầy với con ong mật coi nó bao lớn, chứa được bao nhiêu sữa ong Chúa trong đó. Trong thùng ong mươi kèo như trên, tới mùa chia đàn chỉ có được mươi cái hay ít hơn mũ Chúa thế nầy. Các bạn xem thử một năm một thùng ong sản xuất được bao nhiêu sữa ong Chúa, chưa được nửa muổng cà phê lấy đâu đủ bán ra khắp mọi nơi như ngày nay.
Sữa ong Chúa do ong thợ tiết ra khi ăn mật, dùng nuôi ấu trùng thành con ong Chúa, theo tôi không có giá trị chi nhiều như người ta quảng cáo. Và tôi nghe nói một vị “ Lương y” quảng cáo trong radio rằng một thùng ong mỗi năm cho tới mấy kilô sữa ong Chúa. Tầm bậy hết sức, chắc là sữa giả, chớ làm chi mà có nhiều như vậy.
Vào mùa sung sức (tháng 5 ở Mỹ) mỗi lần thùng ong chỉ sinh ra mươi cái mủ Chúa thôi. Thể tích mỗi cái chừng 0.5cc, tổng cộng nguyên thùng có chừng 5 gram sữa nuôi ong Chúa mà thôi. Mùa nầy dân nuôi ong canh chừng các thùng ong mệt lắm. Thấy mũ Chúa là phải tính liền, hoặc ngắt bỏ hoặc chia đàn (tách thùng ong ra làm đôi). Không ngắt bỏ đi, hay chia đôi đàn ong, thì khi ong Chúa con nở, Chúa con ở lại, Chúa già kéo nửa lực lượng ra đi. Ði bắt lại vất vả, bỏ thì mất nguyên nửa bầy ong.
Một tàng ong có một số phòng đầy mật chín được trám sáp.
Trong thời gian nuôi ong, tôi cũng thường ăn sữa nuôi ong Chúa vì bỏ thì uổng. Ăn nguyên chất nhưng thấy có khỏe mạnh chi đâu. Dân nuôi ong ngày trước cũng vậy lúc đó ít ai đề cao sữa ong Chúa, nên ngắt bỏ mũ Chúa ăn, chớ ít khi bán được cho ai. Ngày nay chắc họ để dành bán cho quí vị “ Lương y”. Các bạn nên nhớ rằng: Sữa nuôi ong Chúa ít lắm, không đủ làm thuốc bán cho cả bàn dân thiên hạ như quảng cáo đâu. Mà dân chuyên ăn sữa ong Chúa thứ thiệt cũng chẳng mạnh giỏi hơn ai, nói chi là người mua thuốc có tí ti sữa ong Chúa giả.
Nhân đây nói thêm chút xíu về mật ong. Hồi xưa mật ong còn khan hiếm nên mới có chuyện làm mật ong giả. Ngày nay tại Mỹ nầy tất cả mật ong đều là thứ thật. Tuy nhiên mật ong có nhiều thứ bậc khác nhau tùy loại hoa thí dụ như: Mật hoa cam, mật hoa hướng dương, mật hoa dại (đủ loại hoa rừng), mật hoa tràm (thứ nầy Việt Nam nhiểu nhất). Mật hoa cam có mùi thơm và vị thanh thanh. Mật hoa gòn (chắc chỉ có ở Việt Nam) béo béo y như có pha nước cốt dừa trong đó.
Mật ong chỉ là đường, không có giá trị bổ dưỡng chi khác hơn là đường, nhưng tùy loại hoa mà hương và vị khác nhau Các bạn chớ tin huyền thoại về mật ong, nó không phải là thần dược hay nên thuốc chi cả. Mật ong cũng làm béo phì, cũng không tốt cho người bị bịnh tiểu đường.
Một thùng ong mở nắp, thùng bên cạnh không mở nắp(màu trắng) bình thường phải đậy kín.
Ngoài mật ra, tổ ong còn có phấn hoa, chứa nhiều protein và sinh tố hơn mật ong. Mỗi tổ ong có khá nhiều phấn hoa, lý do là ong sinh sống bằng phấn hoa và bằng mật. So với con người thì phấn hoa là thịt cá rau đậu, còn mật ong là cơm và đường cho loài ong. Chúng phải ăn cả hai mới sống mạnh được. Tổ ong tổ chức ngăn nắp lắm. Tầng chứa mật nằm trên, riêng ra với tầng nuôi nhộng. Nếu thùng ong nhỏ (ít quân) thì phần trên tàng ong chứa mật, phần dưới chứa nhộng. Phấn hoa do ong lấy về được chứa riêng tương tợ như mật. Phấn hoa ăn không ngon lắm, hơi ngọt, ăn giống như ăn bánh. Người thường ít có dịp ăn phấn hoa, dân nuôi ong thì dễ có hơn.
Một mũ Chúa nhân tạo đã được ong thợ trám nắp, nó đã đầy sữa ong Chúa và có một cái trứng trong đó. Hình phóng đại các bạn so với thân con ong để biết được nó chứa bao nhiêu sữa ong Chúa trong đó. Đó là mũ Chúa giả, nhìn ống plastic xám gắn vô kèo ong.
3. Nhiệm vụ kế của ong thợ là quét dọn tổ. Tổ ong sạch hơn bất cứ tổ sinh vật nào khác, sạch như lau.
4. Kế đó là nhóm ong thợ quạt mát tổ trong mùa hè, sưởi ấm tổ trong mùa đông. Nhiệt độ trong thùng ong cố định y như nhiệt độ cơ thể con người, cũng nằm trong mức tương tợ.
5. Nhiệm vụ kế của ong thợ là giử tổ chống ngoại xâm, chống kẻ thù , chống kiến, côn trùng… Ong có rất nhiều kẻ thù lý do là vì chúng có kho tàng đầy mật. Mà kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng là loài người. Bốc lột chúng dã man.
6. Nhiệm vụ khác là quạt mật hoa (nectarine) vừa được ong thợ lấy mật mang về cho mật bốc hơi nước thành mật ong (honey) xong trám ngăn chứa mật lại bằng sáp.
Còn vài nhiệm vụ khác không quan trọng tôi quên.
Nói chung thì đời sống ong thợ và ong đực rất ngắn so với đời sống ong Chúa. Tùy theo tuổi mà ong thợ lần lượt giử các nhiệm vụ trên theo thứ tự định trước. Ong thợ chích người hay vật gì đó xong thì chúng sẽ chết trong ngày. Quí bạn thấy chúng hiền cở nào, chỉ ớ bước đừng cùng mới hy sinh phải không. Tấn công kẽ khác tức là tự sát.
Nói hoài còn hoài, xin tạm ngưng, vui miệng nói nữa mỏi miệng lắm !.
Thưa quí bạn khi cái email nầy gởi đi (lúc đó chưa có hình và chưa có mấy hàng nầy) thì tôi được một vị nổi giận bảo rằng: Chuyện của tôi viết là không đúng với kỹ thuật nuôi ong lấy sữa ong Chúa ngày nay. Hãy về Việt Nam mà xem cho sáng con mắt ra, coi người ta nuôi ong lấy sữa Chúa ra sao rồi hãy nói.
Thưa tôi biết chớ sao không. Hình dưới đây là một trong những kiểu nuôi ong chích hormone như là nuôi heo đó quí vị ơi. Người ta làm mũ Chúa giả, bắt mất con ong Chúa khỏi thùng, ong thợ hốt hoảng lật đật tạo sữa ong Chúa để nuôi trứng cho thành ong Chúa con mà thay thế. Trong mủ Chúa giả nầy được ong thợ nhả đầy sửa ong Chúa gấp rút. Các bạn nhìn ống plastic màu xanh gắn trên kèo ong nầy thì biết. các bạn có thích ăn thịt heo chích hormone không, các bạn có thích uống sữa ong Chúa trái thiên nhiên nầy không?
Nói chung thì đời sống ong thợ và ong đực rất ngắn so với đời sống ong Chúa. Tùy theo tuổi mà ong thợ lần lượt giử các nhiệm vụ trên theo thứ tự định trước. Ong thợ chích người hay vật gì đó xong thì chúng sẽ chết trong ngày. Quí bạn thấy chúng hiền cở nào, chỉ ớ bước đừng cùng mới hy sinh phải không. Tấn công kẽ khác tức là tự sát.
Nói hoài còn hoài, xin tạm ngưng, vui miệng nói nữa mỏi miệng lắm !.
Thưa quí bạn khi cái email nầy gởi đi (lúc đó chưa có hình và chưa có mấy hàng nầy) thì tôi được một vị nổi giận bảo rằng: Chuyện của tôi viết là không đúng với kỹ thuật nuôi ong lấy sữa ong Chúa ngày nay. Hãy về Việt Nam mà xem cho sáng con mắt ra, coi người ta nuôi ong lấy sữa Chúa ra sao rồi hãy nói.
Thưa tôi biết chớ sao không. Hình dưới đây là một trong những kiểu nuôi ong chích hormone như là nuôi heo đó quí vị ơi. Người ta làm mũ Chúa giả, bắt mất con ong Chúa khỏi thùng, ong thợ hốt hoảng lật đật tạo sữa ong Chúa để nuôi trứng cho thành ong Chúa con mà thay thế. Trong mủ Chúa giả nầy được ong thợ nhả đầy sửa ong Chúa gấp rút. Các bạn nhìn ống plastic màu xanh gắn trên kèo ong nầy thì biết. các bạn có thích ăn thịt heo chích hormone không, các bạn có thích uống sữa ong Chúa trái thiên nhiên nầy không?
Và đây là những mũ chúa nhân tạo kiều chích kích thích tố (hormone) tăng trưởng khi nuôi heo nuối gà của thời đại văn minh ‘hết biết” ngày nay. Mỗi mũ Chúa giả nầy chỉ lớn hơn con ong thợ một chút thôi.
Cái thú nuôi ong là ngắm nhìn cái trật tự, ngăn nắp, cái siêng năng và sự êm đềm thanh bình của một thùng ong. Sáng sớm ra ngồi cạnh thùng ong xem chúng đi về rần rần, mùi hoa thơm ngát tỏa chung quanh quả là một cái thú khó quên. Ðó là chưa kể tới được ăn mật ong tinh khiết ngay trên tàng ong. Mỗi loại hoa cho một loại mật hương vị khác nhau.
Kẹt một chút là quí bạn không thể mang cà phê hay trà lại gần đâu, có mùi lạ ong không thích, và có khi quí bạn bị sưng mặt đó. Ngay như quần áo tóc tai quí bạn cũng không được có mùi hôi, ong không ưa đâu. Muốn mở thùng ong ra lấy một miếng mật trên tàng để thường thức mà không cần mang lưới che, không cần xông khói, thì quí bạn bạn phải mặc quần áo sạch rửa tay cho sạch… Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết là quí bạn phải từ tốn trầm tĩnh. Loài ong như loài chó, chúng “cảm” được sự sợ hải của bạn. Khi bạn sợ thì bạn là kẻ thù của chúng. Khi bạn thân thiện không sợ thì bạn không là vật có hại cho chúng.
Hợp lý quá đó chớ? Tôi không biết đó là kinh nghiệm thực tế của tôi. Khi bị một con ong chích thì rán chịu đau, phải trầm tĩnh, đừng gở kim ra hay phủi con ong đó vội, nếu quí bạn làm vở túi nọc ra, có mùi nọc ong tỏa ra là cả bầy ong nhào vào ăn thua đủ ngay.
Viết ít hàng quí bạn đọc chơi cũng là để nhớ lại một chút kỹ niệm trong đời. Huỳnh Chiếu Đẳng. (bổ túc lại 15-Feb-2012).
===========
Kẹt một chút là quí bạn không thể mang cà phê hay trà lại gần đâu, có mùi lạ ong không thích, và có khi quí bạn bị sưng mặt đó. Ngay như quần áo tóc tai quí bạn cũng không được có mùi hôi, ong không ưa đâu. Muốn mở thùng ong ra lấy một miếng mật trên tàng để thường thức mà không cần mang lưới che, không cần xông khói, thì quí bạn bạn phải mặc quần áo sạch rửa tay cho sạch… Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết là quí bạn phải từ tốn trầm tĩnh. Loài ong như loài chó, chúng “cảm” được sự sợ hải của bạn. Khi bạn sợ thì bạn là kẻ thù của chúng. Khi bạn thân thiện không sợ thì bạn không là vật có hại cho chúng.
Hợp lý quá đó chớ? Tôi không biết đó là kinh nghiệm thực tế của tôi. Khi bị một con ong chích thì rán chịu đau, phải trầm tĩnh, đừng gở kim ra hay phủi con ong đó vội, nếu quí bạn làm vở túi nọc ra, có mùi nọc ong tỏa ra là cả bầy ong nhào vào ăn thua đủ ngay.
Viết ít hàng quí bạn đọc chơi cũng là để nhớ lại một chút kỹ niệm trong đời. Huỳnh Chiếu Đẳng. (bổ túc lại 15-Feb-2012).
===========
Phần phụ lục gởi các bạn xem coi mật ong TC đang bán cùng khắp nước Mỹ dưới danh nghĩa mật ong Ấn Độ.
Nó là mật thiệt, có nhiều bô lão la làng rằng thì là mật giả, không giả chút nào hết, nhưng uống vào lần hồi sẽ “thụt lưởi”.
Tóm tắt thế nầy, mật ong TC chứa nhiều thuốc trụ sinh và kim loại nặng trong đó, do vậy ăn vào có hại, nếu in trong nhãn hẳn hòi là mật ong do TC sản xuất (Product Of China) thì nhiều nước không cho nhập cảng, mà người tiêu thụ cũng né không mua. Vậy thì người TC “tráo bài ba lá” bằng cách bán nó qua Ấn Độ, từ Ấn mới xuất cảng sang Mỹ. Do đó bài báo mới dùng chữ “laundering” , chữ này nguyên là “rửa (tiền)” nay dùng chỉ “rửa mật ong”.
Mật ong bao giờ cũng có lẫn phấn hoa ít nhiều, phòng thí nghiệm dựa vào loại phấn hoa mà biết được mật đó xuất xứ từ nơi nào trên trái đất. TC muốn qua mặt bèn lượt (lọc) hết phấn hoa trong mật đi. Ba phần tư ( ¾ ) mật bán trong các siêu thị (high light vàng ở hình trên) đều là mật vô danh, lọc hết dấu vết phấn hoa để không ai truy được xuất xứ, rồi in nhãn đây là mật ong xuất xứ từ Ấn chớ không phải từ TC.
Tôi thấy có bạn la làng là mật ong giả, thưa nó là thứ thiệt, nhưng đất nước TC quá ô nhiểm cho nên mật bị nhiễm chất độc. Chất chánh là kim loại nặng và kế đến lá thuốc trụ sinh. Theo tôi biết nguồn kim loại nặng là do các nhà máy của TC làm liều không theo qui định, thí dụ nhà máy sản xuất accu là nhiểm độc nguyên một vùng có chừng 1 triệu dân cư. Đất và nước TC bị nhiễm kim loại nặng. Còn thuốc trụ sinh thì do người nuôi ong dùng để trị mấy tổ ong bịnh.
Xin nhắc các bạn nhớ là Huỳnh Chiếu Đẳng tôi có một thời “chơi nghề” nuôi ong mật. Do vậy khi nghe nói tới Sữa Ong Chúa, nói tới mật ong thì Huỳnh Chiếu Đẳng tôi cười khì. Huyền thoại được phóng đại từ con số zero lên tới mây vàng. Mật ong, phấn hoa, sữa ong Chúa cũng là thực phẩm bình thường như muôn ngàn loại thực phẩm khác, không có chi là thần dược hay ho chi cả. Ăn mật hay phấn hoa vào nhiều thì chắc mau bịnh mau chết hơn là ăn đường cát. Cả hai mật ong và đường cũng chỉ là nhóm đường không hơn không kém.
Kết luận: Không phải mật ong TC giả đâu, là thứ thiệt đó, nhưng vì tính xính xái nên mật ong TC chứa nhiều chất không nên ăn vào bụng. Ăn ít chẳng chết ai, ăn nhiều hàng ngày như là thuốc trị bịnh, hay như là một thần dược thì chắc có ngày thụt lưởi.
Kính mời quí bô lão tiếp tục làm theo toa thuốc email “mật ong và dấm”. Tôi e các bạn nầy qui tiên sớm hơn sổ bộ. Cũng may sữa ong Chúa thường là đồ giả nên uống vào bụng chẳng chết ai.
Nó là mật thiệt, có nhiều bô lão la làng rằng thì là mật giả, không giả chút nào hết, nhưng uống vào lần hồi sẽ “thụt lưởi”.
Tóm tắt thế nầy, mật ong TC chứa nhiều thuốc trụ sinh và kim loại nặng trong đó, do vậy ăn vào có hại, nếu in trong nhãn hẳn hòi là mật ong do TC sản xuất (Product Of China) thì nhiều nước không cho nhập cảng, mà người tiêu thụ cũng né không mua. Vậy thì người TC “tráo bài ba lá” bằng cách bán nó qua Ấn Độ, từ Ấn mới xuất cảng sang Mỹ. Do đó bài báo mới dùng chữ “laundering” , chữ này nguyên là “rửa (tiền)” nay dùng chỉ “rửa mật ong”.
Mật ong bao giờ cũng có lẫn phấn hoa ít nhiều, phòng thí nghiệm dựa vào loại phấn hoa mà biết được mật đó xuất xứ từ nơi nào trên trái đất. TC muốn qua mặt bèn lượt (lọc) hết phấn hoa trong mật đi. Ba phần tư ( ¾ ) mật bán trong các siêu thị (high light vàng ở hình trên) đều là mật vô danh, lọc hết dấu vết phấn hoa để không ai truy được xuất xứ, rồi in nhãn đây là mật ong xuất xứ từ Ấn chớ không phải từ TC.
Tôi thấy có bạn la làng là mật ong giả, thưa nó là thứ thiệt, nhưng đất nước TC quá ô nhiểm cho nên mật bị nhiễm chất độc. Chất chánh là kim loại nặng và kế đến lá thuốc trụ sinh. Theo tôi biết nguồn kim loại nặng là do các nhà máy của TC làm liều không theo qui định, thí dụ nhà máy sản xuất accu là nhiểm độc nguyên một vùng có chừng 1 triệu dân cư. Đất và nước TC bị nhiễm kim loại nặng. Còn thuốc trụ sinh thì do người nuôi ong dùng để trị mấy tổ ong bịnh.
Xin nhắc các bạn nhớ là Huỳnh Chiếu Đẳng tôi có một thời “chơi nghề” nuôi ong mật. Do vậy khi nghe nói tới Sữa Ong Chúa, nói tới mật ong thì Huỳnh Chiếu Đẳng tôi cười khì. Huyền thoại được phóng đại từ con số zero lên tới mây vàng. Mật ong, phấn hoa, sữa ong Chúa cũng là thực phẩm bình thường như muôn ngàn loại thực phẩm khác, không có chi là thần dược hay ho chi cả. Ăn mật hay phấn hoa vào nhiều thì chắc mau bịnh mau chết hơn là ăn đường cát. Cả hai mật ong và đường cũng chỉ là nhóm đường không hơn không kém.
Kết luận: Không phải mật ong TC giả đâu, là thứ thiệt đó, nhưng vì tính xính xái nên mật ong TC chứa nhiều chất không nên ăn vào bụng. Ăn ít chẳng chết ai, ăn nhiều hàng ngày như là thuốc trị bịnh, hay như là một thần dược thì chắc có ngày thụt lưởi.
Kính mời quí bô lão tiếp tục làm theo toa thuốc email “mật ong và dấm”. Tôi e các bạn nầy qui tiên sớm hơn sổ bộ. Cũng may sữa ong Chúa thường là đồ giả nên uống vào bụng chẳng chết ai.
Hết.
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment