(Bài tiếng Pháp: "Coronavirus : huit questions sur l’hydroxychloroquine, possible traitement du Covid-19” Par Hervé Morin, William Audureau, Adrien Sénécat et Assma Maad Publié le 24 mars 2020 à 19h54 - Mis à jour le 25 mars 2020 à 19h07).
|
Thuốc này có nguồn từ chloroquine,
một phân tử chống bệnh sốt rét (antipaludénne), hiện đang là tâm điểm của những
cuộc tranh luận kề từ khi một chuyên gia truyền nhiễm học (infectiologue), Didier
Raoult khẳng định rằng vị thuốc này có công hiệu chống coronavirus.
“Một vị thuốc kỳ diệu” hay “Ảo vọng”?
(“Remède miracle” ou “mirage”?)
Đó là đề tài cuộc tranh luận về sự ứng dụng Hydroxychloroquine,
một chất có nguồn từ Chloroquine, một phân tử được dùng để trị bệnh sốt rét, để
điều trị những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus (Covid-19). Ứng dụng này đã gây
nên một bối rối lớn trong những ngày vừa qua.
Với hình ảnh một bài báo được phồ biến rộng rãi trên các trang mạng
xã hội trưng ra một bệnh nhân được điều trị bằng Hydroxychloroquine tại
Amiens(*), nhưng sau đó người ta nghe tin là người bệnh đó chưa hề được xét
nghiệm dương tính với Covid-19.
Thế là vị thuốc này đã gây chia rẽ. Một bên, là một thành phần của
dư luận quần chúng hâm mộ nhà truyền nhiễm học Didier Raoult, một trong những
người có sáng kiến về cách điều trị này tại Pháp quốc. Phía bên kia, gồm những
nhà quan sát, trong số đó có nhiều nhà khoa học, đã cáo giác rằng các phuơng
pháp ấy thiếu chính xác và phán đoán những loan báo của Ông Raoult là quá sớm,
còn non yếu, thậm chí có tính cách lừa dối (trompeuses).
Vào giai đoạn này, Thượng Hội Đồng Y Tế Công Cộng (Haut Conseil de
Santé Publique) khuyến cáo không được sử dụng cả chloroquine lẫn hyroxychloroquine
trong cuộc chiến chống coronavirus này, ngoại trừ những trường hợp trầm trọng,
tại bệnh viện.
Thế nhưng thực sự người ta biết được gì về cuộc tranh luận này?
Chloroquine là cái gì? Có thể nào người ta đã có kết luận vể sự công hiệu của
nó hoặc về sự vô dụng của nó trong cuộc chiến đấu chống dịch bệnh do virus
SARS-CoV-2 này?
Điểm mấu chốt về các nhận thức hiện tại và các công tác đang
diễn ra.
1/- Chloroquine là cái gì? Và
hydroxychloroquine là gì?
Chloroquine là một phân tử mà với nó những trị liệu phòng ngừa và
điều trị bệnh sốt rét được chấp nhận, như thuốc Nivaquine, được bán ra
thị trường bởi dược phòng Sanofi. Đã được dùng từ 70 năm, Chloroquine không còn
được hệ thống chỉ định đơn độc bởi vì nó bị phán quyết là không có hiệu quả
trong nhiều vùng trên thế giới. Đó là trường hợp của vùng Guyane, noi này đã
không dùng đến từ 1995, bởi sự kiện liên quan đến kháng thể của ký sinh đối với
Chloroquine. Việc dùng thuốc này để trị bệnh bị hạn chế nên càng ngày càng ít sản
xuất. Một trong các dẫn xuất (dérivés) của nó, thuốc hydroxychloroquine (tên
thương mãi là Plaquenil) được dùng để trị một số bệnh miễn dịch tự động
(auto-immunes) như Viêm đa khớp (polyarthrite rhumatoïde) hay bệnh ghẻ chùm (le
lupus).
Đây là hai thứ thuốc hoàn toàn khác nhau, nhưng cái phân tử thì
tương tự. Vị thuốc thứ hai dường như được ưu tiên trong khi thử nghiệm trên các
bệnh nhân, bởi vì nó gây ra ít phản ứng phụ nghiêm trọng. Sự bối rối nhập nhằng
được khuếch đại bởi vì các cơ quan truyền thông thường hay dùng thuật ngữ “chloroquine”
để nói về thứ dẫn xuất từ nó, đó là Hydroxychloroquine.
2/- Đâu là những kết luận từ những
nghiên cứu của Didier Raoult về Chloroquine và Hydroxychloroquine?
Nếu ông ta không phải là ngưởi duy nhất, cũng không phải là người
đầu tiên cúi rạp mình trên phi đạo nghiên cứu về chloroquine hoặc
hydroxychloroquine như là thuốc trị liệu trong khung cảnh dịch bệnh hiện tại,
giáo sư Didier Raoult đã đóng một vai trò quyết định trong việc đặt nhịp cầu
trung gian của ông (sa méditisation). Vị chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm
nhiệt đới này đã nổi bật lên tại Đại Học Y Khoa Marseille, đã được chào đón từ
ngày 25 tháng Hai về sự công hiệu khả thể của chloroquine trên bệnh dịch
SARS-CoV-2. Nơi điểm này ông đã nhìn thấy một “cuộc cáo chung” của coronavirus.
Nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm này đã tuyên bố từng chỉ định loại phân tử này
hơn 4000 lần trong ba mươi năm điều trị các bệnh nhiễm trùng và khẳng định đã
có mười ba năm bảo vệ phương pháp của ông như là một trị liệu chống siêu vi.
Thật ra Giáo sư Raoult đã căn cứ vào những kết quả từ một bài phân
tích của Trung Hoa được xuất hiên vào ngày 19 tháng Hai bao gồm những hiệu quả
của chloroquine trên bệnh dịch Covid-19, nó đã nhận được những kết quả tích cực
trong giai đoạn thử nghiệm sinh học trong phòng thí nghiệm (in vitro) chứ không
phải từ những quan sát trên các bệnh nhân. Bài phân tích này đã giành lại một
điểm khiến chính phủ Trung Hoa vào ngày 17 tháng Hai, theo đó, các nhà chức
trách đã loan báo một đồng thuận để cho phép chỉ định chloroquine trong kho thuốc
quốc gia trị liệu chống Covid-19.
Trong một bài báo mà ông ta cùng ký tên, xuất bản ngày 16 tháng
Ba, giáo sư Raoult đã khẳng định rằng chloroquine có thể sẽ là một giải pháp trị
liệu đối với Covid-19:
“Thật khó để tìm ra một sản phẩm hiện hữu có sự chắc chắn, an
toàn đã được chứng nghiệm như chloroquine. Hơn nữa, phí tổn của nó là không
đáng kể (…). Nếu các dữ kiện lâm sàng xác nhận những kết quả sinh học, thì căn
bệnh liên quan đến coronavirus mới này sẽ sớm là một trong những căn bệnh đơn
giản nhất và ít tốn kém nhất để chữa trụ và phòng ngừa, trong tất cả những bệnh
về nhiễm trùng đường hô hấp.”
Và để củng cố cho trực giác của mình, giáo sư Raoult đã đưa ra một
khảo sát lâm sàng vào tháng Ba, lần này khảo sát trên 24 bệnh nhân đã thực sự
lây nhiễm bệnh SARS-CoV-2, từ đó ông trưng ra những kết quả đầu tiên trong một
video được phóng lên mạng ngày 26 tháng Ba. Theo giáo sư Didier Raoult, sau sáu
ngày điều trị cơ bản bằng thuốc Plaquenil (một dược phẩm dẫn xuất từ
Hydroxychloroquine) và bằng thuốc trụ sinh, con virus corona này đã biến mất khỏi
ba phần tư tổng số các bệnh nhân.
3/- Đâu là những giới hạn của cuộc khảo sát do giáo sư Raoult thực
hiện? Quelles sont les limites de l’étude du professeur Raoult?
Rất nhiều tiếng nói đã cất lên để phê phán, bình luận sự yếu kém về
phương pháp trong cuộc khảo sát lâm sàng của giáo sư Raoult: nào là, cuộc khảo
sát đã được tiến hành trên quá ít bệnh nhân, trong đó có một số người đã bỏ đi
khi cuộc thử nghiệm đang diễn ra; nào là, sự phân tích bị giới hạn trong sự tiến
hóa của khối lượng virus, những tìm tòi không được dẫn dắt bằng phương thức “nhị
trùng mù” (double aveugle), nghĩa là với một nhóm khác gồm các bệnh nhân tương
đồng mà người ta không cho cách chữa trị này; và những dữ kiện nguyên sơ đã
không được công bố để các nhà nghiên cứu khác có thể vào truy cập.
Trên báo Le Monde, bà Dominique Costagliola, Phó Giám đốc Viện
Pierre-Louis về dịch tể và Y tế công cộng (Đại Học Sorbonne) phán đoán rằng “cuộc
khảo sát này đã được chỉ đạo, mô tả và phân tích một cách không nghiêm túc với
những điều không chính xác và hàm hồ, tối nghĩa (des ambiguities). Vấn đề là một
thử nghiệm đầy thiên kiến so với những tiêu chuẩn quốc tế. Do đó trong khung cảnh
này không thể nào thuyết minh cái hiệu quả được mô tả như là đã được quy kết
vào sự điều trị bằng hydroxychloroquine.”
Theo quy tắc chung, phần đông các nhà chuyên môn kêu gọi sự thận
trọng trong việc sử dụng cái phân tử này, chẳng hạn như Franck Touret, nhà
nghiên cứu vi trùng học và Xavier de Lamballerie, Giám đốc đơn vị khẩn cấp về bệnh
lý vi khuẫn thuộc phân khoa Y học của Đại Học Aix-Marseille. Họ nhớ lại, trong
một tạp chí về văn chương khoa học (revue de literature scientique) mới đây, rằng
những phân tích của Trung Hoa biện hộ cho sự hữu hiệu của chloroquine trong
phòng thí nghiệm đều mờ nhạt và trong giai đoạn này còn chưa có một đánh giá
nào cả.
Thực ra, nếu từ những năm 1960 chloroquine đã cho thấy một hiệu quả
nào đó trong thí nghiệm chống lại nhiều vi khuẫn, thì đã không có một thử nghiệm
nào được tiến hành trên các bệnh nhân trong khuôn khổ nhiễm trùng cấp tính
(chikungunya, dengue) hoặc kinh niên (như HIV) được thành công mỹ mãn, Xavier
de Lamballerie đã nhắc lại trên báo Le Monde ngày 17 tháng Ba.
4/- Hydroxychloroquine có được thí nghiệm tại Pháp không?
L’hydroxycholoroquine sera-t-elle expérimentée en France?
Mặc dù có sự de dặt của một thành phần trong cộng đồng khoa học, sự
truyền đạt của giáo sư Raoult đã phát động một chiến dịch dữ dội về truyền
thông đại chúng. Nhiều nhân vật tiếng tăm, từ Thị trưởng thành phố Nice,
Christian Estrosi, đến Tổng Thống Mỹ Donald Trump, đã chào đón nhưng công trình
của ông như là một hướng nghiên cứu chính để chống bệnh dịch này.
Ngày 17 tháng Ba, chính phủ Pháp đã loan báo rằng họ mong muốn mở
rộng những cuộc thí nghiệm này: “Những thí nghiệm lâm sàng mới này về
chloroquine sẽ được thực hiện với một đội ngũ độc lập của giáo sư Raoult, người
hướng dẫn những thử nghiệm này tại Marseille và cũng đã tuyên bố việc mở rộng.”
Phát ngôn viên của chính phủ, Sibeth Ndiaye đã xác minh.
Thượng Hội Đồng Khoa Học đã khuyến cáo, vào giai đoạn này, không
nên dùng Hydroxychloroquine trong điều trị Covid-19, ngoại trừ những bệnh thái
trầm trọng tại bệnh viện, theo quyết định hội chẩn của các y sĩ và dưới sự giám
sát y tế chặt chẽ. Bộ Trưởng Y tế, Olivier Véran, và Thủ Tướng Edouard
Philippe, đã cùng hậu thuẫn cho phân tích này, ngày 23 tháng Ba, loại trừ tất cả
mọi giấy phép cho đưa vào thị trường thuốc Hydroxychloroquine để điều trị
Covid-19, trong khi chờ đợi những dữ kiện đáng tin cậy, tất cả đang bảo vệ các
thử nghiệm lâm sàng.
5/- Có chăng những khảo sát khác về hiệu quả của
Hydroxychloroquine? Existe-t-il d’autres études sur l’efficacité de
l’hydroxychloroquine?
Trong khung cảnh y tế khẩn cấp, nhiều phòng thí nghiệm và học viện
đều lưu tâm đến thuốc hydroxychloroquine. Những thử nghiệm lâm sàng cũng đã được
đưa ra ở Nam Hàn, tại Thái Lan và còn tại Vương quốc Anh nữa. Tại Pháp, tiếp
theo sau những kết quả được công bố bởi giáo sư Raoult, hydroxychloroquine đã
được sử dụng theo cùng quy cách từ ngày 13 tháng Ba tại Bệnh viện thuộc Paris,
Pitié-Salpêtrière trên khoảng năm mươi bệnh nhân. Một thử nghiệm qui mô lớn
cũng đồng thời khởi sự tại CHU de Lille.
Hydroxychloroquine cũng là một thành phần trong bốn điều trị thử
nghiệm sẽ được đánh giá trong quá trình một thử nghiệm lâm sàng Âu châu được kết
hợp bởi Inserm trong khuôn khổ của tập đoàn xí nghiệp Reacting, ngày 22 tháng Ba.
Cuộc thử nghiệm này cần bao gồm ít nhất 800 bệnh nhân người Pháp rơi vào bệnh
thái Covid -19 trầm trọng.
Cuối cùng, hai cuộc khảo sát mới của Trung Hoa, công bố ngày 9 và
18 tháng Ba, đã xác nhận một tác dụng hữu hiệu trong phòng thí nghiệm của
hydroxychloroquine trên corona mới và tự biện về sự hữu hiệu của nó trong trường
hợp tế bào bị phân hóa dồn dập (Cytokines), một phản ứng viêm dữ dội thường xảy
đến trong các trường hợp nặng của căn bệnh này.
6/- Có chăng những tác dụng phụ ngoài ý muốn khi uống thuốc
chloroquine hoặc Hydroxychloroquine? Y a-t-il des effets
secondaires indésirables à la prise de chloroquine ou
d’hydroxychloroquine?
Chloroquine được xem như một chất khá tốt rất được dung nạp trong
cuộc chiến đấu chống bệnh sốt rét, nhất là khi mà sự điều trị được thực hiện
trong một thời gian ngắn. Những tác dụng ngoải ý muốn luôn xảy ra giống như đối
với bất cứ một thứ thuốc nào. Vấn đề là, trong những trường hợp rất thường gặp,
như đau tim, ngứa ngáy hoặc nôn mửa. Những cơn đau dạ dày đôi khi có thể giảm bớt
khi uống thuốc này trong bữa ăn.
Những trường hợp phản-chỉ định cũng xảy ra, nhất là đối với những
người mắc bệnh lở chốc (psoriasis) hoặc trường hợp uống những thuốc trị bệnh
khác song hành, cũng như những nguy cơ bị ngộ độc đặc biệt trong trường hợp quá
liều lượng, kéo theo những rối loạn tim mạch có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, Chloroquine không thể được xem như một chất vô hại mà người
ta có thể dùng không cần chỉ định y khoa trong mong muốn chữa lành bệnh
Covid-19. Nhiều vị y sĩ đã báo động về nhưng nguy hiểm khi tự dùng thuốc trị bệnh,
sau khi một người đàn ông đã chết ở Arizona sau khi đã tự mình uống chất
phosphate de chloroquine, một sản phẩm dùng để chùi rữa những mặt kính của hồ
cá.
Về phía thuốc trị bệnh, Hydroxychloroquine đã trình ra những nguy
hiểm của tác dụng phụ thường xảy ra, như làm mất một phần của thị lực (acuité
visuelle), gây ra những cơn nhức đầu và những rối loạn tiêu hóa (theo những dữ
kiện cơ bản của dược phẩm mà chính phủ nêu ra). Rất hiếm khi nó có thể tạo cơ hội
cho chứng viêm gan gây cuồng nộ (hépatites fulminantes), chứng bong da lan rộng
(dé collements géneralisés) và còn thêm những suy nhược tim mạch có thể đưa tới
tử vong.
7/- Phải chăng Chloroquine đã từng bị cấm
bán tự do tại Pháp vào tháng Giêng 2020? La chloroquine a-t-elle
été interdite à la vente libre en France en janvier 2020?
Nhiều bài đăng trên các mạng xã hội đã cáo buộc cựu Bộ Trưởng Y Tế
Pháp, Agnes Buzyn là đã cấm bán tự do Chloroquine vào đầu năm nay. Bà đã làm việc
này ngay cả khi bà “đã biết sự tiến hóa của coronavirus đang tới”. Một Nghị định
cấp Bộ ban hành ngày 13 tháng Giêng trong Công báo, đã thực sự sửa đổi danh mục
những chất độc hại (liste des substances vénéneuses – tức là những chất có hoạt
tính gây nguy hại cho sức khỏe).
Thế là kể từ đây Hydroxychloroquine “bị xếp vào danh mục II những
chất độc hại”.
Từ khi có Nghị định này, cái phân tử này của Hydroxychloroquine được
thương mãi hóa dưới cái tên PLAQUENIL đã không còn được bán tự do nữa. Kể từ
đây cần phải có “toa” của bác sĩ. Tuy nhiên sự xếp loại mới này, có hiệu lực
vào tháng Giêng, đã đi ngược lại với những gì đã để cho một số bài báo có tính
cách đồng lõa, hiểu là nó có trước khi tân coronavirus xuất hiện.
Như đã giải thích, Cơ quan quốc gia về an ninh y tế (ANSES) đã hiểu
như là một khuyến cáo trên một đề xuất của Nghị định mang sự ghi danh
Hydroxychloroquine trên danh mục II những chất độc hại vào tháng 10 năm 2019, tức
là hai tháng trước sự xuất hiện của coronavirus mới tại Trung Hoa. Cơ quan quốc
gia về an ninh y tế (ANSES) đã bật đèn xanh ngày 12 tháng Mười Một.
8-/ Có phải Mỹ sắp dùng
Hydroxychloroquine để điều trị cho các bệnh nhân không? Les
Etats-Unis vont-ils soigner les malades à l’hydroxychloroquine?
Trong một cuộc họp báo, ngày 19 tháng Ba, Donald Trump đã rất phấn
khởi về viễn tượng một phương thức điều trị dựa trên Hydroxychloroquine. Ông đã
tuyên bố “Tôi nghĩ rằng điều này có thể làm thay đổi ván bài (cách chia bài).
Hoặc có lẽ không. Nhưng theo những gì mà tôi đã thấy, thì việc này có thể sẽ
làm thay đổi ván bài. Chúng ta sắp có thể chuyển loại thuốc này thành sẵn sàng
sử dụng gần như ngay lập tức.”
Cơ quan Quan Trị Thực Phẩm và Dược Liệu (FDA) của Mỹ, có thẩm quyền
cho phép thương mãi hóa các dược phẩm ở Hoa Kỳ, đã nhanh chóng bác bỏ những đề
xuất của vị Tổng Thống Mỹ. Bác sĩ Stephen Hahn, người đứng đầu FDA, đã giải
thích rằng sự điều trị bằng chloroquine chưa được chính thức chấp thuận, và những
thử nghiệm còn phải được chỉ đạo, nhất là đối với một cuộc thử nghiệm lâm sàng
qui mô lớn.
Không, “báo Le Monde” không bị đánh giá
về “tin giả” liên quan đến những nghiên cứu của giáo sư Raoult về Chloroquine.
(Non, “Le Monde” n’a pas qualifié de “fake
news” les recherches du professeur Raoult sur la Chloroquine).
Ngày 16 tháng Hai, giáo sư Didier Raoult phát tán một video trên
You Tube và trên trang mạng của Viện nghiên cứu mà ông là thành viên (l’IHU -
Institut Hospitalo Universitaire Méditerranee Infection/ Viện Nghiên Cứu Đại Học
Khoa Lây Nhiễm Địa Trung Hải/ thành lập Nov.2011) trong đó ông đã giải thích thực
trạng các nghiên cứu của ông và hy vọng mà ông đã đặt vào trong sự điều trị dựa
trên căn bản của Chloroquine để chống coronavirus. Cuốn video này có nhan đề
“Coronavirus: kết thúc cuộc chơi”. Chúng tôi đã đánh giá cái nhan đề này là “lừa
bịp” và chúng tôi cũng đã cảnh báo như vậy trên Facebook, cùng với kẻ mà chúng
tôi đã thắt nối tinh thần đối tác của cuộc chiến đấu chống những thông tin sai
lạc. Không một lúc nào chúng tôi đã nói về “fake news” (tin giả) như Ông Raoult
đã đoan chắc như ngày nay. Bài báo mà chúng tôi đã viết liên quan đến những
nghiên cứu của Ông Raoult (lúc đó ông đã đánh giá rằng “coronavirus vốn là một
lây nhiễm dễ chữa trị nhất”, tất cả đã cùng với các độc giả của chúng tôi để “đọc
một cách thận trọng cái loan báo này.” Sự đánh giá này đã không dẫn đến một kiểm
duyệt nào đối với cái video của Ông Raoult, mà còn lôi cuốn sự chú ý của những
người dùng Facebook trước khi họ quyết định xét duyệt nó về mặt kỹ thuật.
Giáo sư Raoult đã cảm kích về sự kiện chúng tôi đã làm nổi bật cuốn
video của ông – và qua trường hợp của cái nhan đề ông đưa ra – bằng tiếng nói của
người đảm nhiệm chuyển thông tin của IHU Méditerranee Infection. Cái cuối cùng
này đã công nhận rằng cái nhan đề nguyên thủy có thể đặt ra vấn đề và đã thay
thế bằng một cái khác được cân nhắc hơn. Sự điều chỉnh này đã dẫn dắt chúng tôi
đến chỗ rút lại cái quảng cáo của chúng tôi trên cuốn video này. Một cách rộng
rãi hơn, Didier Raoult đã tương đối hóa nhiều phục hồi tầm quan trọng của dịch
bệnh đang diễn ra vào những tháng giêng và hai năm 2020: “Con siêu vi này không
quá hung dữ”. Ông đã tuyên bố như vậy tại JDD** vào đầu tháng Hai.
Le Monde 24/3/2020
NGUYỄN CHÂU (lược dịch)
Ghi chú:
- Amiens(*): một thành phố ở miền Bắc nước Pháp (xưa là
Picardie thuộc vùng cao).
- JDD(**):
công ty cung cấp các thiết bị quét dọn vệ sinh (Janitor).
= = = = =
No comments:
Post a Comment