From: Linh Nguyen
<
To: OCS Group <
Subject: [OCGroupForum] Viêm khớp gout: Dễ chữa, khó khỏi
Sent: Sun, Jul 7, 2013 6:53:06 PM
To: OCS Group <
Subject: [OCGroupForum] Viêm khớp gout: Dễ chữa, khó khỏi
Sent: Sun, Jul 7, 2013 6:53:06 PM
Điều trị viêm khớp gout
Điều trị bệnh gout cần được duy trì suốt đời, giống như điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nhằm ba mục đích: Điều trị cắt cơn hay còn gọi là điều trị cơn gout cấp; làm hạ và duy trì acid uric ở mức cho phép, hay còn gọi là ngăn ngừa tái diễn cơn gout cấp; kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
Điều trị bệnh gout cần được duy trì suốt đời, giống như điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nhằm ba mục đích: Điều trị cắt cơn hay còn gọi là điều trị cơn gout cấp; làm hạ và duy trì acid uric ở mức cho phép, hay còn gọi là ngăn ngừa tái diễn cơn gout cấp; kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
Điều trị cắt cơn nhanh, mạnh, sớm, ngắn ngày bằng các thuốc giảm đau như các thuốc không phải Steroid (NSAIDs), Corticoide khi có chỉ định, hoặc Colchicin uống hay chích.Điều trị ngăn ngừa tái diễn nhằm làm giảm và duy trì acid uric trong máu ở mức cho phép, bắt đầu bằng liều thấp, liên tục, không ngắt quãng, không bỏ thuốc.
Các thuốc được dùng: Thuốc chống tổng hợp acid uric như llopurinol (Zyloric, Zyloprim), Oxypurinol, Febuxostat...; thuốc tăng thải acid uric khỏi cơ thể như Probenecid, Sulfinpyrazon; các thuốc kiềm hóa nước tiểu như uống nước khoáng, nước sắc của quả sa kê, thuốc muối Bicarbonate, thuốc làm tan sỏi uric ở thận như cốm Piperazine Midy...
Điều trị các bệnh kèm theo và chế độ ăn uống dự phòng: Bệnh nhân gout cần tập thói quen ăn uống và sinh hoạt để làm giảm các yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh và cơn gout cấp.
Theo đó cần tránh ăn uống quá mức, uống quá nhiều bia
rượu, ăn các thức ăn giàu đạm chứa nhiều nhân purin như tim, gan, thận, hột
vịt lộn, óc, cá đối, cá mòi, thit chó...Người bị bệnh gout cần chú ý giữ ấm
cơ thể, tránh làm việc gắng sức, tránh stress; giảm cân nặng, kiểm soát tốt
các bệnh lý kèm theo nếu có, như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,
bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh mạch vành...
Viêm khớp gout (bệnh gout) là do rối loạn chuyển hóa purin,
thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên, là bệnh của giới nam (>90%) và đã
trở lên rất phổ biến ở Việt Nam.
Bệnh gout nói chung vẫn được coi là bệnh viêm khớp dễ chẩn đoán và có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, thuốc men. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10-20% bệnh nhân bệnh này được coi là kháng trị hay khó kiểm soát vì do dị ứng với thuốc điều trị, không dung nạp thuốc, bị các tác dụng phụ của thuốc hay do chế độ ăn uống không đúng. Ở nước ta, bệnh gout đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì những cơn đau khớp cấp, mãn, dò loét, sỏi thận, suy thận... do hậu quả của một thời gian dài không được chẩn đoán và điều trị đúng.Mặc dù đây là một bệnh khớp đáp ứng tốt với điều trị, nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài, toàn diện, kết hợp ngay từ đầu các biện pháp đồng bộ giữa điều trị và phòng bệnh, giữa dùng thuốc và chế độ sinh hoạt, ăn uống. Chẩn đoán bệnh
Việc
tự chẩn đoán bệnh gout được dựa vào các triệu chứng:
- Giới: Đa số ở đầu tuổi 40, ở nữ giới có tỷ lệ bị bệnh rất thấp và thường phát sinh sau tuổi mãn kinh. - Vị trí khớp đau: Đa số bắt đầu ở khớp bàn ngón 1 hoặc khớp cổ chân. - Tính chất đau: Đột ngột dữ dội, kèm theo sưng tấy, nóng đỏ, xung huyết ở một khớp, tái đi tái lại, thường xảy ra về đêm, sáng dậy thấy khớp sưng đau, thậm chí không thể đi lại được, đau kéo dài từ 3-10 ngày rồi có thể tự khỏi, không để lại dấu vết gì, xen kẽ với những giai đoạn hoàn toàn không đau. - Hoàn cảnh xảy ra viêm khớp cấp: Thường sau ăn uống quá mức, uống nhiều bia rượu, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, nhiễm trùng...Chẩn đoán bằng xét nghiệm: - Máu: Acid uric trong máu tăng > 20mmol/l.- Dịch khớp: Xét nghiệm thấy trong dịch khớp có tinh thể urate. Đây là một xét nghiệm rất quan trọng và có ý nghĩa giúp cho việc xác định bệnh và chẩn đoán phân biệt ngay từ những cơn đau khớp đầu tiên. - Hạt trophi cạnh khớp: Đa số bệnh gout không khó chẩn đoán, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ biểu hiện không điển hình, có thể nhầm lẫn với các bệnh khác, như viêm khớp nhiễm trùng, viêm tế bào mô quanh khớp, chấn thương khớp và quanh khớp; lao khớp và viêm khớp dạng vảy nến.
So với bệnh gout, các bệnh
trên có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều nhưng lại hay kết hợp với bệnh gout, vì vậy,
khi viêm khớp gout không điển hình hay không đáp ứng với điều trị thì phải
tìm hiểu sâu thêm về các bệnh lý kết hợp.
Cần biết bệnh viêm khớp gout rất hay
đi kèm các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,
thiếu máu cơ tim, sỏi thận, gan nhiễm mỡ...
|
Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh nhân gout nên ăn mỗi ngày khoảng
1,5kg rau xanh các loại, chia thành nhiều bữa, có thể chế biến dưới dạng
luộc, xào, nấu, trộn...
Các loại rau giàu chất xơ, không có hoặc ít nhân purin nói chung đều
tốt cho người bị bệnh gout.
Một số loại rau đặc biệt tốt:
Rau cần: Cần nước và cần cạn đều giàu các sinh tố, khoáng
chất và hầu như không chứa nhân purin, có thể ăn sống, ép lấy nước uống
hoặc nấu canh. Rau cần đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính.
Dưa leo: Có tác dụng giải độc nên có khả
năng bài tiết acid uric qua đường tiết niệu.
Cải xanh: Ngoài lợi thế hầu như không chứa
nhân purin, cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị
bệnh gout.
Bí đỏ: Có công dụng giảm mỡ máu và hạ đường huyết, lý
tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid
uric trong máu.
Bí xanh: Có khả năng thanh thải acid uric
qua đường tiết niệu khá tốt.
Dưa hấu: Trong thành phần dưa hấu có nhiều muối kali,
nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những
người bị gout giai đoạn cấp tính.
Rau xanh và trái cây cho bệnh nhân gout
|
|
Lê và táo: Quả lê và táo có chứa nhiều
nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Đây là hai loại
quả kiềm tính, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gout cấp tính và mãn tính.
Nho: Có công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi
tiểu. Là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có
nhân purin.
Hàm lượng purin trong một số loại thực phẩm (tính theo mg trong 100g
thực phẩm):
Nhóm thấp (5-15mg): Ngũ cốc, dầu, mỡ, trứng, sữa, rau, quả, hạt.
Nhóm trung bình (50-150mg): Thịt, cá, hải sản, rau họ đậu.
Nhóm cao (trên 150mg): Óc, gan, cật heo, cá trích, nấm, măng tây,
nước luộc thịt.
Đồ uống chứa nhân purin: Rượu, bia, cà phê, trà.
No comments:
Post a Comment