Saturday, October 31, 2015

Nursing Home - Viện Dưỡng Lão



Nursing Home - Viện Dưỡng Lão
           Bs Trần Công Bảo   

Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
 
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ...  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
 
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau :
1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.
 
2- Intermediate care facility (ICF) : cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).
 
3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".
 
4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.
 
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
 
         1- Phòng ngủ.
         2- Ăn uống
         3 - Theo dõi thuốc men
         4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
          5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
          6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
        7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
                a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
                 b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
                c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.
 
AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
 
        1- Medicare
        2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
        3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
        4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
 
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương...  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
 
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
 
BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
 
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.
 
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".
 
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
 
        1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!
 
        2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
 
              a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
 
               b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
 
             c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
 
         3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
 
       4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
 
        5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
 
    6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
 
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
 
        1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
        2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
 
        3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
 
        4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
 
                a- Làm sao để lựa chọn VDL:
 
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)
 
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
 
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
 
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
 
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
 
                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
 
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
 
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
 
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
 
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
 
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
 
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
 
            - Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ...  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
 
           - Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
 
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.
 
Bs. Trần Công Bảo 
 
                                                     
  +*+*+*+




__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com>

Monday, October 12, 2015

Bác sĩ Mỹ gốc Việt chữa trị bệnh Parkinson thành công.


Matthew Trần:
Việc Bác Sĩ Daniel Trương, người Mỹ gốc Việt chữa bệnh Parkinson thành công là một vinh zự cho người Việt nói chung cũng như người Việt tỵ nạn csVN ỡ hãi ngoại nói riêng.
MT


      Bác sĩ Mỹ gốc Việt chữa trị  bệnh Parkinson thành công.

            FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Một Bác sĩ gốc Việt ở Fountain Valley vừa chữa thành công bệnh Parkinson cho một Bác sĩ Mỹ, theo Nhật báo The Orange County Register.

alt

Bác Sĩ Daniel Trương trong một lần giảng dạy tại Đại học Y khoa
Kazakh. (Hình: Daniel Trương cung cấp). 
           Bác Sĩ Daniel Trương, sáng lập viên và là Giám đốc  của Parkinson's and Movement Disorder Institute tại bệnh viện Orange Coast Memorial, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ.
          Bệnh nhân của ông là ông James Moore, Bác sĩ Giải phẫu chỉnh hình, người bị bệnh Parkinson.
          “Ông từng chữa cho bệnh nhân bị gãy xương toàn bộ trong một tai nạn xe mô tô,” bà Stephanie Moore, một nhà Thần kinh học, vợ của ông James Moore, nói về chồng mình. “Thế nhưng bây giờ ông lại phải nhờ đến người khác (Bác Sĩ Daniel Trương) chữa bệnh cho mình !.”
          Parkinson là một căn bệnh làm yếu tình trạng thần kinh, và trong trường hợp của của ông Moore, đã phát triển tới mức, mà theo ông, “không bị chán nản, nhưng rõ ràng là không vui tí nào !.”
          Uống thuốc cũng không giúp căn bệnh của ông thuyên giảm.
          Đây là loại bệnh mà bệnh nhân di chuyển khó khăn, các bắp thịt bị cứng lại, và cơ thể có những chuyển động ngoài ý muốn. Sự suy thoái cơ thể do căn bệnh gây ra chỉ có thể được kiểm soát, chứ không chữa được.
          Vậy mà Bác Sĩ Daniel Trương lại giúp ông Moore được.
          “Ông ấy đã cứu tôi,” ông James Moore được trích lời nói.
          Theo OCR: hồi năm 2012, vị Bác sĩ gốc Việt này mời ông James Moore, cư dân Huntington Beach, đến và thử phương pháp DUOPA, một cách trị liệu bằng thuốc được sử dụng ở Châu Âu, mà lúc đó đang được cơ quan Kiểm Soát Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét và chuẩn thuận.
          Kết quả là năm nay, 2015, sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu, FDA đã chấp nhận phương pháp này, vẫn theo báo OCR.
          “Bởi vì cần phải đưa một số vật dụng vào trong cơ thể, phương pháp trị liệu này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh Parkinson nặng, không thể uống thuốc để chữa bệnh,” Bác Sĩ Daniel Trương, người kiểm tra phương pháp thử nghiệm này, được trích lời giải thích.
          DUOPA là phương pháp đưa hỗn hợp hai loại thuốc “carbidopa” và “levodopa,” làm giảm sự phát triển của bệnh Parkinson, trực tiếp vào ruột, qua một cái ống nối với một cái bơm ở bên ngoài.
          Khi bơm liên tục vào trong cơ thể, trong lúc bệnh nhân tỉnh táo, khoảng 16 tiếng mỗi ngày, lượng thuốc này được ổn định hơn, thay vì bị trồi sụt, nếu uống thuốc mỗi vài giờ đồng hồ.
          “Khi uống thuốc, tôi có cảm giác viên thuốc chạy lên chạy xuống,” ông James Moore nói. “Sau khi uống thuốc xong, tôi gần như đi không nổi. Thế nhưng, sau khi bơm thuốc, tôi lại thấy khá hơn !.”
          Thuốc được bơm vào cũng có ảnh hưởng ngay lập tức, so với thuốc uống.
          “Những người bị bệnh Parkinson nặng thường có vấn đề về tiêu hóa làm cho bao tử bị trống trải,” Bác Sĩ Daniel Trương giải thích. “Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc uống vào. Chưa hết, bệnh nhân bị bệnh này cũng bị khó khăn khi uống thuốc nữa !.”
          Sau hai tuần trị liệu, ông Moore nói, ông cảm thấy khỏe mạnh hơn, và cả hai vợ chồng ông có thể đi du lịch ở ngoại quốc.
          Bác Sĩ Daniel Trương là một người nổi tiếng trong lãnh vực Y khoa, từng viết 7 cuốn sách và khoảng 140 bài viết về Y học . Ông từng sáng lập chương trình chữa bệnh Parkinson ở Đại học UCI. Năm 1995, ông gia nhập bệnh viện Orange Coast Memorial, và đến năm 1997, ông thành lập viện chữa bệnh Parkinson tại bệnh viện này. Mới đây, ông vừa được Đại học Y khoa Kazakh tại thành phố Almaty, Kazakhstan, trao bằng Giáo sư Danh dự ./.


                   (Đ.D.)







__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Saturday, October 10, 2015

CHUẨN BỊ THUỐC CHỐNG CẢM CUM CHO MÙA ĐONG



From: Nghi Truong
Date: Sat, Oct 3, 2015 at 6:09 PM
Subject: Fw: CHUẨN BỊ THUỐC CHỐNG CẢM CUM CHO MÙA ĐONG
To:














Cũng dễ làm thôi ,đừng mua mật ong của Tàu ,uống vào khg hết bịnh mà nó sanh ra nhiều bịnh khác nữ





How to Make a Home Cold Remedy.



Winter is coming, and this is exactly the time to start preparations before everyone suddenly gets sick with the cold or the flu. So if you are sick of coughing and it hurts while swallowing, and you want to find a natural remedy - here it is! Just follow the instructions to make this home syrup and it will take care of those annoying cold symptoms!
home natural cold remedy
Syrup in a jar in actually a combination of honey, citrus fruit (orange, lemon etc), herbs (Mint or rosemary) and spices (ginger, cardamom or cloves).
Research shows that honey has microbial and antioxidant qualities that fight bacteria and can calm a cough. Along with the nutrients in citrus fruit, herbs and spices - You get a natural medicine for fighting the symptoms of the common cold.  

home natural cold remedy

The top 5 recommended combinations:


1. Lemon, ginger and honey. 
home natural cold remedy

2. Lemon, mint and honey. 
home natural cold remedy

ADVERTISEMENT
3. Lemon, rosemary and honey. 

home natural cold remedy

4. Orange, cloves and honey. 
home natural cold remedy

5. Clementine, cardamom and honey. 
home natural cold remedy

How to make a syrup in jar?
(The demonstration uses lemon, ginger and honey, but is equally true for all combinations).

Pick a glass jar of any size with a lid. Slice the lemon, scrape the ginger and prepare the honey. 
home natural cold remedy
How to make:
Put in the jar half of the sliced lemon, half of the scraped ginger and the honey, and mix well.

In 3-4 hours, the syrup will be ready for use, after the honey pulls the juice out of the citrus fruit and make the syrup more liquid. If you want something thicker, increase the ration between the honey and the fruit (more honey).

We recommend keeping the jar covered and put in cooling. You can add honey now and again to keep it full. It should keep for at least 1-2 months, maybe even more, as honey is a natural preservative.  

  


home natural cold remedy
It is recommended to take 1-2 spoons of the syrup every few hours to calm the cold symptoms, especially those in the throat, like coughing or aches.
If it doesn't go down easy, just mix a full spoon in a glass of hot water or tea.
home natural cold remedy

FEEL BETTER!



--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-

__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

3 phút với yoga xóa tan mỏi mắt



From: don phong Nguyen
Date: 2015-10-06 23:18 GMT-04:00
Subject: Fwd: FW: 3 phút với yoga xóa tan mỏi mắt-Easy Eye Exercises
To:










 3 phút với yoga xóa tan mỏi mắt

Một số động tác đơn giản dưới đây giúp cải thiện thị lực, tránh các bệnh về mắt.
Hàng ngày, chúng ta phải căng mắt làm việc dưới ánh sáng nhân với màn máy tính, đọc sách báo dẫn tới tình trạng thường nhức mỏi mắt, đau xương hốc mắt…Cảm giác này sẽ gây ra cho bạn sự khó chịu, mệt mỏi và giảm hiệu quả công việc. 
Để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh, bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho mắt, một số động tác yoga dành riêng cho mắt dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện thị lực của mắt, tránh các bệnh về mắt và  mang lại cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng cơ mắt, nhức mỏi mắt ngay tức thì. Dưới đây là trình tự bài tập yoga dành cho mắt chỉ với 3 phút:

1.Dùng lòng bàn tay để thư giãn mắt

dung-long-ban-tay-thu-gian-2307-14218353

Trước tiên, xoa kỹ lòng bàn tay với nhau trong vòng 10 đến 15 giây cho đến khi lòng bàn tay ấm áp. Nhắm mắt lại, nhẹ nhàng đặt bàn tay lên đôi mắt của bạn, với các đầu ngón tay đặt trên trán, lòng bàn tay trên mắt. Lòng bàn tay không chạm trực tiếp vào mắt. Hít thở sâu và thư giãn. Khi bạn đã cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng thả tay khỏi mắt và từ từ mở mắt. Động tác này giúp đôi mắt được nghỉ ngơi trong bóng tối.

2. Nhắm - mở mắt

mo-mat-7102-1421835386.jpg
 

nham-mat-9090-1421835386.jpg
 
Ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể và khuôn mặt. Mở to mắt hết cỡ trong khả năng của bạn, rồi nhắm lại. Lặp lại nhiều lần để cơ quanh mắt được thư giãn (15-20 lần). Động tác này sẽ giúp đôi mắt của bạn có thần thái trong sáng khỏe mạnh.

3. Căng dãn cơ mắt về 4 phía

nhin-sang-2-ben-2-5090-1421835386.jpg
 

nhin-sang-2-ben-2188-1421835386.jpg
 
Động tác 1: Thả lỏng cơ thể và hít thở thư giãn. Dang rộng hai cánh tay, nắm nhẹ bàn tay và ngón cái chỉ lên phía trên. Đầu giữ thẳng. Mắt liếc nhìn sang một bên, tập trung vào ngón tay cái, sau đó từ từ di chuyển hướng mắt nhìn sang ngón tay cái phía bên còn lại. Hãy ghi nhớ rằng khi mắt của bạn di chuyển, đầu không di chuyển. Ban đầu bạn có thể thấy khó khăn và hơi nhức cầu mắt khi mắt phải di chuyển quá rộng như vậy. Đừng lo lắng, sau 3-4 lần lặp lại, mắt của bạn sẽ dịu dần và sẽ rất dễ chịu sau khi bạn kết thúc bài tập. Lặp lại động tác 10 lần, sau đó nhắm mắt và thư giãn.

Nhin-len-3895-1421835386.jpg
 

nhin-xuong-6463-1421835386.jpg
 
Động tác 2: Tương tự như động tác nhìn sang hai bên, lần này bạn chỉ cần thay đổi vị trí 2 ngón tay cái. Duỗi thẳng 2 cánh tay và đặt so le trước mặt. Mắt tập trung nhìn vào ngón tay cái ở trên, rồi nhìn xuống ngón tay cái ở dưới. Lặp lại động tác 10 lần, sau đó nhắm mắt thư giãn. Điều quan trọng bạn đừng quên: đầu giữ thẳng và không ngước lên cúi xuống theo mắt.

4. Tập trung điểm nhìn

nhin-vao-mui-4858-1421835386.jpg

Tư thế ngồi thoải mái tập trung nhìn vào đầu mũi của bạn. Động tác này có tác dụng vận động thị lực của mắt, đồng thời cũng tập cho não phối hợp đồng bộ với các hoạt động của mắt.

5. Di chuyển mắt trong bóng tối

di-chuyen-mat-trong-bong-to-5344-1421835

Quay lại cả 2 động tác của bài tập số 3 nhưng lần này đặc biệt hơn, bạn hãy nhắm mắt lại để thực hiện :đảo mắt nhìn sang 2 bên và nhìn lên nhìn xuống. Đây là bài tập nâng cao hơn, tuy không khó hơn mà lại có tác dụng thư giãn mắt vượt trội. Bài tập này đặc biệt rất phù hợp sau khi bạn kết thúc giờ làm việc hoặc thành viên trong gia đình còn đi học, vừa hoàn thành bài tập ở nhà.

6. Chuyển động điểm nhìn

nhin-theo-tay-8687-1421835387.jpg
 

nhin-theo-tay-2-2252-1421835387.jpg
 

nhin-theo-tay-3-3726-1421835387.jpg
 
Động tác 1: Tư thế ngồi thoải mái. Giơ thẳng một cánh tay trước mặt, tay nắm nhẹ, ngón cái chỉ lên phía trên. Từ từ đưa cánh tay sang bên, hạ xuống thấp rồi lại đưa cánh tay về vị trí cũ. Ngón tay cái của bạn sẽ vẽ một đường tròn, mắt tập trung nhìn vào ngón tay cái, di chuyển theo đường tròn đó. Đầu giữ thẳng, không di chuyển theo mắt. Lặp lại 10 lần rồi đổi sang tay còn lại.

nhin-xa-4971-1421835387.jpg
 

nhin-gan-9515-1421835387.jpg
 
Động tác 2: Tư thế ngồi thoải mái. Giơ thẳng một cánh tay trước mặt, tay nắm nhẹ, ngón cái chỉ lên phía trên. Từ từ đưa ngón tay cái gần sát mặt rồi lại đưa ra xa về vị trí cũ. Mắt tập trung nhìn vào ngón tay cái, điều tiết để nhìn rõ ngón tay từ xa đến gần và ngược lại. Lặp lại 10 lần rồi nhắm mắt thư giãn.
Để có kết quả tốt nhất, hãy tập hai giờ/lần trong giờ làm việc. Đối với những ai sử dụng máy tính thường xuyên, nên kết hợp tập mắt với việc đứng lên đi lại để toàn bộ cơ thể được thư giãn trong ít phút.

Theo NShape Fitness

How to Do Yoga Eye Exercises

When the eyesight gets worse the optometrists prescribe eyeglasses. But before wearing them everyday try yogic eye exercises that existed for centuries and helped millions to get perfect vision back.

Steps

  1. Do Yoga Eye Exercises Step 1 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
1
Start with massaging your lower eyelids with the tips of your ring fingers.Use short and gentle circular movements.
Ad

  1. Do Yoga Eye Exercises Step 2 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
2
Close your eyes halfway down. You will notice that your upper lids constantly tremble with different amplitude. Concentrate your efforts on stopping this trembling. (Little hint – it will be easier to do if you look at further objects). Slowly close your eyes, like your eyelids are made out of puffy cottony clouds. Think that your eyes get extremely comfortable in their position. The blood filled with the oxygen flows through your eye sockets. When you inhale imagine the breezy oxygenated air coming through your nose into the eyes. Exhale through the mouth. Breathe this way for one or two minutes and end this exercise with a smile.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 3 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
3
Concentrate your vision on the tip of your nose.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 4 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
4
Blink. Always remember about the blinking to lubricate your eyes, cleanse them and at the same time relax all of the muscles surrounding your eyes.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 5 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
5
Sit straight, look to the most left side and hold to stretch your eye muscles.Return your gaze back to look straight in front of you. Blink for a few seconds in order to relax your eyes. Repeat. Blink a few times. This exercise has to be repeated for other eye positions (right, up, bottom, right top corner, right bottom corner, left bottom corner and left top corner). Do not forget about blinking.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 6 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
6
Draw a horizontal number eight with your eyes. Blink.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 7 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
7
Draw a circle with your eyes.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 8 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
8
Blink with your eyes closed.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 9 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
9
Perform palming to relax your eyes.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 10 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
10
Spend 2 minutes to give yourself an eye acupressure massage to prepare your eyes for the dynamic eye exercises.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 11 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
11
Sit straight. Look to the most left position and move your gaze to the most right position. Repeat 3 times. Blink a few times. Repeat looking up and down, diagonally (from the left top corner to the right bottom corner and from the top right corner to the left bottom corner). Each movement has to be repeated 3-4 times in the beginning. Do not forget to blink.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 12 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
12
Perform focusing exercises. Look at the tip of your nose and then on the far object and back to the tip of your nose. Repeat 10 times dynamically. Be inventive. Choose objects on the different distance and look at each of them.
  1. Do Yoga Eye Exercises Step 13 Version 2.jpg
- Watch a 10 second video
13
Finish up with palming to relax your eyes.
 








--
Anh Thu



--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-tuyệt đối không nhận mails nude,sex
-không đủọ̉c đã kích,bài bác tôn giáo,mạ lỵ cá nhân.
vì vậy xin sir,madam vui lòng:
-tôn trọng ý kiến thành viên khác
-không thích thì delete tuyệt đối không tranh luận mất hoà khí diễn đàn
-thành viên nào cố tình phạm lỗi sau ba lần sẽ bị ngủng tủ cách thành viên
Xin quý vị chấp hành...đễ diễn đàn thăng tiến...kính báo.
---

Posted by: Khai Vo 

Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts