On Thursday, October 1, 2015 8:26 AM, Nicolas TRAN <> wrote:
Email nầy rất hay xin
Anh Chị giử làm tài liệu,thỉnh thoảng đọc lại
Bài tập thở "để đời" giúp sống thọ và sống khỏe ai
cũng nên biết
Đây là bài tập thở
giúp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sống thêm được 50 năm trong khi đã bị cắt gần hết
phổi vì căn bệnh lao phổi.
Mỗi ngày 1 phút giải
độc thận bạn không nên bỏ qua | Sống ...
Giải độc thận chính
là làm sạch các chất cặn bã bám bẩn trong thận, giúp các đơn vị cầu thận hoạt
động tốt hơn.
|
1. Người sáng tạo ra phương pháp tập thở dưỡng
sinh
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là một nhà nghiên cứu xuất
thân trong gia đình khoa bảng ở xã Sơn Hòa, huyệt Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân
sinh ra ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà
Nguyễn.
Năm 1933, Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài
toán học và tú tài tây, vào học trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học
tiếp. Năm 1939 ông tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau
- một bệnh viện lớn nhất Paris.
Tại đây, ông tiếp tục học và đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sinh
trùng và các bệnh nhiệt đới.
Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện
Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời gian đó sự phát triển về y khoa còn hạn
chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.
Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 - 1948), ông phải trải
qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn,
cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.
Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là
dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp,
bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.
Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết.
Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho
mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi.
Trong thời gian còn sống, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không những
duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà còn nhờ có sức khỏe ấy đã tích cực hoạt động,
nghiên cứu và để lại rất nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, triết
học...
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
2. Bài tập thở dưỡng sinh "để đời"
Phương pháp tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được đúc kết
trong bài vè 12 câu rất dễ nhớ như sau:
"Thót bụng thở ra, Phình bụng thở vào,
Hai vai bất động, Chân tay thả lỏng, Êm chậm sâu đều, Tập trung theo dõi, Luồng
ra luồng vào, Bình thường qua mũi, Khi gấp qua mồm, Đứng ngồi hay nằm, Ở
đâu cũng được, Lúc nào cũng được."
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, bài tập thở có thể kết hợp hiệu quả
nhất khi đi bộ, thích hợp cho những người cao tuổi. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay
dài là tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người.
Trong khi đi, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức:
4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra, 2 bước
ngừng thở, tiếp theo 8 bước thở
ra, thót bụng lại.
Việc tập thở sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi có không khí trong
lành, tinh thần thư thái.
Thở
4 thì bằng nhau:
-
Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ
nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời
phình bụng ra.
- Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.
- Thì
3: Thở ra từ từ, êm nhẹ
và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.
-
Thì 4: Nín thở, thời gian
bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng
thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10...
3. Vì sao phương pháp tập thở lại tốt cho sức
khỏe?
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải
hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự
tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tai chi, dưỡng sinh… của Đông phương từ
ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Việc tập thở sở dĩ có tác dụng tốt đối với sức khỏe là do cách
thở trên giúp đưa được tối đa lượng oxy hữu ích vào cơ thể và tống được tối đa
lượng khí Co2 ra, giảm bớt khối không khí độc trong đáy phổi.
Làm được điều này tức là người tập đã tăng đáng kể việc chuyển
hóa máu đen thành máu đỏ, tăng cường lượng oxy cho cơ thể.
Việc tập thở chủ yếu vận dụng cơ hoành để tác động đến các cơ
quan khác như các bộ phận trong ngực và bụng gồm tim phổi, gan, dạ dày, ruột,
các nội tạng khác.
Không chỉ tác động đến cơ quan nội tạng, quá trình thở còn tác
động đến cả xương sườn, lồng ngực, cột sống, xương ức và các bộ phận cơ mềm ở
ngực và ở bụng.
Một
thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như
hai đô vật… Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
Bài
nói chuyện sau được trích trong tập tuỳ bút bằng tiếng Pháp của BS Nguyễn Khắc
Viện với đầu đề là “Con
người: Động tĩnh”. Người dịch Nguyễn Minh
Kính, chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh Nhà VHLĐ TP.HCM
MỘT THẦN DƯỢC
V: Anh hết hơi chóng quá. Với bộ ngực như anh, thật là đáng
trách. Anh có biết tại sao không? Hãy ngồi xuống đây, thở đi để lấy sức
Anh không biết thở. Đây cái lầm thứ nhất: nâng
hai vai cố gắng làm nở tối đa phần trên của lồng ngực. Nhưng xương sườn đầu
tiên như thế nào nhỉ? Chúng toàn là xương, cứng nhắc, đi từ cột sống đến xương
ức, phần trên của lồng ngực không thể nào nở ra co lại dễ dàng. Những dẻo sườn
phía dưới thì mềm, đầu có sụn và những sườn dưới cùng lại là sườn cụt (vậy phải
thở với phần dưới của ngực)
V: Anh nhớ lại giải phẩu học của lồng ngực: bề dưới hoàn toàn
mềm, có thể nở ra tối đa. Nhớ lại sinh lý học của các cơ hô hấp.
M: Cơ hoành là cơ chính, cơ vai cơ cổ là cơ hô hấp phụ
V:Đó, khi tập thở, anh lại làm ngược điều mà sinh lý học giải
phẫu đã dạy: tìm cách nở ra phần cứng nhất, huy động các cơ phụ, không chú ý
đến cơ chính.
M: Người ta vẫn dạy thở theo kiểu đó
V: Thầy thuốc đa số là những nhà thể thao kém và nhiều giáo viên
thể dục lại không biết sinh lý. Thảm cảnh là ở chỗ đó! Đối với họ, thể dục là
tạo nên thân hình đẹp, những bộ cơ ngực, cơ vai, cơ lưng nổi múi lên, họ tưởng
là sức thở ở đó mà ra. Vậy các cơ ấy dùng để làm gì?
M: Để vận động hai tay
V: Nghịch lý là ở chỗ này: đang sử dụng hai tay thì không thể thở
bằng vai được và nếu thở bằng vai thì không thể vận động được tay và bàn tay
Hãy nhìn anh quay camera: hắn đang nín thở.
Cũng như nhà họa sĩ, như anh đang điều khiển con dao mổ… Cũng như một cô đang
thêu… Suốt ngày, mỗi người (lúc lúc) lại ngừng thở. Không lạ gì họ sẽ chóng
mệt. Hai đô vật đang ôm nhau: họ không thể thở bằng vai được. Hãy nhìn bụng họ!
Cháu bé đang nằm ngủ: hãy nhìn bụng nó
V: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như
hai đô vật…
Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
Ở trung tâm, cơ hoành lên xuống như cây thụt
của chiếc bơm. Cùng phối hợp hoạt động có các cơ bụng, cơ đáy chậu, làm cho
bụng “thót” vào rồi “phình” lên và thêm cả các cơ bám vào sườn.
Thót bụng vào, thắt các bộ sườn phía dưới lại,
đưa cơ hoành đi lên, đó là thở ra. Đây là thời chủ yếu. Rồi để tất cả các cơ từ
từ trở lại vị trí cũ; phần dưới của lồng ngực nở ra, cơ hoành đi xuống: đó là
hít vào.
Tóm lại: Thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.
M: Vậy thì ngược hẳn lại cái mà người ta thường làm, thật là thế
giới đảo ngược.
V: Đúng như thế. Chúng ta phải học thêm nhiều mà cũng phải quên
đi nhiều điều đã học được. Thở ra, đáng lẽ là thụ động nay lại là động tác tích
cực. Hít vào là ngược lại.
M: Bước vào luyện thở… thở… mệt coi như hết hơi
V: Đừng làm cái bể lò ren! Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng… thong thả, thong
thả. Nhẹ nhàng, thong thả. Oxy quý như tiền bạc. Phải sử dụng nó với liều lượng
vừa phải. Mọi sự quá mức cần thiết đều có hại. Khí cácbonic phải thải ra, nhưng
không phải thải ra hết. Đó là vấn đề cân bằng thể dịch. Cân bằng – một từ ngữ
then chốt, sự cân bằng một cơ chế sinh lý cần vận dụng hàng ngày.
Bây giờ hãy nhắm mắt lại. Đừng co cứng như
thế. Tay chân buông lỏng ra. Như người chết! Thở, thong thả, êm nhẹ. Không nhúc
nhích vai. Rồi lại mở mắt ra. Trong buổi tập đầu, một hay hai phút là đủ.
M: Liệu có lợi gì khi thay đổi lối thở như vậy
V: Hãy trở lại hệ cơ hoành: cơ hoành, các cơ vành đai bụng. Các
cơ lồng ngực, tim, phổi và tất cả các cơ quan trong bụng như dạ dày, gan, ruột,
thận, tử cung… đều phụ thuộc vào hệ này. Khi bắt đầu hoạt động hệ này tác động
lên tất cả các cơ quan nói trên. Khi tim bất thình lình ngừng đập, anh làm gì? Khi
tim suy yếu, anh làm gì?
M: Xoa bóp tim… Cho thuốc trợ tim
V: Còn tôi, khi tim có gì khó khăn, xoa bóp tim tôi tự làm lấy,
không phải nhờ người ngoài, mà phải làm từ bên trong, không uống thuốc trợ tim,
mà cho trái tim thứ hai hoạt động, tức hệ cơ hoành và khi khó thở, ăn khó tiêu,
cũng làm như thế.
M: Bác không dùng thuốc?
V: Ít ra thì cũng không dùng thuốc để trợ tim hoặc để dễ tiêu
hóa. Sự hoạt động của hệ cơ hoành thay cho khá nhiều vị thuốc. Thực là chữa
bệnh rẻ tiền, mọi người đều có thể tự làm lấy, ở mọi nơi, ở mọi lúc.
Không nhập từ nước nào cả;
M: Bác làm cho những thầy thuốc thất nghiệp rồi. Thật là một thần
dược
V: Chưa hết đâu. Phụ nữ có một hệ cơ hoành được luyện tập tốt,
sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều.
9 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI
UỐNG NƯỚC
Dr. Loan Anh Doan Uống nước là nhu cầu hết sức bình thường hàng
ngày, thường khi ai cũng làm theo thói quen và ý thích của mình một cách
vô tư.
Xin mời đọc “9 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI UỐNG NƯỚC”
1. Nước
vừa đun sôi uống luôn Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có
biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng
ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất
hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa
hydrocacbon, chloroform. Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều: - Sau khi
lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun; - nước sắp sôi thì mở nắp ra; –
cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này
sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là
nước sôi “chính hiệu” bạn ạ.
2. Không rửa bình lọc nước Nước
đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình
mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến
chuyện… cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch
nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.Lời khuyên của các chuyên
gia là tốt nhất bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một
lần.
3. Uống nước đun lại nhiều lần Ngày nay, các gia đình dùng
nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng
uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà
không hề biết rằng,nước đun sôi lại nhiều lần đặc biệt không nên uống.
4. Thích dùng nước đóng chai Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có
thể uống,nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có
chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn
tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp
không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên
nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời,
hoặc để ở cốp xe.
5. Đợi khát mới uống Đợi đến khi khát khô cổ họng
mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước
rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình
tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn. Thời gian dài thiếu nước
sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra,
càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người
sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước
cho cơ thể.
6. Uống nước có ga thay nước Nước trắng không có vị, chi
bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại
nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền
mua bệnh vào người. Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó
còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và
tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất
cơ thể để có những thay đổi thích hợp. Như người bị táo bón nên uống nước mật
ong hoặc nước ép rau quả, để thúc đẩy nhu động ruột; còn người bị dạ dày, lạnh
bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng
chẳng hạn…
7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận. Mỗi
sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước
buổi sáng có ý nghĩa “cứu mạng” rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý. Cơ thể
sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một
cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của
cơ thể.
8. Ăn mặn xong không uống nước ngay Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết
áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề…
Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần
hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường
cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó
có trên 90% là nước.
9. Trước khi đi ngủ không uống nước Trước khi
ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi
ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính
của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận
đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Vấn đề sức khỏe: TẮM! Tắm
là một hoạt động rất bình thường trong sinh hoạt mỗi người. Tắm giúp cơ thể mát
mẻ, sảng khoái, sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn cũng như tăng cường sức đề kháng
cho cơ thể. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động tắm táp cũng có thể gây hại cho cơ thể.
Không ít trường hợp xảy ra biến chứng sau khi tắm, nhẹ có thể là cảm lạnh, mệt
mỏi, khó thở, thậm chí rất nhiều trường hợp tử vong sau khi tắm đã được ghi
nhận – điển hình nhất là những trường hợp người nổi tiếng còn trẻ, khỏe mạnh bị
đột quỵ khi tắm. Vậy tắm sao cho đúng cách? Tốt nhất là nên tránh những kiểu
tắm sau đây:
1. KHÔNG TẮM NGAY SAU KHI HOẠT ĐỘNG MẠNH Sau một thời
gian hoạt động mạnh (về thể lực hoặc trí não), cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Bấy giờ
nếu tắm ngay bằng nước lạnh, tim và não có thể không được cung cấp đủ máu, gây
ngất xỉu, hôn mê rất nguy hiểm. Lời khuyên: Tốt nhất là nghỉ ngơi, thư giãn cơ
thể khoảng một giờ cho ráo mồ hôi, cơ thể cảm thấy khỏe hơn rồi mới đi tắm.
2. KHÔNG TẮM KHI BỊ SỐT Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ, tuyệt
đối tránh xa nguồn nước tắm, dù là nước lạnh hay nước nóng. Lúc này nhiệt lượng
trong người có thể tăng lên tới 20%, thể trạng kém hơn so với thông thường, nếu
tắm dễ làm xấu thêm tình trạng bệnh, thậm chí để lại tác hại về sau. Lời
khuyên: Hạn chế tắm táp trong thời kỳ bị bệnh, có thể vệ sinh cơ thể bằng
phương pháp lau, rửa nhẹ nhàng.
3. KHÔNG TẮM NƯỚC NÓNG LÂU KHI BỊ
CAO HUYẾT ÁP Nhiều trường hợp bệnh nhân cao huyết áp bị choáng, mờ mắt thậm chí
ngất xỉu khi tắm bồn nước nóng từ 30 phút trở lên. Lời khuyên: tắm nhanh, hạn
chế tắm nước nóng khi không thật sự cần thiết.
4. KHÔNG TẮM SAU KHI
ĂN Thời điểm sau khi ăn là lúc dạ dày bắt đầu đi vào hoạt động mạnh. Lúc này
máu sẽ tập trung vào dạ dày, khiến cho lưu lượng máu giảm đi ở các cơ quan khác.
Lúc này nếu đi tắm, các huyết quản sẽ nở to, da và các cơ cần thêm máu, làm cho
lượng máu ở dạ dày bị thiếu hụt, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Lúc này
đường huyết cũng đang hạ, nếu tắm nước lạnh có thể dẫn đến ngất xỉu rất nguy
hiểm. Lời khuyên: nghỉ ngơi độ 1-2 giờ sau khi ăn rồi hẵng tắm.
5. KHÔNG
NÊN TẮM QUÁ LÂU Nhiều người thích phơi mình lâu trong phòng tắm, điều này không
chỉ gây khó chịu cho những người dùng chung phòng tắm với họ, mà còn gây ảnh
hưởng đến sức khỏe. Lý do là càng tắm lâu, thân nhiệt sẽ càng giảm, đến một mức
độ nào đó có thể gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu, huyết
áp, gây tình trạng ngất xỉu, thậm chí tử vong. Lời khuyên : 15 -20 phút là
thời gian quá đủ để làm sạch cơ thể thông thường.
6. KHÔNG NẰM
ĐIỀU HÒA (A/C) SAU KHI TẮM Thật nguy hiểm khi bạn có thói quen nằm điều hòa sau
khi tắm. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột này có thể gây tác động không tốt đến
sự lưu thông máu trong người, khiến máu lên não bị chậm, ảnh hưởng đến nhịp đập
của tim cũng như huyết áp. Nhiều trường hợp người nằm điều hòa sau khi tắm cảm
thấy khó thở, thậm chí tai biến, đột quỵ.
Lời khuyên: tắt
máy điều hòa, nằm nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể cảm thấy ấm lên.
7. KHÔNG
TẮM QUÁ KHUYA Thời điểm tắm cũng nên lưu ý cẩn thận. Nhiều người có thói quen
tắm muộn do điều kiện công việc, nhưng thói quen tắm sau 23 giờ sẽ có thể gây
hại khôn lường. Lúc khuya là khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp nhất, cơ thể cũng
suy yếu, nếu người đang có bệnh hoặc mệt mỏi mà tắm trong thời điểm này có thể
khiến các mạch máu co lại, tác động đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến đột
quỵ, tai biến. Lời khuyên: Tốt nhất là tắm lúc sáng sớm, sau khi tập thể dục.
Nếu không tắm được buổi sáng thì cũng nên tắm trước 23 giờ khuya.
8. KHÔNG DỘI NƯỚC TỪ ĐẦU XUỐNG Nên bỏ thói quen dội nước thẳng từ đầu
xuống chân để tránh gặp phải nguy cơ đột quỵ. Hãy dội nước vào chân, tay, thân
thể cho cơ thể quen với nhiệt độ nước tắm, rồi mới dội lên đầu. Sau khi tắm,
tốt nhất là lau khô người, nếu cần thiết, nên sấy tóc để tránh nhiễm lạnh.
9. KHÔNG TẮM SAU KHI NHẬU Tắm táp làm cho sự tiêu hao glucose trong
cơ thể tăng cao, trong khi đó, nhậu thức uống có cồn làm ức chế hoạt động chức
năng của gan, làm cản trở sự giải phóng glucose. Hai việc này làm gần nhau sẽ
khiến cho đường huyết không kịp bổ sung. Gây hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn, và
nguy hiểm hơn là có thể gây ngất xỉu trong phòng tắm do đường huyết quá thấp.
Lời khuyên: Sau khi nhậu cơ thể thường mất đi phần nào tự chủ, nên ở một chỗ
nghỉ ngơi là tốt nhất. 10. KHÔNG TẮM NGAY SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở
thời điểm sau khi quan hệ, nếu tắm ngay có thể khiến cho cơ thể bị chuột rút do
cơ bắp co rút đột ngột. Nước lạnh cũng có thể gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến
choáng, nguy hiểm hơn là vỡ mạch máu gây ra tai biến. Lời khuyên: Sau khi làm
chuyện ấy, nên nghỉ ngơi 5-10 phút rồi hẵng làm việc khác.
11. KHÔNG
ĐỂ ĐẦU ƯỚT ĐI NGỦ Trời nóng nực là nguyên do để nhiều người chỉ lau đầu sơ sài
sau khi tắm, rồi leo lên giường ngủ ngay cho mát. Thật tệ hại khi hành vi này
chẳng có một tác dụng tốt gì cho cơ thể, mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm lạnh, nấm
tóc và đau đầu mãn tính. Lời khuyên : Lau thật khô hoặc sấy tóc sau khi
tắm rồi mới đi ngủ. Nếu trời quá nóng, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu cho
mát, như vậy an toàn mà cũng dễ đi vào giấc ngủ.
12. KHÔNG NÊN
TẮM KHI QUÁ ĐÓI Lượng đường trong máu rất thấp khi bạn đang quá đói, lúc này
nguy cơ ngất xỉu, chóng mặt rất cao, nên tốt nhất là đừng tắm. Lời khuyên: Tắm
trước khi ăn cơm ít nhất một tiếng, khi cơ thể không quá đói.
Luyện tập cách ngủ chỉ trong vòng 1
phút ... Buồn ngủ chỉ trong vòng 1 phút? Tiến sĩ đại
học Harvard, Andrew Weil, đã tìm ra “kỹ thuật 4-7-8”, giúp chống lại những ca
khó ngủ kinh niên. Được biết, khi một người áp dụng cách đơn giản này, chỉ sau
60 giây, cơn buồn ngủ sẽ tự nhiên ập đến. Nhiều thế hệ đã phải duy trì
những thói quen truyền thống như đếm cừu để tự ru mình vào giấc ngủ. Tuy nhiên
phát hiện mới toanh của một học giả được đào tạo bởi trường đại học Harvard
danh tiếng rất có khả năng tạo nên bước tiến quan trọng mang lại giấc ngủ dễ
dàng, khỏe khoắn cho mọi người.
Tiến sĩ Andrew Weil gọi đó là kỹ
thuật thở 4 -7-8. Theo lời ông hướng dẫn, đầu tiên ta hít vào trong 4
giây, dành 7 giây tiếp theo để giữ hơi, và sau đó thở ra trong vòng vòng 8
giây. Lặp lại cách hít vào, giữ hơi rồi thở ra theo đúng tỉ lệ thời gian đó đến
3 lần, ta chỉ mất vỏn vẹn 57 giây nhưng cơn buồn ngủ sẽ kéo đến tức thì.
Cha đẻ của phát hiện này đã thực hiện một đoạn video, trong đó ông giải thích
cho mọi người mẹo hít thở để ru ngủ chính mình. Ông chia sẻ đoạn phim lên trang
Youtube. Một người xem để lại bình luận tích cực: “Kỹ thuật này phát huy
công dụng tuyệt vời, tôi đã thử ngồi ngay trước màn hình máy tính, hít thở theo
cách đó và cảm thấy rất dễ chịu. Tôi chắc chắn sẽ lại làm thế trước khi đi ngủ”.
Bạn có muốn thử không?
Biết đâu bạn gặp may khi biện pháp đếm cừu đã
không còn tác dụng.
TƯ THẾ CHO GIẤC NGỦ AN LÀNH
Ngủ là một nhu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể
chất cũng như tinh thần của con người. Trong một ngày 24 giờ thì giấc ngủ chiếm
trung bình trên dưới 8 tiếng đồng hồ, tức là 1/3 thời gian cuộc sống là dành
cho giấc ngủ.Theo các bác sỹ, trẻ em ở độ tuổi phát triển, trong khi ngủ cơ thể
tiết ra các hormone tăng trưởng nên trẻ em chỉ phát triển tốt về thể trạng và
trí tuệ nếu có được giấc ngủ đủ, sâu và thoải mái.
Đối với người làm việc lớn
tuổi, giấc ngủ chính là thời gian để thần kinh nghỉ ngơi, cơ thể tái tạo lại sức
khỏe, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Thành ra, nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ
cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kém minh mẫn, trí nhớ suy giảm, mất khả năng tập
trung và năng lực làm việc kém hiệu quả.Muốn có được một giấc ngủ ngon, sâu thì
việc chọn tư thế ngủ là rất quan trọng. Trong Luật tạng Phật giáo, đức Phật dạy
các đệ tử nên chọn thế ngủ bên phải mà không được ngủ với các tư thế khác.
“Ngọa tu hữu hiếp, danh cát tường thụy, bất đắc ngưỡng ngọa, phúc ngọa, cập tả
hiếp ngọa.” (Nằm phải nằm nghiêng hông bên phải gọi là ngủ “kiết tường”.
Chẳng
đặng nằm ngữa, nằm sấp, cùng nằm hông bên trái.)Sở dĩ gọi thế ngủ như Sư tử
vương là thế ngủ Cát tường. Bởi vì, khi nằm nghiêng hông bên phải, thân không
day trở, niệm không quên mất, ngủ chẳng ngủ nhiều, không mê, và không chiêm bao
điềm dữ.Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho thấy rằng
một vài tư thế ngủ không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nội tạng
của con người. Ví dụ :Nằm sấp: Với tư thế này, ngực sẽ bị ép vào, tim,
phổi, các nội tạng cũng bị ảnh hưởng. Người ngủ sẽ dễ gặp ác mộng hơn.
Khi nằm
sấp, đầu sẽ phải nghiêng sang trái hoặc phải. Điều này ảnh hưởng tới sự lưu
thông máu ở da mặt khiến da bị lão hóa nhanh, da cổ cũng bị nhăn do nghiêng đầu
sang một bên. Bạn cũng dễ bị vẹo cổ, đau gáy, chảy nước miếng…Nằm ngữa: Nằm
ngữa với hai chân duỗi thẳng dễ gây ra áp lực lên các cơ, khớp xương, dây chẳng
ở lưng và cổ, dễ gây ra chứng đau lưng. Người lớn tuổi, béo phì nếu nằm ngữa dễ
gây ngáy. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não nên chọn tư
thế này vì rất có lợi cho tuần hoàn máu não và cơ thể.
Tư thế này cũng tốt cho
trẻ nhỏ.Nghiêng bên trái: Đây là tư thế gây hại cho tim và nội tạng, vì tim nằm
bên trái của lồng ngực, đầu ra của ruột non thông với ruột già đều nằm ở phía
bên trái. Bạn dễ mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày hoặc làm bệnh về tim và
dạ dày nặng hơn. Nếu bạn bị sỏi mật thì không nên chọn tư thế này vì sỏi sẽ bịt
cuống mật gây đau đớn.Nghiêng bên phải: Với tư thế này lục phủ, ngũ tạng sẽ nằm
đúng vị trí giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Đây là cách nhanh chóng xóa tan mệt
mỏi và giúp bạn phục hồi được sức khỏe sau giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, tư thế này còn
giúp cột sống được kéo giãn, giảm áp lực do sức nặng từ phần trên cơ thể đè
lên.Chúng ta nên biết: Các nhà dưỡng sinh thời xưa cho rằng việc nằm nghiêng về
bên phải và để cho hai chân, tay hơi co lại sẽ rất tốt cho cơ thể. Khoa học hiện
đại cũng chứng minh rằng với tư thế này, các bó cơ bắp trên toàn thân sẽ được
thư giãn nhiều nhất, giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn.Như vậy nằm nghiêng
hông bên phải để ngủ theo Phật giáo gọi là thế ngủ Cát tường (Cát Tường Thụy).
Thế ngủ này rất khoa học, giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon không chiêm bao điềm xấu,
máu huyết lưu thông, luôn giữ chánh niệm không mê sảng trong khi ngủ.
Bài Này Rất Hay:
Vỗ vào lõm khuỷu tay có thể cứu mạng nạn nhân lên cơn đau tim
Bài
Này Rất Hay: Vỗ vào lõm khuỷu tay có thể cứu mạng nạn nhân lên cơn đau tim
Tại một lễ cưới vào năm 2011, một ông già đang ngồi thì bỗng nhiên ông ta bị khó thở và ngất lịm đi. Giống như thể ông ấy lên cơn đau tim vậy. Một người nào đó đã gọi xe cứu thương. Một người khác đã xắn tay áo của ông lên và vỗ mạnh vào lõm trên khuỷu tay của ông ấy (còn gọi là hố trụ). Người đó đã yêu cầu người nhà của ông cũng vỗ mạnh vào lõm của khuỷu tay bên kia . Sau một lúc liên tục làm như vậy hàng chục lần, ông già bắt đầu phản ứng. Ông ấy đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông.” Sự hình thành và loại bỏ các cục máu đông có cơ chế tương tự như dầu đậu phộng : nó có dạng kết tủa khi nhiệt độ xuống thấp và tan trở lại khi nhiệt độ tăng lên. Màng ngoài tim và các dòng năng lượng của tim tại khuỷu tay liên kết trực tiếp với tim. khi bạn vỗ mạnh vào 2 mạch năng lượng này, bạn thúc đẩy “sự tuần hoàn năng lượng, và sau đó là sự lưu thông máu.” Điều này sẽ khiến người đó cảm thấy ấm lên và đổ mồ hôi. “Tính dương tăng” và loại bỏ sự cản trở lưu thông máu, và làm thông thoáng các mạch máu. Bất kì ai cũng có thể thực hiện các kĩ thuật đơn giản này và không cần thông qua các khóa đào tạo. Vỗ vào lõm của khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều đó giúp giảm sự xuất hiện của các cơn đau tim. Vỗ vào lõm khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm huyết áp. Quan sát xem bạn có bị bầm tím nơi khuỷu tay sau khi vỗ mạnh vào nó hay không, điều đó cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán liệu bạn có mắc các bệnh về tim hay không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn so với việc sử dụng các phương tiện y học hiện đại. Nếu có một vết bầm tím ở khuỷu tay sau khi vỗ , bạn nên tiếp tục vỗ cho đến khi nó chuyển sang màu đỏ. Bất kì bệnh về tim nào cũng sẽ được giảm bớt thậm chí là bị loại bỏ. Phương pháp điều trị này được gọi là “làm tan ứ huyết.” Tiếp tục vỗ vào những mạch năng lượng khác trên cơ thể bạn, hoặc những nơi bị đau khi bạn chạm vào, điều đó có lẽ giúp điều trị một số căn bệnh mà không thể chữa trị được. http://vietdaikynguyen.com/v3/72711-vo-vao-lom-khuyu-tay-co-cuu-mang-nan-nhan-len-con-dau-tim/# http://www.haingoaiphiemdam.com/Bai-Nay-Rat-Hay-Vo-vao-lom-khuyu-tay-co-the-cuu-mang-nan-nhan-len-con-dau-tim-52159 |
From: canquangtran@hotmail.com
Subject: 16 thực phẩm “đối phó” hữu hiệu với bệnh tật — Tredeponline.com
Date: Sun, 13 Sep 2015 09:17:41 +1000
To: canquangtran@hotmail.com
Subject: 16 thực phẩm “đối phó” hữu hiệu với bệnh tật — Tredeponline.com
Date: Sun, 13 Sep 2015 09:17:41 +1000
To: canquangtran@hotmail.com
16 thực phẩm “đối phó” hữu hiệu với bệnh tật
16 thực phẩm “đối phó” hữu hiệu với bệnh tật
Khoa
học đã chỉ ra rằng các chất chống oxi hóa có thể chống lại các bệnh tuổi già như bệnh tim mạch hoặc một số loại ung thư. Thiên nhiên đã cung cấp cho kho chất quí giá này dưới dạng các loại thực phẩm tuyệt ngon như quả mọng, tỏi và v.v…
Hãy theo dõi danh sách dưới đây để khám phá những loại thực phẩm có thể giúp chúng ta có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh:
Sô cô
la đen
Hãy bắt đầu bằng tin tuyệt vời nhất. Socola đen rất giàu flavonoid và các chất chống oxi hóa – cả hai đều giúp giảm viêm và ngăn ngừa cục máu đông.
Nghiên cứu cho thấy rằng viêm có liên quan với lão hóa và các bệnh tuổi già, vì thế những thực phẩm chống viêm có thể là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ.
Hãy bắt đầu bằng tin tuyệt vời nhất. Socola đen rất giàu flavonoid và các chất chống oxi hóa – cả hai đều giúp giảm viêm và ngăn ngừa cục máu đông.
Nghiên cứu cho thấy rằng viêm có liên quan với lão hóa và các bệnh tuổi già, vì thế những thực phẩm chống viêm có thể là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ.
Súp lơ xanh
Những loại rau thuộc họ cải như súp lơ xanh có chứa các chất ngăn ngừa ung thư như sulforaphan. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng những người khoái ăn súp lơ xanh có xu hướng sống lâu hơn những người không ăn.
Những loại rau thuộc họ cải như súp lơ xanh có chứa các chất ngăn ngừa ung thư như sulforaphan. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng những người khoái ăn súp lơ xanh có xu hướng sống lâu hơn những người không ăn.
Hạt có vỏ cứng
Một nghiên mới đây thấy rằng mỗi ngày ăn một vốc hạt có vỏ cứng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ. Cụ thể, những người hay ăn các loại hạt vỏ cứng có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu dường và ung thư thấp hơn.
Một nghiên mới đây thấy rằng mỗi ngày ăn một vốc hạt có vỏ cứng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ. Cụ thể, những người hay ăn các loại hạt vỏ cứng có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu dường và ung thư thấp hơn.
Củ cải đường
Loại củ đẹp mắt này giàu chất betain, một chất có khả năng chống viêm.
Loại củ đẹp mắt này giàu chất betain, một chất có khả năng chống viêm.
Cà
chua
Loại rau-quả mọng nước này từ lâu đã nằm trong top những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Người Mỹ tiêu thụ rất nhiều cà chua và các sản phẩm từ cà chua, đấy là một điều tốt. Người ta đã chứng minh cà chua làm giảm nguy cơ một số ung thư, bệnh tim mạch và loãng xương. Cà chua là nguồn vitamin C tuyệt vời và rất giàu một chất chống oxi hóa tên là lycopen.
Loại rau-quả mọng nước này từ lâu đã nằm trong top những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Người Mỹ tiêu thụ rất nhiều cà chua và các sản phẩm từ cà chua, đấy là một điều tốt. Người ta đã chứng minh cà chua làm giảm nguy cơ một số ung thư, bệnh tim mạch và loãng xương. Cà chua là nguồn vitamin C tuyệt vời và rất giàu một chất chống oxi hóa tên là lycopen.
Quả mọng
Dâu tây, việt quất và các loại quả mọng tương tự cung cấp một lượng đáng kể các chất chống oxi hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình lão hóa. Cụ thể, quả mọng chứa một chất chống oxi hóa có tên là anthocyanin hỗ trợ chức năng não và cơ bắp.
Dâu tây, việt quất và các loại quả mọng tương tự cung cấp một lượng đáng kể các chất chống oxi hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình lão hóa. Cụ thể, quả mọng chứa một chất chống oxi hóa có tên là anthocyanin hỗ trợ chức năng não và cơ bắp.
Dầu ô liu
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải – trong đó dầu o liu đóng vai ngôi sao – đã được chứng minh là một trong những cách ăn uống tốt cho sức khỏe nhất thế giới. Các chất béo lành mạnh trong dầu ô liu giúp chống lại các bệnh suy giảm nhận thức tuổi già.
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải – trong đó dầu o liu đóng vai ngôi sao – đã được chứng minh là một trong những cách ăn uống tốt cho sức khỏe nhất thế giới. Các chất béo lành mạnh trong dầu ô liu giúp chống lại các bệnh suy giảm nhận thức tuổi già.
Cá hồi
Dù ăn theo cách nào đi nữa, cùng với sushi hay bánh vòng, thì cá hồi cũng giàu các a xít béo omega-3. Các nhà khoa học đã chứng minh lợi ích của cá hồi trong việc làm giảm viêm và ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Dù ăn theo cách nào đi nữa, cùng với sushi hay bánh vòng, thì cá hồi cũng giàu các a xít béo omega-3. Các nhà khoa học đã chứng minh lợi ích của cá hồi trong việc làm giảm viêm và ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Gia vị
Một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc thấy rằng những người thích ăn gia vị cay nóng, như ớt, ít bị chết sớm hơn. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng những người thích ăn cay có nguy cơ chết do ung thư và bệnh tim mạch thấp hơn.
Một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc thấy rằng những người thích ăn gia vị cay nóng, như ớt, ít bị chết sớm hơn. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng những người thích ăn cay có nguy cơ chết do ung thư và bệnh tim mạch thấp hơn.
Trà
xanh
Bạn không nhất thiết phải bỏ cà phê để chuyển sang trà, nhưng hãy thêm một tách trà vào nếp ăn uống hằng ngày. Cả trà đen và và trà xanh đều chứa các catechin – giúp bảo vệ tim.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản thấy rằng những người uống nhiều trà xanh, hay những người uống ít nhất nửa lít nước trà một ngày, thường sống lâu hơn do ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ hơn
Bạn không nhất thiết phải bỏ cà phê để chuyển sang trà, nhưng hãy thêm một tách trà vào nếp ăn uống hằng ngày. Cả trà đen và và trà xanh đều chứa các catechin – giúp bảo vệ tim.
Một nghiên cứu ở Nhật Bản thấy rằng những người uống nhiều trà xanh, hay những người uống ít nhất nửa lít nước trà một ngày, thường sống lâu hơn do ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ hơn
Tỏi
Tỏi không chỉ giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng mà còn có khả năng kéo dài tuổi thọ. Tỏi có chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp điều hòa huyết áp.
Tỏi không chỉ giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng mà còn có khả năng kéo dài tuổi thọ. Tỏi có chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp điều hòa huyết áp.
Cải bó xôi
Một nghiên cứu mới đây thấy rằng ăn một phần cải bó xôi hằng ngày (hoặc thực ra là bất cứ loại rau lá xanh nào khác) có thể ngăn cản sự suy giảm nhận thức khi về già. Lợi ích này là nhờ hàm lượng vitamin K cao có trong rau.
Một nghiên cứu mới đây thấy rằng ăn một phần cải bó xôi hằng ngày (hoặc thực ra là bất cứ loại rau lá xanh nào khác) có thể ngăn cản sự suy giảm nhận thức khi về già. Lợi ích này là nhờ hàm lượng vitamin K cao có trong rau.
Quả bơ
Loại siêu trái cây này đã được chứng minh là giúp giảm stress và có thể chống lại một số loại ung thư. Vậy nên hãy tiếp tục sử dụng nó trong các món sinh tố hay ăn kèm với bánh mì.
Loại siêu trái cây này đã được chứng minh là giúp giảm stress và có thể chống lại một số loại ung thư. Vậy nên hãy tiếp tục sử dụng nó trong các món sinh tố hay ăn kèm với bánh mì.
Táo
Táo là nguồn giàu chất chống oxi hóa rất phong phú. Để tận dụng được hết dưỡng chất của nó hãy ăn cả vỏ – nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng. Táo cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Táo là nguồn giàu chất chống oxi hóa rất phong phú. Để tận dụng được hết dưỡng chất của nó hãy ăn cả vỏ – nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng. Táo cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Măng
tây
Măng tây là loại rau giàu chất glutathion – “vua của tất cả các chất chống oxi hóa”. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, sa sút trí tuệ và ung thư. Măng tây còn là nguồn folat – giúp hỗ trợ chức năng nhận thức và giúp não khỏe mạnh khi về già.
Măng tây là loại rau giàu chất glutathion – “vua của tất cả các chất chống oxi hóa”. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, sa sút trí tuệ và ung thư. Măng tây còn là nguồn folat – giúp hỗ trợ chức năng nhận thức và giúp não khỏe mạnh khi về già.
Kim
chi
Một nghiên cứu mới đây thấy rằng các lợi khuẩn trong thực phẩm lên men như kim chi và sữa chua có thể làm giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Hơn nữa, đa phần kim chi đều có tỏi – cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa, mang lợi ích sức khỏe cho những ai thưởng thức nó. Một nghiên cứu đã chỉ ra lợi khuẩn axit lactic trong kim chi giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.
Theo MSN
Một nghiên cứu mới đây thấy rằng các lợi khuẩn trong thực phẩm lên men như kim chi và sữa chua có thể làm giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Hơn nữa, đa phần kim chi đều có tỏi – cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa, mang lợi ích sức khỏe cho những ai thưởng thức nó. Một nghiên cứu đã chỉ ra lợi khuẩn axit lactic trong kim chi giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.
Theo MSN
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment