Sunday, August 28, 2016

Giác hơi – Cupping Therapy


Show original message
 

Giác hơi – Cupping Therapy

PHAN

Image result for Giác hơi – Cupping Therapy

Một trong những phương pháp chữa bệnh mang tính truyền thống của người Việt di cư đến Mỹ, hay một số nước phương tây khác đã khiến người bản xứ hiểu lầm và ngộ nhận. Đó là các phương pháp cây nhà lá vườn của người Việt như xông nước lá, cạo gió, giác hơi… Nhưng theo thời gian hội nhập của người Việt, những phương pháp trị liệu ấy trở nên quen thuộc, ít nhất không còn xa lạ với người bản xứ nữa.

Nhiều người Việt mới qua Mỹ, được người nhà cạo gió với dầu cù là hay dầu gió xanh khi cảm cúm – ngày mai người ấy vẫn đi làm trong kinh hãi của người bản xứ với những vết bầm, mà với người tây phương thì đó là bằng chứng cho một vụ bạo hành khủng khiếp! Hay vợ chồng Việt lớn tiếng trong nhà, người Mỹ hàng xóm vội kêu cảnh sát. Khi cảnh sát tới, thấy họ đang tình tứ hát karaoke mùi mẫn! Hơi kẹt khi cảnh sát thấy khắp người chị vợ lằn dọc lằn ngang tím bầm… làm sao họ không nghĩ là anh chồng vừa bạo lực. Cảnh sát Mỹ nào chịu tin những giải thích ngoài hiểu biết về y học đông phương trong đầu óc họ. 

Tới chừng social worker là người Á châu đến nơi giải thích cảnh sát mới hiểu: That’s coining. We practice it to cure some illnesses. Thì ra là cạo gió. Coining therapy. Chúng tôi chữa bệnh kiểu này nhiều đời lắm rồi.
Hú hồn hú vía cho viên cảnh sát Mỹ chỉ biết thi hành pháp luật.

Hay nhiều cô vợ đi làm. Nhức đầu mỏi cổ liền giựt gió. Tím đen cần cổ và hai bên thái dương. Vào hãng, đồng nghiệp Mỹ cứ dòm ngó với ánh mắt khó hiểu, thành chuyện râm ran, chứ người Mỹ không hay nói sau lưng người khác về việc họ cứ tưởng chị vợ ở nhà đã ân ái với chồng cuồng nộ tới mức cổ tím thâm như vậy. Họ đâu biết người Á Châu thì giựt gió cho bớt mỏi cổ, bớt nhức đầu là chuyện thường! Xin đừng hiểu quá xa tới tròn miệng mà Oh my God! Giựt gió thôi mà – Pinching therapy là vậy đó!

Hiện đại hơn là giác hơi. Tiếng Anh gọi đó là cupping therapy. Gọi là cupping vì giác hơi sử dụng mấy cái ly (tiếng Anh gọi là cup) để tạo lực hút. Thực ra giác hơi đã được người Á châu thực hiện từ nhiều đời qua. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong rất nhiều trường hợp. Từ mỏi mệt cơ thể cho tới người uể oải trước khi lên cơn sốt, bần thần cơ thể tới biếng làm… Nói chung liệu pháp cupping therapy này đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ cần một bộ ly giác hơi, một cọng kẽm cột bông gòn, nhúng cồn hay nhúng dầu hôi, đốt lên, hơ bên trong ly cho nóng thật nhanh rồi úp lên chỗ da cần giác hơi.

Do lửa nóng khiến không khí bên trong ly nở ra, làm cho một lượng không khí tràn ra ngoài. Khi đặt lên da, mép ly ép vào chỗ da bị khép kín, tạo thành một hệ thống bít kín (sealed). Không khí bên trong sau đó nguội xuống thật nhanh và co lại, tạo thành một áp suất chân không hút chỗ da vào ly. Những mạch máu nhỏ li ti dưới tác động của lực hút sau đó bị vỡ tạo thành màu tím như cạo gió. Khi nhiệt độ không khí trong ly bão hòa, gỡ nhẹ là lấy ly ra được, người ta sẽ thấy một vòng tròn có màu tím. Nhưng ở quê xưa không dễ có được bộ ly giác hơi cho đúng, người Việt nhanh trí dùng lọ chao cũ, nên nhìn… hơi mất vệ sinh.

Đó là chuyện xưa. Nhiều thứ lâu ngày không xài nên quên hẳn, trong đó có giác hơi. Nay giác hơi bỗng tái xuất giang hồ. Mà không phải do người Á châu khởi xướng, song lại do mấy người Mỹ tóc vàng, da trắng, mắt xanh, mới là bằng chứng của toàn cầu hóa. Họ là những nhà thể thao của Hoa kỳ trong thời gian tham gia tranh tài thế vận hội Rio Olympic 2016. Dĩ nhiên là tối kỵ sử dụng chất kích thích khi tranh tài nên họ đã sử dụng liệu pháp giác hơi để… ăn gian! Giúp hồi phục cơ thể nhanh hơn, thay vì dùng những đường tắt bất hợp pháp khác như sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kích thích…

Khi quan sát môn bơi lội tại Rio Olympic 2016, khán giả khắp nơi đều yêu mến tay bơi Michael Phelps. Với những thành tích nổi bật, anh là người hùng của môn bơi lội. Trước khi đến với Rio Olympic 2016, Michael Phelps đã từng đoạt được 19 huy chương các loại. Nói đến anh người ta nghĩ ngay đến một gương mặt quen thuộc với bộ môn bơi lội, điển trai, cao ráo, vợ đẹp con ngoan. Michael Phelps nghiễm nhiên trở thành thần tượng của không ít người trong mọi giới. Những thế hệ trẻ đã nhìn lên anh như một biểu tượng của thành công trong thể thao, đoạt được huy chương vàng không chỉ bằng tài năng mà bằng những nỗ lực tập luyện bền bỉ.

Không bàn đến nguồn gốc của cupping therapy nữa. Có người nói nó là sản phẩm của Trung Hoa xưa. Có thể lắm! Trung Hoa đất rộng người đông. Nhưng giác hơi xem ra được thực hiện khắp nơi tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Một điều đáng ghi nhớ: Bất cứ ai đã từng trải qua liệu pháp giác hơi sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Lực hút từ những ống giác (ly) vừa giống với massage mà lại có chút gì đó hơi hơi khác. Nó giúp máu huyết được lưu thông. Nó tạo ra cảm giác dễ chịu. Nhìn thì thấy hơi ớn, nhưng đã thử một lần sẽ thấy rất dễ chịu, nhất là khi cơ thể mình đang bị mỏi mệt.

Nay nhìn những vệt tròn màu tím do giác hơi để lại trên lưng Michael Phelps, trông anh lốm đốm như chú chó Dalmatian. Có người liên tưởng đến những vết xâm (tattoo) lạ mắt. Nhưng theo lời huấn luyện viên riêng của Michael Phelps là Keenan Robinson thì đó chỉ là giác hơi. Một phương pháp trị liệu hồi sức mà thôi. Không có gì là lạ lùng khó hiểu cả. Nguyên văn: It’s just another recovery modality. There’s nothing really particularly special about it.

Giác hơi thời nay không nhất thiết phải sử dụng que kẽm cột bông gòn châm lửa hơ nóng ống giác (hay còn gọi là ly giác hơi). Người xưa vì thiếu phương tiện nên sử dụng bông gòn thấm cồn hơ nóng ống giác. Thời bây giờ, bạn có thể mua bộ ly giác hơi sử dụng ống bơm, là một dụng cụ được chế tạo như xi-lanh. Khi kéo pít-tông rút không khí ra sẽ tạo áp suất chân không tương tự như dùng lửa. Về điểm này giác hơi bỗng trở nên gọn gàng, tiện lợi và hợp vệ sinh hơn.

Nếu hiếu kỳ, muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp cupping therapy bạn có thể vào youtube.com. Với những clip video hướng dẫn khá chi tiết, có thể thực hiện các bước thao tác không mấy khó. Khi bạn đã tin thì mua một bộ ống giác hơi ở Amazon.com; sẽ phục vụ cho bạn từ khi ra đời tới khi nhắm mắt! Chỉ cần với bốn chữ cupp thôi, không cần gõ đủ nguyên chữcupping, đã thấy nhiều lựa chọn hiện ra như cupping set, cupping therapy, cupping massages kits… Giá cả một bộ giác hơi tùy theo đủ đồ chơi hay mì ăn liền, chỉ khoảng 20 tới 30 đô la. Một bộ giác hơi (rẻ như bèo) nhưng có thể sử dụng cho cả nhà.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm về cupping therapy: Liệu tính chữa bệnh của nó có thực sự xứng đáng với những lời đồn đoán. Hay đây chỉ là chuyện… hên-xui? Thì câu trả lời là theo kinh nghiệm dân gian của nhiều người, cupping therapy đúng là có tạo ra cảm giác dễ chịu tức thời. Hơn nữa với lịch sử giác hơi đã có mấy ngàn năm. Khó nói cupping therapy chỉ là chuyện ảo giác tâm lý.

Xét về mặt kiến thức y học của người bình dân, cupping therapy rõ ràng có tác dụng tương tự như massage. Nó giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Đồng thời vết bầm (vốn là) những tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Điều này vô tình kích thích hệ miễn dịch điều động các tế bào bạch cầu đến đây dọn dẹp bãi chiến trường hủ lậu. Nhưng như vậy, rất có thể hệ miễn dịch sẽ thực hiện chức năng phục hồi (recovery function) như lời giải thích của huấn luyện viên riêng của Michael Phelps. Bản thân tay bơi khét tiếng này cũng đã tiết lộ mình từng sử dụng liệu pháp cupping therapy trong hơn hai năm qua.

Thế vận hội Rio Olympic 2016 sẽ kết thúc. Nhưng hình ảnh của cupping therapy vẫn còn đó vì nhiều nhà thể thao của Hoa Kỳ đã sử dụng đến phương pháp này như một hình thức hồi phục sức khoẻ nhanh chóng – một cách hợp pháp. Rất có thể giác hơi – cupping therapy nghiễm nhiên được người ta biết đến như một liệu pháp khá thần diệu. Không tốn kém nhiều. Lại được các sao (celebrity) giới thiệu cổ võ công khai, quả nhiên đây là một dịp hiếm có đối với các hãng chế tạo bộ giác hơi.
Image result for Giác hơi – Cupping Therapy
Biết đâu nhờ vào những hình ảnh này mà Wal-Mart sẽ nhanh chóng bày bán những bộ cupping sets trong nay mai? Vấn đề ở Ủy ban Olympic Quốc tế có coi cupping therapy là một loại hình trị liệu cấm sử dụng đối với các vận động viên hay không? Có người nghĩ rằng Ủy ban Olympic và các Hiệp hội Thể thao thế giới sẽ đưa ra những quy định nào đó đối với cupping therapy. Rất có thể người ta sẽ nhìn thấy nhiều vận động viên sử dụng cupping therapy hơn nữa trong các cuộc tranh tài. Như vậy vô tình cupping therapy sẽ được quảng bá miễn phí từ những nhà thể thao tên tuổi của thế giới.

Sẽ còn nhiều chuyện để nói, không chỉ ở Rio Olympic 2016 lần này mà có thể sẽ là chuyện dài lâu về một phương pháp trị liệu, (phục hồi) sức khoẻ có nguốn gốc từ châu Á là giác hơi.
Phan



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Monday, August 22, 2016

BỆNH LÚ LẪN ALZHEIMER, ÁC MỘNG CỦA TUỔI GIÀ




---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe


BỆNH LÚ LẪN ALZHEIMER, ÁC MỘNG CỦA  TUỔI GIÀ
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Tóm lược từ một tài liệu học tập của công ty dược phẩm Apotex Canada
PharmaConseils-Volume douze/Numéro trois- Automne 2008 :
                                  «Mise à jour sur la maladie d’Alzheimer»

Hầu như trong gia đình nào cũng có nghe nói hay có người thân xa gần bị bệnh Alzheimer…

Bài nầy ,tác giả xin gởi đến tất cả các bạn già và đặc biệt đến vị thầy khả kính PHH cùng gia đình, hiện đang sống tại MONTREAL.

*Tác giả không phải là bác sĩ y khoa và cũng không phải là dược sĩ- Bài viết nầy chỉ để phổ biến kiến thức khoa học chớ không có mục đích chẩn đoán và chữa trị.
Mọi thắc mắc hay nghi vấn về cách chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer, xin quý bạn hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình. NTC

                                                                    ***
Ngày xưa ở Việt Nam tác giả cũng đã từng gặp rất nhiều bác lớn tuổi bị lú lẫn đi dạo trong xóm nhưng không biết đường về nhà. Có khi thì con cái đã dọn cơm ăn rồi, nhưng lại trách móc là tụi nó chưa dọn...Thuở đó, mình lại nghĩ rằng hễ già cả rồi thì ai cũng có thể bị lú lẫn hết. Có người bị nặng, có người bị nhẹ. Chỉ đơn giản vậy thôi!
Cho đến sau ngày định cư tại Canada năm 1980, mình mới được nghe đến cái tên Alzheimer lần đầu tiên.
Đây là một căn bệnh của người già nên ít ai quan tâm đến như bệnh tim mạch, ung thư hay tiểu đường.
Người Việt Nam mình dù cho sống ở đâu đi nữa cũng vẫn có thể vướng bệnh Alzheimer như mọi dân tộc khác...
Alzheimer, ác mộng của nhiều gia đình
Alzheimer là bệnh thoái hóa (neurodegenerative), không phục hồi của hệ thần kinh. Bệnh nhân dần dần bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh và sa sút trí tuệ (dementia, démence).
http://www.advite.com/images-gdnn/brain_in_alzheimer_disease.gif
Bệnh do Bác Sĩ Alois Alzheimer (Đức Quốc) tìm ra vào năm 1906 sau khi giải phẫu khám nghiệm một người đàn bà chết vì chứng sa sút trí tuệ.
Quan sát não bộ cho thấy có sự hiện diện của rất nhiều mảng thoái hóa amyloides (neuritic plaques, plaques amyloides) bên ngoài tế bào thần kinh chết và những xoắn sợi thần kinh (neurofibrillary tangles, écheveaux neurofibrillaires) do protein Tau tạo ra nằm trong tế bào. Các mảng amyloides và các xoắn sợi thần kinh làm tổn hại hệ thần kinh và ngăn trở sự dẫn truyền mệnh lệnh.
Bệnh dần dần dẫn đến sự sa sút trí tuệ ở người già.
Đây là một hội chứng phức tạp bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau như sự mất trí nhớ, mất khả năng phán xét, lý luận, thay đổi nhân cách, tâm tánh, cử chỉ, hành động.
Cả nhiều thế kỷ qua, người ta vẫn thường tuởng rằng hiện tượng trên là một giai đoạn bình thường trong tiến trình lão hóa.
Ngày nay, khoa học cho biết sự sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như: đứng đầu là Alzheimer, tai biến mạch máu não stroke, bệnh Parkinson, bệnh Hungtinton, bệnh Creutzfeldt –Jacob (còn gọi là bệnh bò điên), cancer não, chấn thương sọ não, lạm dụng rượu, và một vài loại thuốc Tây, v.v...
Thống kê 2011 cho biết, tại Canada hiện có  trên  747000 người trên 65 tuổi bị bệnh lú lẫn. Cứ 20 người tuổi trên 65 thì có một người bị Alzheimer. Theo ước đoán, vì tầng lớp người già không ngớt gia tăng thêm lên mãi, cho nên số bệnh nhân Alzheimer có thể lên đến 1.4 triệu người vào năm 2031.
Hoa Kỳ hiện có trên 5,3 triệu bệnh nhân Alzheimer, trong số nầy gồm có 5,1 triệu người trên 65 tuổi, và lối 200 000 người bệnh dưới 65 tuổi.

(Agence France-Presse
Washington)

Alzheimer không những chỉ tàn phá bệnh nhân mà thôi, nhưng nó cũng ảnh hưởng nặng nề luôn đến sinh hoạt gia đình và cuộc sống của người thân nữa.
Đó cũng là một gánh nặng về y tế phí.


·         En 2011, 747 000 Canadiens étaient atteints de troubles cognitifs, ainsi que la maladie d'Alzheimer et des maladies apparentées. Ce chiffre représente 14,9 pourcent des Canadians qui sont âgés de 65 ans1 et plus.
·         D'ici à 2031, ce chiffre augmentera à 1,4 million1, si rien ne change au Canada.


http://www.advite.com/images-gdnn/plaques_tanglesBorder.jpg
Tại sao có bệnh Alzheimer?
Cho tới ngày nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh quái ác nầy. Họ nghi ngờ bệnh có thể là do một loại virus có biến chuyển chậm (lentivirus), do độc tố từ chất nhômaluminium, ô nhiễm môi sinh (pesticides, nông dược), do hiện tượng tự miễn autoimmune, hoặc do di truyền (maladie d’Alzheimer familiale autosomique dominante) nếu đã từng có xảy ra cho những người thân trong gia đình, hay trong dòng họ qua nhiều thế hệ rồi, hoặc nếu cha mẹ mang gène Alzheimer thì con cái có thể có nguy cơ bị Alzheimer sau nầy.
Nhưng hình như các nhà chuyên môn thiên về phía giả thuyết «protéine bất thường» nhiều hơn hết, trong đó protéine beta amyloide không hoà tan đóng một vai trò then chốt trong sự làm phát sinh ra bệnh Alzheimer... Protéine nầy hiện diện một cách bình thường trong các tế bào thần kinh và cả trong tế bào của các cơ quan khác nữa.
Ở người khỏe mạnh bình thường, beta amyloide sẽ tự phân hủy và bị loại đi nên không thể tạo ra các mảng amyloide được. Còn đối với bệnh nhân Alzheimer, protéine beta amyloide không thể tự phân hủy mà còn kết hợp lại với nhau thành những mảng amyloides trong mô não.
Người ta cũng nhận thấy có sự tan biến tế bào thần kinh trong những vùng thuộc về trí nhớ, và các vùng tâm thần xung yếu khác của não bộ. Ngoài ra còn có sự tuột giảm nồng độ của acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters).
Những giai đoạn của bệnh Alzheimer
Đôi khi một số nhà chuyên môn sử dụng một thang thăm dò gồm có bảy bậc được gọi là thang suy thoái toàn diện (échelle de détérioration globale ou échelle de Reisberg).
Bệnh Alzheimer có diễn biến chậm và tuần tự thông qua ba giai đoạn. Sự phân chia nầy rất cần thiết để giúp bác sĩ có một mô hình tổng quát của người bệnh, hầu có thể phát họa kế hoạch chữa trị thích nghi.
1*Giai đoạn tiên khởi:
Kéo dài từ 2 đến 4 năm. Thỉnh thoảng hay quên việc nầy việc nọ.
Đôi khi bệnh nhân than phiền khó tiếp thu được những thông tin từ bên ngoài, hoặc cảm thấy khó khăn để thi hành theo lời chỉ dẫn. Người bệnh cũng gặp nhiều trở ngại trong cách diễn đạt tư tưởng của họ, không thể tìm ra đúng chữ để sử dụng.
Khó phân biệt giai đoạn nầy với hiện tượng lão hóa thông thường của mọi người. Bình thường thì người già cũng hay quên những chi tiết nào đó hay những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt hằng ngày.
Người bị bệnh Alzheimer cũng có thể quên một cái gì đó, một chi tiết nào đó, quên cả việc lớn và lẫn việc nhỏ nhoi không quan trọng.
Thay đổi nhẹ về nhân cách, thí dụ như tâm tánh bất thường, lo âu, trầm cảm, có khi giận dữ, mất đi sự hồn nhiên thường nhật, bớt tánh khôi hài, từ từ sống khép kín hoặc rút ra khỏi các sinh hoạt quen thuộc.
Sự mất trí nhớ càng ngày càng tăng thêm theo thời gian và theo sư tiến triển của bệnh.
2*Giai đoạn trung gian:
Kéo dài từ 2 đến 10 năm. Suy thoái về các khả năng trí tuệ và thể xác.
Mất trí nhớ, quên cả quá khứ của mình, quên bạn bè là những ai, hoặc quên luôn cả cha mẹ.
Không thể định hướng trong không gian và trong thời gian.
Một số bệnh nhân trở nên không yên, đi tới đi lui, hoặc đi lang thang, lai vãng từ chỗ nầy đến chỗ nọ mà không có mục đích rõ rệt. Mất sự tập trung tư tưởng. Giai đoạn nầy gây nhiều khó khăn cho những người có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân.
Tâm thần không ổn định. Giấc ngủ bị xáo trộn. Ngôn ngữ khó khăn. Khó khăn trong việc tìm chữ thích hợp để nói, hay dùng những từ không chính xác.
Trở nên thù địch, chửi thề, chụp giữ, đánh cắn, đập phá, hung bạo với mọi người xung quanh, bạn bè và cả với người thân trong gia đình.
Thường có tâm trạng hay bực tức, la hét, hoảng loạn và sau đó thì rơi vào trạng thái trầm cảm.
Không thể sống một mình được. Cần phải có người săn sóc một cách thường trực.
3*Giai đoạn cuối cùng:
Thường rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài từ 1 đến 3 năm mà thôi. Thường hayngủ suốt ngày. Bất động. Không còn nhớ gì hết. Không còn hiểu gì hết. Không còn biết phương hướng. Không nhận biết người nhà.
Bệnh nhân ăn uống không được, hay sặc, khó nuốt, nên bị mất cân, gầy ốm rất nhanh.
Mặt vô cảm không biểu hiện một cảm xúc nào hết. Quên cả bản thân. Không quan tâm đến môi trường xung quanh.
Trao đổi liên lạc với người khác không bằng lời nói mà qua ánh mắt, bằng sự khóc la hoặc rên rỉ.
Mất trí nhớ, mất khả năng trao đổi ý tưởng với người khác. Không nói được. Ỉa trây đái dầm (incontinence).
Không tự rửa ráy, tự mình bận đồ hoặc tự mình săn sóc được.
Nằm liệt giường và cuối cùng thì chết đi vì bị viêm phổi, viêm thận hoặc vì một chứng bệnh nào khác.
Có thể lầm lẫn với hiện tượng lão hóa bình thường
Alzheimer có biến chuyển rất chậm vì vậy bệnh nhân cứ tưởng rằng tại họ già nên phải mất trí nhớ.
Đôi khi những dấu hiệu bên trên là những báo hiệu bước đầu của bệnh Alzheimer.
Có 10 dấu hiệu tiên phong: Hãy coi chừng đó!
1/ Mất trí nhớ ngắn (Memory loss that affects day to day function): nghĩa là không nhớ những việc gì mới xảy ra gần đây. Tuy nhiên, sự kiện nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Đôi khi tự nhiên mình quên phức đi một cái tên, một số điện thoại, v.v... Người bị Alzheimer cũng quên như thế nhưng họ không bao giờ nhớ trở lại được hết và họ cứ hỏi đi hỏi lại hoài hoài về một vấn đề mặc dù họ đã được trả lời rồi.
2/ Khó khăn trong đời sống hằng ngày (Difficulty performing familiar tasks): như không thể tự nấu cơm, tự chuẩn bị một bữa ăn bình thường. Đôi khi làm xong nhưng quên lững không dọn ra, hay họ quên là họ đã có chuẩn bị bữa ăn rồi.
3/ Khó khăn trong ngôn ngữ (Problems with language): hay quên những chữ rất thường, hoặc sử dụng những từ không thích hợp khiến cho không ai hiểu nổi. Không có thể gọi đúng tên đồ vật.
4/ Mất định hướng trong thời gian và trong không gian (Disorientation of time and place): họ có thể bị lạc lối trên con đường trong xóm mà họ ở từ xưa nay. Họ không hiểu tại sao họ đang ở chỗ đó, và cũng không biết lối nào để trở về nhà.
5/ Không biết cách phán xét, hoặc phán xét quá thô thiển (Poor or decrease judgment): một người còn khỏe mạnh đôi lúc có thể bị lãng trí như quên không giữ cháu bé trong giây lát. Người bị Alzheimer thì quên tuốt luôn sự hiện diện của đứa nhỏ mà mình có trách nhiệm trông coi.
6/ Gặp khó khăn trước những khái niệm trừu tượng (Problems with abstract thinking): ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi kiểm soát sổ trương mục tiết kiệm của mình. Người bị Alzheimer thì không còn hiểu ý nghĩa các số ghi trong cuốn sổ của họ và cũng không biết họ cần phải làm gì.
7/ Lạc mất đồ đạc (Displacing things): họ có thể cất giữ đồ vật trong những nơi không thích hợp, chẳng hạn như đem cất cái bàn ủi trong ngăn đá của tủ lạnh, hoặc đem cất cái đồng hồ trong keo đường, v.v...
8/ Biến đổi tâm tánh và thái độ (Changes in mood and behavior): ai cũng có thể thay đổi tâm tánh hết, nhưng người mắc bệnh Alzheimer thì có cảm xúc không ổn định, tâm tánh của họ biến đổi rất mau, thí dụ như đi từ điềm tĩnh vui cười trước đó sang thái độ thù nghịch hoặc giận dữ khóc lóc chỉ trong vòng đôi ba phút mà thôi.
9/ Thay đổi nhân cách (Change in personality): người bệnh Alzheimer có thể trở nên cau có khó chịu, đa nghi, e dè và lo âu. Có thái độ thù địch với mọi người kể cả người thân trong gia đình họ.
10/ Mất hết sự ham muốn và sáng kiến (Loss of initiative): họ tách rời ra khỏi cuộc sống, không muốn tham gia vào bất cứ một sinh hoạt nào hết. Sống thu hẹp lại, không quan tâm đến người khác, việc khác, v.v...
Có thuốc trị không?
Cho đến nay cũng chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được hay chặn đứng lại được sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Chỉ có thuốc giúp làm giảm bớt được phần nào các triệu chứng của bệnh, và giúp cho đời sống của bệnh nhân được phần nào dễ chịu hơn đôi chút mà thôi.
Options de traitement (SOCIÉTÉ ALZHEIMER CANADA 10/28/15)
Il n existe présentement aucune cure pour la maladie d’Alzheimer et les maladies apparentées, ni de traitement pour bloquer la progression. Plusieurs médicaments et trait ements non-pharmacologiques peuvent atténuer certains symptômes.
Feuillets d’information sur les médicaments suivants, y inclus les bénéfices et effets secondaires possibles :
·         ReminylMD
·         Rivastigmine (ExelonMD)
·         AriceptMD
·         Chlorhydrate de mémantine (EbixaMD
Có cách nào phòng ngừa không?
Hiện nay chưa có một món thuốc nào khả dĩ có thể ngừa được bệnh Alzheimer.
Một nếp sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer. Chẳng hạn như :
- Phải luôn luôn vận động, linh hoạt, làm vườn, đi bộ, tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn.
- Dinh dưỡng trong lành: rau cải trái cây tươi các loại, đa dạng, sậm màu để có đủ vitamines và các chất chống oxy hóa antioxidants. Ăn nhiều cá để có chất oméga 3...
- Kích thích não, bắt trí não làm việc thường xuyên: đọc sách báo, viết văn, viết báo, chơi đánh cờ, ô chữ, xếp chữ, v.v...
- Tránh tình trạng căng thẳng tinh thần (stress).
- Kiểm soát huyết áp động mạch, cholesterol, và đường huyết ở giới hạn bình thường.
- Tránh gây chấn thương sọ não.
- Giữ mối giao tiếp xã hội cho luôn luôn tốt đẹp.
- Nhảy đầm, khiêu vũ dưỡng sanh. Có thí nghiệm cho thấy nhịp điệuTango có thể giúp bệnh nhân Parkinson và Alzheimer cải thiện sự phối hợp giữa các động tác một cách khá rõ rệt.
“The Argentinian doctor Roberto Peidro, pioneer researcher of the therapeutic benefits and applications of tango put emphasis on the fact that the rhythms of Tango require a lot of coordination, it is precisely for this reason that enormous benefits are produced in patients with Parkinson’s disease...
...For people with Alzheimer’s disease Tango Therapy is very helpful as it requires coordination and memory to learn the steps”
- Có rất nhiều thí nghiệm đã sử dụng thực phẩm bổ sung và thuốc thiên nhiên như vitamines E, B, acide folique, Selenium, Ginkgo biloba (bạch quả), v.v...
Kết quả không rõ rệt, không chắc chắn cũng như còn thiếu thí nghiệm lâm sàng.
- Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa được bệnh Alzheimer hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, v.v...
- Và vấn đề lang băm hãy còn rất nhiều.

*Video -The Wall Street Journal Feb 9, 2012: Cancer drug shows hope for Alzheimer’s

Cần sa có tốt cho bệnh lú lẫn không? Hãy cẩn thận, chớ vội tin…
VIDEO-Cnn-Medical marijuana has potential as Alzheimer's treatment, study says
Kết luận
Bệnh Alzheimer là bệnh lú lẫn của người già, và theo nhận xét thì các cụ bà thường hay mắc phải bệnh hơn các cụ ông. Có lẽ tại nhờ các bà sống dai và có tuổi thọ cao hơn các ông.
Sống càng già thì nguy cơ vướng bệnh Alzheimer càng cao.
Có người nói, cứ mỗi chặng 5 năm sau tuổi 65 thì tỷ lệ người có nguy cơ bị Alzheimer tăng gấp hai?
Và đến tuổi 85 thì 20% trong các cụ có thể bị Alzheimer.
Alzheimer là cơn ác mộng của nhiều gia đình khi họ phải chứng kiến trong đau đớn, xót xa tuyệt vọng, tình trạng sa sút của ông bà hay của cha mẹ mà phải đành bó tay không thể làm gì được hết.
Y học có giới hạn của nó.
Theo các nhà chuyên môn, để phòng ngừa Alzheimer cũng như để trì hoãn sự phát triển của nó thì chúng ta cần phải bắt trí não làm việc một cách thường xuyên.
Còn lỡ chẳng may vướng phải bệnh Alzheimer rồi thì đành chấp nhận số phận thế thôi.
Trời kêu ai nấy dạ mà, cho dù người đó là Tổng Thống R. Reagan hay bà cựu Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher đi chăng nữa, thì cũng...đành chịu vậy thôi!.
...“Former President Ronald Regan also had dementia in the form ofAlzheimer's disease. Regan was the 40th President of the United States. He died of pneumonia, a complication of Alzheimer's disease, in June 2004 aged 93. It is probable that Margaret Thatcher's dementia has a vascular cause. She has had a few small strokes in the past”...

Alzheimer là nỗi ám ảnh, và là cơn ác mộng của tất cả mọi người. Nó cướp đi linh hồn, căn tính (identity) và nhân cách, nhưng trớ trêu thay nó chừa sự sống lại trong một thân xác...tàn tạ bệ rạc theo thời gian. Phải chi nó tước luôn cả cái ý thức (conscience) thì tốt hơn cho người bệnh biết mấy, vì thỉnh thoảng những tia ý thức vẫn còn lóe lên chớp tắt như cái bóng đèn trong đẩu họ làm họ nhận biết được sự thật quá phủ phàng khiến họ có lẽ chắc phải thầm nghĩ “Trời ơi! Alzheimer đã cướp đi trí nhớ, đầu óc và cả sự sống của tôi rồi”, nhưng liền sau đó thì tất cả lại rơi vào hư vô, tĩnh lặng, không còn biết gì nữa, và chờ đến một lúc nào đó thì tia ý thức đó lại chớp phực ra và lại đem người bệnh vào sự đau khổ tột cùng triền miên, và cứ như thế...cho đến khi chết./.

Q.V&K.L-Chuẩn bị khi Vợ / Chồng (BỊ) lú lẫn

                                                      Chuẩn bị khi Vợ / Chồng (BỊ) lú lẫn...
Tham khảo:

- Alzheimer’s Disease
- Alzheimer’s Caregivers
- Société Alzheimer du Canada
- Standard Treatments/USA

- Alzheimer FAQ/UK

Montreal






__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Tuesday, August 9, 2016

THUỐC METFORMIN VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 

Show original message



                       THUỐC METFORMIN VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
                                                                                               Bs. Hồ Ngọc Minh

                                                                                                Monday, August 8, 2016 11:05 PM

alt
baotgm.com
Bác sĩ Hồ Ngọc Minh- Trong vòng 20 năm vừa qua, hầu như ai có bệnh tiểu đường loại 2 đều biết đến thuốc Metformin còn có tên thương hiệu là Glucophase. Có thể nói, thuốc này đã cứu mạng hàng chục, hàng trăm triệu bệnh nhân trên khắp thế giới, và...

Trong vòng 20 năm vừa qua, hầu như ai có bệnh tiểu đường loại 2 đều biết đến thuốc Metformin còn có tên thương hiệu là Glucophase. 
Có thể nói, thuốc này đã cứu mạng hàng chục, hàng trăm triệu bệnh nhân trên khắp thế giới, và gần đây công hiệu kéo dài tuổi thọ cho con người mà thuốc có thể giúp, đang được nghiên cứu.
Bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố chính kéo theo ba bệnh trong hội chứng Mỡ, Đường, Máu. Bệnh gây ra bởi sự vô cảm với hormone insulin (insulin resistance) mà thuốc Metformin chữa trị bằng cách tăng cường độ nhạy cảm với insulin.
Trong vòng 30 năm qua, số người bị bệnh tiểu đường trên thế giới tăng lên gấp 10 lần từ khoảng 30 triệu lên đến trên 300 triệu. Ở nước Mỹ, hiện có khoảng 30 triệu người bị tiểu đường, và cứ mỗi 16 giây thì có thêm một người bị bệnh tiểu đường. Gần 1/3 người trên 65 tuổi bị bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường thường kéo theo các bệnh tim mạch, và nguy cơ chết vì bệnh tim mạch tăng gấp 3 lần so với người bình thường. Vấn đề là, có trên 80 triệu người bị bệnh “tiền tiểu đường” (pre-diabetes) mà không biết. Những người này, cho dù nồng độ đường trong máu ở mức bình thường, nhưng nguy cơ chết vì bệnh tim mạch vẫn tăng 40%.

Để biết mình có bị bệnh “tiền tiểu đường” hay không, bệnh nhân cần biết chỉ số hemoglobin A1C, đo phần trăm chất hemoglobin của hồng huyết cầu bị "ngâm trong đường". Lượng hemoglobin A1C từ 5.7% đến 6.4% được xem là bị “tiền tiểu đường”, trên 6.4% là bị tiểu đường thật sự. Nếu lượng A1C giảm đi 1% thì nguy cơ chết vì bệnh tim mạch giảm đi từ 21 đến 37%.
Thuốc Metformin được khám phá vào khoảng thập niên 1920, và hiện nay là thuốc trị bệnh tiểu đường được sử dụng nhiều nhất trên quả địa cầu. Thuốc được phép sử dụng năm 1958 bên Anh Quốc nhưng mãi đến năm 1995 mới được phép cho sử dụng ở Mỹ.
Thuốc Metformin có nguồn gốc từ… dược thảo, biến chế từ chất guanidine tinh chế từ cây hoa Lilac (Tử Đinh Hương). Hoa Tử Đinh Hương đã từ lâu được sử dụng để trị bệnh tiểu đường. Bằng cách kích thích một chất enzyme trong tế bào có tên là Adenosine Mono- Phosphate Kinase (AMP Kinase), Metformin có những tác dụng sau đây:
1. Giảm lượng đường glucose nhập qua đường ruột
2. Không chế việc biến chế và tàng trữ đường trong lá gan
3. Tăng độ nhạy cảm với hormone insulin
4. Tăng độ nhập của đường glucose từ máu vào trong các tế bào
5. Tăng mức độ cơ thể đốt mỡ và chất béo, giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL
alt












Do các công hiệu trên đây, thuốc Metformin, giảm nguy cơ bị Mỡ, Đường, Máu. Sử dụng thuốc Metformin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm chỉ số hemoglobin A1C và do đó, giảm tử vong vì bệnh tim mạch.
Thật ra, với những người chỉ bị tăng mỡ cholesterol một tí tí, thuốc Metformin tỏ ra có công hiệu và an toàn hơn thuốc statins vì ít bị phản ứng phụ. Một sự thật khó nói mà nhiều hãng dược phòng sản xuất thuốc statins không muốn cho chúng ta biết, vì thuốc Metformin rất rẻ, chỉ tốn khoảng dưới 10 cents một viên thuốc!
Thuốc Metformin còn có các dược tính khác được sử dụng, tuy chưa được chính thức công nhận:
1. Trị bệnh hiếm muộn do sự rụng trứng bất thường từ hội chứng Đa Nang Buồng Trứng (PolyCystic Ovary Syndrome, PCOS)
2. Giảm cân
3. Chống, ngăn ngừa các loại ung thư
4. Chống già cỗi, kéo dài tuổi thọ (anti-aging)
Bệnh Đa Nang Buồng Trứng đưa đến từ sự vô cảm với insulin làm xáo trộn cân bằng của các hormone sinh dục. Vì thế Metformin khi làm tăng cảm tính với insulin sẽ làm cân bằng các hormone sanh sản, làm cho người phụ nữ rụng trứng đều hoà hơn.
Kế đến, bằng cách đem đường vào trong bắp thịt và giảm mỡ, dĩ nhiên thuốc sẽ giúp chống béo phì.
Còn về bệnh ung thư, nên biết, các tế bào ung thư rất… ghiền đường. Bằng cách giảm đường trong máu, các tế bào ung thư sẽ đói mà chết. Ngoài ra, Metformin còn trực tiếp kích thích gene chống ung thư gọi là tumor suppressor p53 gene, và không chế các gene gây ra ung thư gọi là cancer-promoting genes. Hơn nữa bệnh tiểu đường thường đi đôi với nguy cơ bị ung thư các loại như ung thư gan, ung thư tuyến tuỵ pancreas, ung thư ruột già, ung thư màng tử cung, ung thư vú và ung thư thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc Metformin giảm nguy cơ bị ung thư xuống hơn 50%.
Hiện nay có một nghiên cứu đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia NIH phê chuẩn và đang tiến hành xem thuốc có thể làm tăng tuổi thọ cho con người, dựa trên những bằng chứng khả quan khi dùng cho thú vật.
Dĩ nhiên, vì là thuốc, nên sẽ có những phản ứng phụ. Metformin khi mới uống, có thể làm cho bị nhức đầu, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, sình bụng và bị tiêu chảy. Thuốc cũng có thể làm cho cơ thể thiếu vitamin B12. Trong trường hợp hiếm hoi, vì thuốc được thải ra qua trái thận trong vòng 12 tiếng, trên lý thuyết có thể có nguy cơ bị suy thận.
Như vậy, không khác gì thuốc aspirin, thuốc Metformin có thể xem là một “thần dược”. Với suy nghĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số nghiên cứu đề nghị nên sử dụng thuốc, ở liều lượng nhỏ, cho những người bị “tiền tiểu đường” mà trước đây các bác sĩ cho rằng không cần chữa. So ra, thuốc an toàn và đỡ tốn kém hơn là chủ trương khuyên mọi người uống thuốc giảm cholesterol, statins để giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.
BS Hồ Ngọc Minh


__._,_.___

Posted by: truc nguy

Featured Post

Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái

  From: VUONG DANG < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Slee...

Popular Posts