FYI.
-------- Original message --------
Viêm
gan C có gì mới lạ?
BS M Lê Văn Long
Theo thống kê 2016 của tổ chức Y Tế Thế
Giới (WHO) thì trên thế giới có 130 – 150 triệu người bị bệnh viêm gan C và mỗi
năm có 500,000 người chết vì bệnh nầy.
Tại sao người Việt
chúng ta phải quan tâm đến viêm gan C?
Vì nhiều lý do:
Việt Nam là một trong những nước có tử
vong cao vì viêm gan B và viêm gan C
Viêm gan C đưa đến suy gan, cần phải
ghép gan mới sống được.
Viêm gan C gây ra ung thư gan.
Hiện nay có thuốc chữa trị rất hiệu quả,
làm tránh được suy gan và ung thư gan, làm giảm tử vong, ít phản ứng phụ, không
cần chích, chỉ cần uống một ngày một viên thuốc trong vòng 3 tháng (12 tuần) là
dứt bệnh viêm gan C.
Thuốc chữa viêm gan C
Thuốc dùng để chữa viêm gan C có bắt đầu
từ 1991, đó là thuốc chích Interféron. Năm 1998 thuốc uống Ribavirine ra đời và
được dùng phối hợp với Interferon. Hai thuốc nầy cộng lại chỉ có công hiệu tối
đa là 50 %, trung bình là 30 % mà thôi. Lại nữa với những thuốc nầy, cần phải
chữa trị gần một năm (48 tuần), bệnh nhân một phần phải chịu nhiều phản ứng phụ
rất khó chịu làm một số phải bỏ cuộc, một phần phải tới lui nhà thương thường
để xét nghiệm máu và phải học cách tự mình chích thuốc interferon ở nhà.
Kể từ 2016 thì đã có rất nhiều thuốc mới
để chữa trị, công hiệu từ 90% đến 100%, trong vòng 3 tháng là dứt bệnh, không
cần phải tới lui nhà thương thường xuyên. Thuốc mới rất đắt tiền, uống thuốc 3
tháng tốn 30,000 Gia kim (90,000 Mỹ kim lúc mới ra thị trường năm 2015). Chính
phủ Québec, qua trung gian RAMQ sẽ trả tiền thuốc, giống như trả tiền tất cả
thuốc khác để chữa tiểu đường, huyết áp cao…, chỉ cần bác sĩ làm đơn gởi tới
RAMQ xin thuốc. Ở Bắc Mỹ và Âu Châu, thuốc Interféron + Ribavirin không còn
dùng nữa, ở các nước khác thì vẫn còn được dùng vì thuốc mới quá đắt tiền.
Gan có thể bị viêm vì
nhiều lý do
Như uống rượu quá độ, gan bị đóng mỡ,
uống thuốc Tylenol quá liều, uống thuốc trị ho lao, bệnh suy tim. Gan cũng có
thể bị viêm vì vi trùng (bactérie), bị viêm vì siêu vi trùng (gọi tắt là siêu
vi hay vi rút (virus).
Viêm gan C là viêm gan do siêu vi trùng
C gây nên, viêm gan B là viêm gan do siêu vi B gây nên. Siêu vi có tên A, B hay
C hay E, F, G cũng giống như cha mẹ đặt tên con mình đứa con đầu lòng có tên
Hai, đứa kế tiếp tên Ba, sau là tên Tư rồi đến Út Một, Út Hai, vân vân.
Siêu vi C truyền nhiễm
như thế nào?
Siêu vi C nằm trong gan và trong máu của
người bệnh viêm gan C và lúc đầu không gây triệu chứng gì cho nên người bệnh
không biết là trong người mình có siêu vi trùng C. Người bệnh này sẽ lây người
khác lúc đi hiến máu, người nhận máu sẽ được máu và thêm món quà là con siêu vi
trùng C! Trước năm 1992 thì chưa có phương pháp xét nghiệm siêu vi trùng C
trong máu của những người hiến máu. Người bệnh sẽ lây người khác nếu chích ma
túy rồi truyền kim cho người khác chích vì trên đầu mũi kim có dính máu, do đó
có siêu vi. Một người bệnh có thể lây hàng ngàn người khác chỉ trong phút chốc
lúc dùng dịch vụ y tế để được chích ngừa (cúm, lao, ho gà, vân vân) vì y tá
không thay đổi kim, vẫn một mũi kim mà chích nhiều người (Ai Cập có hơn 10%
người dân bị viêm gan C vì lý do nầy). Bác sĩ, nha sĩ, chuyên viên châm cứu
cũng vô tình truyền siêu vi cho bệnh nhân vì dùng dụng cụ không được khử trùng
một cách hữu hiệu.
Ở các nước tân tiến giàu mạnh, những
người trẻ bị nhiễm siêu vi trùng C vì chích ma túy là nguyên nhân chính, những
người lứa tuổi 40 – 70 thì bị nhiễm vì truyền máu trước năm 1992 là chính.
Ở các nước chậm tiến hay nước đang phát
triển thì những người lứa tuổi 40 – 70 thường bị nhiễm siêu vi trùng C vì tổ
chức y tế thiếu sót, bị nhiễm ngay tại nhà thương, phòng mạch, trụ sở y tế còn
những người trẻ thì cũng giống như những người trẻ khác trên thế giới, vì chia
sẻ kim chích ma túy mà bị truyền nhiễm.
Siêu vi trùng C ít có sự truyền nhiễm
qua đường sinh lý, hay truyền nhiễm từ mẹ qua con. Siêu vi trùng C không truyền nhiễm
qua thức ăn.
Làm sao biết mình có
bị viêm gan C hay không?
Người bị nhiễm siêu vi trùng C thường
không có triệu chứng gì hết, phải thử máu mới biết là bị nhiễm. Rất ít khi bệnh
nhân có nhiều triệu chứng như đau nhức các khớp xương, bệnh ngoài da, không ra
nắng được, suy nhược quá độ, làm cho bệnh nhân phải đi khám nhiều chuyên gia
nhưng không tìm được nguỵên do, sau đó mới biết là triệu chứng của viêm gan C.
Tất cả những người bị
nhiễm viêm gan C đều phải uống thuốc?
Siêu vi trùng C rất quỷ quái, một khi
xâm nhâp vào cơ thể thì biến ra nhiều hình dạng để tránh bị lực lượng đề kháng
của cơ thể nhận diện và tiêu diệt. Khoa học hiện đại đã tìm được 6 dạng
(genotype) của siêu vi trùng C. Ở Bắc Mỹ và Âu Châu hơn 70% viêm gan C là do
siêu vi trùng C dạng 1 (genotype 1) gây ra, ở Việt nam siêu vi 1 và 6 là nhiều
nhất, ở Ai Cập (egypte) siêu vi 4 gây ra viêm gan C cho hơn 10 % dân Ai Cập (tỷ
lệ nhiều nhất thế giới, ở những xứ khác từ 1% đến 3% người dân bị mà thôi), ở
Phi Châu dễ nhiễm siêu vi trùng 5, ở Úc Châu dễ nhiễm siêu vi trùng 3.
Trong các thuốc mới, có thể nói tóm tắt
dễ hiểu là mỗi loại thuốc rất công hiệu cho một dạng (genotype) mà thôi vì thế
cần phải biết siêu vi trùng C dạng gì (génotype) mới có thể chọn thuốc nào để
chữa. Phần đông lại cần phải phối hợp hai thứ thuốc mới, vì thế mà thuốc rất
đắt tiền. Trong tương lai rất gần (dưới 3 năm) sẽ có thuốc công hiệu cho tất cả
6 dạng (genotype) của siêu vi trùng C, lúc đó không cần biết siêu vi trùng C
genotype gì cũng vẫn chữa được.
Biết genotype siêu vi là điều kiện đầu
tiên để biết phải dùng thuốc nào, sau đó cần biết gan bị viêm hay bị xơ, nhẹ
hay nặng (từ F0 cho tới F4, F là viết tắt của Fibrose, là xơ gan), tiếp đến là
cần biết là đã từng có chữa trị bằng Interferon ribavirin hay chưa, cần biết là
có bị những bệnh khác hay không (tiểu đường, nghẹt tim, viêm gan B, v.v…). Còn
nhiều điều kiện khác bác sĩ phải biết mới xin chính phủ trả tiền thuốc được.
Ở Québec lúc thuốc mới xuất hiện trên
thị trường, chánh phủ chỉ trả tiền thuốc nếu bị viêm F2, F3, F4, tức là bị nặng
mới được, một năm sau thì chính phủ trả tiền cho những người bị viêm nhẹ bắt
đầu từ F1 và sắp tới là F0 cũng được trả tiền thuốc.
Thuốc mới trên thị
trường, bắt đầu từ năm 2015:
Sovaldi (sofosbuvir), Ledipasvir,
Harvoni (sofosbuvir+ ledipasvir), Holkira (da sabuvir + ombitasvir + ritonavir
+ paritaprevir), Eclupsa (), Zapatier (elbasvir + grazoprevir)
Tương lai
Mỹ, Úc, Anh là các nước dự trù bắt đầu
năm 2030 sẽ không còn siêu vi C trong nước. Chúng ta không cần di trú sang Mỹ,
Canada cũng có chương trình diệt siêu vi trùng C.
Đây là một sự kiện hiếm có trong lãnh
vực Y Học: chỉ trong vòng 2 năm mà xuất hiện biết bao nhiêu là thuốc mới để
tiêu diệt siêu vi trùng C, so với hai thuốc Interferon và Ribavirine đã dùng
suốt 25 năm qua.
Hy vọng một ngày gần đây chúng ta cũng
sẽ có được những thuốc mới chữa ung thư công hiệu 90% – 100% giống như thuốc
chữa bệnh viêm gan C.
BS M Lê Văn Long
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment