Subject:
Nước dừa: Không chỉ đơn thuần là nước uống giải khát.
NƯỚC DỪA ' NGUYÊN CHẤT " từ trái dừa TỐT HƠN NƯỚC DỪA NHÂN TẠO ( Tức nước dừa vô lon , vô hộp )
Nước dừa: Không chỉ đơn thuần là nước uống giải khát.
Mặc dù một số người tỏ ra lo ngại với lượng đường có trong loại nước uống thanh nhẹ này, nhưng các nghiên cứu trên chuột bị tiểu đường cho thấy: Nước dừa có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết. Ngoài ra họ cũng phát hiện rằng: Nước dừa có khả năng ngăn ngừa và giảm huyết áp, cũng như có khả năng giảm stress, oxy-hóa, và kháng insulin. Thậm chí nước dừa được cho là có tác dụng hoàn hảo trong việc điều hòa lipid so với các nhóm thuốc cholesterol phổ biến hiện nay.
- Chống loét:
Indomethacin – một loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm với tác dụng
phụ là gây loét trên đường tiêu hóa, có thể được ngăn chặn bằng việc sử
dụng nước dừa hoặc sữa dừa.
- Hạ huyết áp:
Quan sát trên những người uống nước dừa trong hai tuần, người ta thấy
rằng, 74% người tham gia thí nghiệm có huyết áp giảm. Cụ thể giảm đến 24
(mmHg) huyết áp tâm thu và 15 (mmHg) huyết áp tâm trương.
- Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Các thí nghiệm cũng cho thấy: Đối với những người mắc
bệnh Alzheimer, việc sử dụng nước dừa thường xuyên dường như là giảm nồng
độ estrogen (estradiol) não bộ, cũng như giảm tích lũy các mảng β-amyloid
vốn có liên quan đến bệnh này.
- Kháng khuẩn:
Ba peptid kháng khuẩn lạ thường được phát hiện trong nước dừa có khả năng
ức chế hoạt động của vi khuẩn.
- Chống viêm dạ dày:
Khi bổ sung thêm muối, thì nước dừa được coi là thức uống bù dịch lý
tưởng. Đối với nhưng nơi mà dịch vụ Y tế còn hạn chế, hay những nơi có dịch
tả nghiêm trọng, thì nước dừa quả là một ‘vị cứu tinh’.
Đại Hải.
11 lợi ích đối
với sức khỏe của nước dừa.
Nước dừa là loại nước tự nhiên dùng để giải khát, chứa
nhiều vitamin, chất khoáng… có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên dùng
nước dừa như thế nào cho tốt thì không phải ai cũng biết.
Từ lâu nước dừa tươi đã trở thành một thức uống bổ dưỡng
đối với sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong nước dừa tươi
có chứa các chất: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng Ca,
Na, K. L, P, Fe… các vitamin C, PP… rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng: giải nhiệt,
tăng cường năng lượng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, nước
dừa vô trùng được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy…
Nước dừa chứa nhiều
khoáng chất và vitamin tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Tác dụng của nước dừa:
1.
Giảm nguy cơ mất nước:
- Nước dừa chứa kali và các
khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì
vậy, nước dừa được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị bệnh lỵ, tả,
tiêu chảy, cúm và làm cân bằng chất điện giải.
- Uống một cốc nước dừa mỗi ngày
giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, hồi phục cơ thể sau
khi mất nước.
2.
Tăng cường năng lượng:
- Nước dừa chứa nhiều vitamin,
khoáng chất, chất dinh dưỡng, vì vậy nó là một thức uống năng lượng tuyệt
vời.
- Tuy nước dừa chứa ít đường và
hàm lượng natri ít hơn so với các nước uống thể thao khác, nhưng nó chứa
nhiều kali, calci, chloride giúp nâng cao mức năng lượng tối ưu của cơ
thể.
- Nước dừa chứa nồng độ kali và
acid lauric cao, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao trong
việc điều hòa huyết áp.
- Nước dừa có thể giúp tăng HDL
(tốt) cholesterol, và là một thứ nước tuyệt vời để điều trị và duy trì sức
khỏe tim mạch.
3.
Tốt cho hệ tiêu hóa:
- Nước dừa chứa acid lauric, khi
vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. (Monolaurin giúp kháng
virus, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng
đường tiêu hóa) ở trẻ em và người lớn.
- Những người bị táo bón, tiêu
chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống nước dừa ngày 2 lần
(mỗi lần một cốc).
4.
Tăng cường hệ miễn dịch:
- Nước dừa là một chất lỏng vô
trùng ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh
dưỡng khác.
- Các chất dinh dưỡng chính trong
nước dừa bao gồm: acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magnesium, calci,
natri, và Phospho giúp cân bằng sức khỏe bắp thịt, tim mạch, hệ thần kinh
và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của
cơ thể.
- Nước dừa tươi có tác dụng kháng
virus kháng khuẩn, chống viêm, và chống oxy-hóa.
- Nước dừa được sử dụng để điều
chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng giúp nâng
cao năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
- Nước dừa còn điều trị các bệnh:
cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất
thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp
nhăn…
5.
Giảm vấn đề về tiết niệu:
- Uống nước dừa sẽ làm giảm các
vấn đề về tiết niệu.
- Những người bị tiểu gắt, và các
bệnh tiết niệu cần uống nước dừa 2 lần/ngày để giảm triệu chứng
bệnh.
6.
Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột:
Uống nước dừa 1 lần/ngày với một muỗng cà phê dầu ô
liu (từ 3 đến 5 ngày) sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột, làm sạch dạ dày, đồng
thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn.
7.
Ngăn ngừa sỏi thận:
- Uống nước dừa thường xuyên giúp
tan sỏi thận, và làm cho chúng thoát ra ngoài cơ thể.
- Những người có vấn đề về thận
nên uống bổ sung nước dừa kết hợp với các loại thuốc điều trị.
8.
Có tác dụng kháng khuẩn:
Nước dừa chứa: monolaurin, monoglyceride kháng virus,
kháng khuẩn và antiprozoal được sử dụng để diệt các loại virus gây các bệnh
như: HIV, Herpes, cytomegalovirus, cảm cúm và các vi khuẩn khác.
9.
Được sử dụng trong truyền máu:
- Nước dừa gần giống như huyết
tương, do vậy nó được sử dụng trong truyền máu.
- Trong trường hợp khẩn cấp, nước
dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch, thay vì
dùng các chất lỏng tiêu chuẩn.
10.
Dùng để giảm cân:
Nước dừa là một chất điện giải tự nhiên giúp giải khát
và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, người ta dùng nước dừa để giảm
cân cho những người béo phì.
11.
Làm đẹp da:
- Chất cytokinin trong nước dừa
giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da, Acid lauric làm giảm thiểu sự lão
hóa của tế bào da, cân bằng độ pH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ,
làm ẩm cho da.
- Khi sử dụng, thoa nước dừa lên
vùng da xấu mỗi tối trước khi đi ngủ giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn,
vết rạn, ngứa da, và eczema.
Những lưu ý khi sử dụng nước dừa:
Phụ nữ có thai 3 tháng
đầu không được uống nước dừa.
- Không nên lạm dụng nước dừa:
uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.
- Không nên uống nước dừa vào
buổi tối (gây đầy bụng).
- Uống nước dừa từ từ (không nên
pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).
- Sau khi đi ngoài trời nắng về
uống nước dừa từng chút một (tránh uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu
chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao).
- Khi thi đấu thể thao, uống nước
dừa nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh
lẹ cần thiết.
Không nên uống nước dừa:
- Những người có thể tạng thuộc
âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu,
ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng,
bải hoải, chậm chạp… không nên dùng nước dừa.
- Phụ nữ có thai không nên uống
nước dừa vào quý thứ 1 của thai kỳ (khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến
của Bác sĩ Sản khoa).
- Người bị bệnh trị, huyết áp
thấp, thấp khớp…không nên uống nước dừa.
Lương
y Cao Sơn. ./.
__,_._,__
__._,_.___
No comments:
Post a Comment