NHÂN
DÁNG CỦA MỘT LƯƠNG Y
Uyên Nguyên & Mường Giang
Bác sĩ
Đinh Văn Định
Trong truyện ngắn “ Tiền rơi vô thanh “ của tác giả Dương Hán Quang, kể chuyện
Lâm Minh và Lưu Quân, còn lại máy đồng tiền xu sau khi mua sắm. Trên đường về
nhà ngang qua chiếc cầu, thấy có hai hành khuất đang ngồi xin của bố thí, trong
đó có một người mù.
Động mối từ tâm, cả hai móc hết số tiền xu của mình bỏ vào chiếc hộp sắt trước mặt
người hành khuất mù. Nhưng lạ thay ! khi Lâm Minh cho tiền thì người mù chỉ noí
“cám ơn”. Trái lại lúc Lưu Quân bỏ tiền vào hộp thì người hành khuất lật đật đứng
lên khom người “cảm ơn” Lưu Quân rất là lễ phép.
Thái độ trên đã làm cho Lâm Minh bất mãn, nên yêu cầu người hành khuất mù giải thích
tại sao mình cho nhiều tiên hơn Lưu Quân, lại không được ông ta cám ơn trịnh trọng
?. Người mù nói ông ta không thấy gì, nên đâu biết ai cho tiền nhiều hay ít. Tuy
nhiên ông có thể nghe, nên biết được thái độ của hai người khi cho tiền. Tóm lại
theo người hành khuát mù, thì Lâm Minh cho tiền để “ bố thí “, còn Lưu Quân
ngoài việc “ bố thí “ còn “ biết thương xót và tôn trọng người mình đang cho tiền”..
Câu chuyện triết lý trên giúp cho chúng ta một cách sống trong xã hội xô bồ ngày
nay, mà nhiều người hầu như đã quên mất chữ “ TÂM “ rất cần thiết giữa đời. Là
Phật tử hay theo bất kỳ một tôn giáo nào, chúng ta luôn luôn phải cố giữ cho
ánh Tâm đăng trong cõi hôn ta luôn sáng đẹp, đừng để cho tấm lòng bác ái vị tha
của ta trở nên tro lạnh, hờ hững trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời
quanh ta, đã nghe, đã thấy và đã biết..
Tâm là trái tim là tấm lóng. Phật dạy con người phải lấy TÂM làm gốc trong nhân
cách đối xử lẫn nhau giữa người với người. Rõ ràng hơn đây là một cách sống của
người tử tế, không thiên vị, không thị phi, vô ưu nhưng hữu cảm.
Tưởng như rất xa mà lại rất gần khi ngồi đọc lại những trang báo cũ viết về những
thế hệ Lương Y của VN trong đó có Thiền Sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, nhắc
ta phải hướng lòng về với cái Tâm bên trong của những Ân nhân, Mạnh Thường
Quân..suốt nhiều năm qua bao giờ cũng ân cần tử tế và sẵn lòng giúp đỡ người
khác nếu có thể. Ý nghĩa nhất của sự khai tâm là chia sẻ hiến tặng với chung
quanh, từ những nụ cười và những gì ta may mắn có nhiều hơn người khác.
Đó là những phẩm chất cao quý mà người viết trang trọng gửi tới một trong những
ân nhân của Bình Thuận : “ Bác Sĩ ĐINH VĂN ĐỊNH “ .
Nhận định về một con người đã khó mà kết luận về nhân cách của một con người lại
càng khó hơn..nhất là trong cái thế giới hỗn mang xô bồ hiện tại, hầu như ai ra
đường cũng phải tự mang cho mình một chiếc mặt nạ để phòng thân và giữ mình.
Tuy nhiên có một người mà người viết rất dễ khi nhận định và đưa ra kết luận. Ðó
là Bác Sĩ Ðinh Văn Ðịnh, với chiếc áo trắng hành nghề và nụ cười luôn nở trên
môi, một biểu tượng hay đúng hơn là một nhân dáng của một lương y, có tấm
lòng nhân hậu mà người viết có dịp tiếp xúc, trò chuyện thân mật trong một dịp
tình cờ, từ xóm Cồn Hạ Uy Di và San Diego xa xôi về thủ đô tị nạn Tiểu Sài Gòn
tại Nam California, dự các lần Đại Hội Ân Tình do Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh
Bình Thuận Hải Ngoại tổ chức giúp TPB/VNCH.
Là một người ít nói và hầu như không muốn nói gì về mình, nên người viết phần lớn
dựa vào những câu chuyện nghe được từ nhiều bệnh nhân có đến khám bệnh tại phòng
mạch của Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh, cũng như lời giới thiệu ngắn ngủi trên Business Card..nên
biết Ông sinh năm 1955 tại Chợ Lớn nằm trong Đô Thành Sài Gòn, thủ đô
VNCH từ 1955-4/1975.
Thân phụ là người Bắc di cư nhưng Thân mẫu lại là người Sài Gòn. Ông mang
giòng máu Việt với hai sắc thái đặc dị (cần cù, học hỏi, chịu khó của người cha
xứ Bắc và bản chất giản dị, thương người của người mẹ Phương Nam), đã tạo ra một
Bác Sĩ Đinh Văn Định tận tâm với nghề nghiệp (làm việc không cần ăn trưa vì không
muốn bệnh nhân phải chờ đợi, giúp bệnh nhân nghèo..). Nói chung,thời niên thiều
được học hành và sinh hoạt trong phạm vi gia đình tại Chợ Lớn, đến khi tới tuổi
tòng quân thì Miền Nam đã sụp đổ.
Ngày 30 tháng 04 - 1975, một mình Ông theo đoàn người di tản qua Mỹ. Cũng từ đó
ông sống tự lập, vừa đi làm nuôi thân vừa đi học và đã tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ
tại đại học Ca Li năm 1988. Năm 1990, bắt đầu hành nghề.
Bác sĩ Đinh Văn Định tốt nghiệp về Nội Khoa tổng quát, chuyên trị đau nhức
thần kinh tọa , trị đĩa đệm cột sống và các bệnh đau nhức kinh niên. Ngoài ra
Ông còn là hội viên của Hiệp Hội Bác Sĩ Y Khoa Hoa Kỳ.
Hiện đã mở
được 2 Trung Tâm Y Tế Hòa Hợp và 1 Trung Tâm Nghiên Cứu Thử Thuốc Mới để được FDA chấp nhận..
-Trung
Tâm Y Tế Hòa Hợp I (với Bác Sĩ Hung Lai) tại Garden Grove, điện thoại (714)
554-2250, địa chỉ 14291 Euclid St # D112, Garden Grove CA 92843.
-Trung
Tâm Y Tế Hòa Hợp 2 (Advanced Spine Care Center) trong phòng mạch cũ của bác sĩ
Nguyễn Văn Thế tại Westminster, điện thoại (714) 898-6700, địa chỉ 9196
Bolsa Ave, Westminster CA 92683.
-Advanced Rx Clinical Research tại Artesia CA ( gần Cerritos Mall) . Trung Tâm này chuyên nghiên cứu thuốc mới ra và có chương trình giúp đỡ những bệnh nhân không có bảo
hiểm, được khám và thử máu miễn phí, nếu hội đủ điều kiện. Điện thoại : ( 562) 860-8171.
Bỏ qua quá khứ với nhiều trăn trở, bằng ý chí tiến thân , và bằng khả năng vượt
thắng trên những chướng ngại vật trước mắt để phấn đấu vươn lên , Bác sĩ đã phần
nào thực hiện được những ước mơ, hoài bão của đời mình là phục vụ cho tha nhân
, nhân quần xã hội. Ðể từ đó có cơ hội đền ơn đáp nghĩa với xã hội đã cưu mang
, giúp mình gặt hái được những thành tựu đáng kể trong cuộc sống. Ðồng thời thật
sự mong muốn chia sẻ những hạnh phúc cũng như khổ đau với đồng loại dù chỉ là hạt
muối bỏ biển. Tất cả những nghĩa cử này một phần đã làm nên nhân cách của một
con người (hoài bão này Ông cũng muốn hai người con trai kế thừa sau này, nên
đã cho hai cậu theo học ngành Y Khoa tại Hoa Kỳ).
Khi nói về Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh, người viết có nhiều điều tâm đắc. Nhưng điều tâm
đắc nhất mà người viết muốn đề cập ở đây chính là cái “tâm” của con người hiện
đang hành nghề lương y ở tại quận Cam .
Theo thiển ý, chính yếu tố này đã tạo nên nhân cách của con người Bác sĩ Ðịnh.
Tâm ở đây phải được
hiểu qua nhiều khía cạnh.
Trước hết với tư cách là một Bác sĩ, hằng ngày phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân
, tình thương người đã được thể hiện rõ nét nhất. Lòng nhân đã được toả lan khắp
mọi người khi cần và tìm đến Bác sĩ. Không kể tinh thần phục vụ bệnh nhân với
phương châm “ lương y như từ mẫu” và đầy lương tâm nghề nghiệp của Bác sĩ, sự gắn
bó, đồng cảm, cảm thông với những đối tượng đã từng chịu đựng những hệ lụy của
số kiếp đổi đời, nay đã và đang gặp những hoàn cảnh kém may mắn, khó khăn về
tài chánh, chế độ bảo hiểm về sức khoẻ. Những nghĩa cử của Bác sĩ đã biểu
lộ đã làm xoa dịu những khổ đau cũng như những vết thương, hệ lụy từ cuộc đổi đời.
Nghĩ như vậy, Bác sĩ đã phục vụ không quên mình, tận tâm , yêu nghề . Thấu hiểu
những khó khăn của các bệnh nhân để tìm mọi cách giúp đỡ trong phạm vi khả năng
của mình. Tìm được nguồn an ủi khi biết bệnh tình của bệnh nhân thuyên giảm, hay
lành bệnh hẳn. Nhiều khi không đòi hỏi một thù lao dù nhỏ. Ðôi khi chỉ cần một
lời cám ơn là đủ.
Với một con người tâm hồn rất trẻ, rất năng động, lịch sự trong giao tiếp, rất thích
hợp cho nghề nghiệp của mình và với xã hội bên ngoài. Ngoài ra trong con người
của Bác sĩ Ðinh văn Ðịnh còn thể hiện rất rõ cái tâm trong sáng của mình nữa với
tất cả đối tượng mà mình tiếp xúc , gặp gỡ. Cộng thêm lòng bác ái , vị tha thễ
hiện qua phong cách hành xử . Tất cả là những ưu điểm nổi bậc nhất, đã làm nên
một nhân cách của một lương y như từ mẫu. Một con người như vậy thì sự ca ngợi,
ngưỡng mộ và khâm phục là điều hiển nhiên, không có gì là quá đáng.
Hơn thế nữa, trên bình diện rộng lớn hơn, Bác sĩ Ðinh Văn Văn Ðịnh cũng đã đến với
Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại từ năm 2010 (dù ông không
sinh trưởng hay làm việc tại Phan Thiết-Bình Thuận) cũng với tâm hồn
trong sáng và cái tâm nhân ái , vị tha như thế khi biết rõ mục đích, hướng đi,
việc làm của Hội . Và trong tinh thần “tương thân tương ái , lá lành đùm lá rách,
đền ơn đáp nghĩa” BS trong nhiều năm qua với tư cách là một Mạnh Thường Quân, bảo
trợ và cố vấn của Hội, đã mở rộng vòng tay, đã tích cực hỗ trợ về phương diện vật
chất lẫn tinh thần giúp cho Hội có điều kiện phát triển . Tính cách xã hội, cứu
giúp người với tinh thần vô vị lợi thêm một lần nữa thể hiện rất rõ nhân cách
con người Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh.
Sống giữa một xã hội vật chất kim tiền đấu tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm
được một người như Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh thật không dễ dàng gì.
Vốn sẵn từ tâm, không đòi hỏi hay muốn ban ân huệ gì quá cao xa mà tự đáy lòng mình
, thể hiện lòng bác ái, yêu thương đồng loại , những kẻ khốn cùng, thiếu thốn vật
chất, tình cảm, Trong phạm vi và khả năng hiện có, Bác sĩ đã thể hiện tấm lòng
của mình , thương người như thể thương thân . dàn trải những tình cảm yêu
thương cho những người bất hạnh, khốn cùng.
Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh, một trong số người hiếm hoi khi nghĩ rằng mình không thể sống
một cuộc sống giàu sang bên cạnh những đồng hương đã từng chịu nhiều thiệt thòi
trong cuộc sống và nhất là bởi những đòn thù của chế độ , đã từng phải gánh chịu
những hệ lụy do cuộc chiến tranh quốc cộng gây ra. Bác sĩ không muốn mình là kẻ
vong ơn bội nghĩa đối với những người mà mới ngày hôm qua đây đã xả thân cho đại
cuộc. Bác sĩ nghĩ mình phải có bổn phận đền đáp và cưu mang họ ngõ hầu xoa dịu
một phần nào những thống khổ mà họ đã, đang gánh chịu. Ðó là lẽ thường tình, là
đạo lý bất biến.
Nghĩ như vậy, Bác sĩ Ðinh Văn Ðịnh đã hành động như một lương y chính thống. Biết
đau cho cái đau chung của đồng loại mình. Bác sĩ đã trải lòng mình với mọi người.
Ðặc biệt đối với những đối tượng cần phải quan tâm giúp đỡ.Tất cả đã làm nên
nhân cách của Bác Sĩ Ðinh Văn Ðịnh.
Vì vậy, người viết rất hân hạnh khi viết về một con người thật sự đã thể hiện tính
cách sống vị tha và tâm hồn trong sáng như thế. Việc ca ngợi và xưng tụng là lý
đương nhiên .
Hy vọng trong tương lại với tinh thần này sẽ được nhân rộng để trong cộng đồng Việt
Nam Tị Nạn Hải Ngoại của chúng ta mỗi ngày sẽ có thêm nhiều nhân dáng của
những con người giàu từ tâm như thế ngõ hầu xoa dịu một phần nào những mất mát
trong cuộc sống ờ đất nước tạm dung này. Mong lắm thay!.
Viết từ Hoa Kỳ
Tháng 3-2013
UYÊN NGUYÊN & MƯỜNG
GIANG
No comments:
Post a Comment