Rau thơm bài thuốc –
Tổng hợp
Các loại rau này nghe
quen thuộc, duy chỉ có đinh lăng là DS không biết. Mùa hè vườn sau nhà có rau
răm, diếp cá, húng quế, húng cây, húng lũi, kinh giới, tía tô, sả… Ăn rau thơm
vừa ngon miệng vừa có vị thuốc nữa, thích quá đi thôi!
1. Rau răm
Còn có tên gọi là thủy
liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng
lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu
tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau
sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản
(tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
2. Thì là (thìa là)
Còn gọi là thời la,
đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế
biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược
thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận,
mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.
3. Rau mùi (ngò rí)
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.
Xuất hiện rất nhiều
trong các món canh và là gia vị dùng để trang trí chủ chốt trong nhiều món ăn
từ truyền thống đến hiện đại. Lá ngò mỏng manh này lại chứa hàm lượng caroten
(tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột. Hàm lượng canxi, sắt cao
hơn cả các loại rau khác. Ngoài ra còn có các loại Vitamin B1, B2, B6, B12, C,
E và các chất khoáng như kẽm, ma-nhê, đồng…có tác dụng hiệu quả trong việc chữa
trị những bệnh liên quan đến tiêu hoá, như kiết lị, tiểu tiện, mụn nhọt, lên
sở, thiếu sữa, mất sữa, cảm mạo, nhức xương… Khi dùng loại gia vị này thường
người ta dùng tươi để ăn sống hoặc sắc uống.
4. Mùi tàu
Còn gọi là ngò tây,
ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để
ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm
hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh
Còn gọi là cây rau tần
dày lá. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng
chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm,
khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Dân gian vẫn sử dụng
loại rau này như một loại rau sống trong các bữa ăn hàng ngày vì nó có vị chua
the, thơm hăng. Vì có chứa một lượng tinh dầu nên húng quế còn có tác dụng trị
các chứng ho bổ phế, giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm mùa
lạnh… Khi dùng, hái lá tươi đem hấp chín hoặc giã nát lấy nước. Cũng có thể đun
sôi với một số loại khác như sả, tía tô, rau răm, hẹ, mật ong, kinh giới… để
đun lấy nước xông giúp ra mồ hôi để giải cảm. Trong một vài trường hợp húng
chanh còn được dùng để chữa rắn cắn, ong đốt, hen suyễn…
6.Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Bạc hà (húng cây)
Bạc hà là một bài
thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp
lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang
nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có
mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
8. Sả (cỏ chanh)
Sả rất tốt cho hệ tiêu
hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi
tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau
đầu..
9. Tía tô
Tía tô là vị thuốc
được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc
nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần
--
Thomas D. Tran
Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.
No comments:
Post a Comment