From:
---------- Message
transféré ----------
Xin mời đọc
Thân chuyển
Nguy hiểm khi lấy ráy tai
Đừng nên đụng tới ráy tai
khi không cần thiết
|
|
|
Ráy tai (earwax)
là chất sáp mẩu vàng ở
bên trong tai. Theo khuyến cáo mới đây của viện American Academy of
Otolaryngology (AAO) thì “ráy tai có chức năng của nó, vì vậy nếu không cẩn
thiết thì đừng đụng tới”
Tại Hoa kỳ, mỗi năm có
khoảng 12 triệu người cần đươc điểu trị vì nút ráy tai hoặc vì nhiểu ráy tai
quá.Chứng nút ráy tai (impaction) có thể gây đau đớn, áp suất, ngứa, thối tai, ù
tai, chảy mủ và trong trường hợp tệ hại nhất có thể làm điếc tai.
Viện AAO đã đưa ra một
bản hướng dẫn nhằm hai mục đích
·
xác định những trường hợp nào ráy tai cẩn phải
lẩy ra
·
cho bác sĩ biết phương pháp lấy ráy tai nào tốt
nhất
Ráy tai là một tác nhân
tự rửa, với những tính chất bảo vệ, làm trơn và kháng khuẩn. Các hạch nhỏ trong
ống tai ngoài luôn luôn bơm ra một chất lỏng như nước, chất này quyện với các
cụm lông tai và da bị chết để tạo thành ráy tai (earwax/cerumen) . Ráy
tai dư thừa bị đẩy từ từ ra khỏi ống tai, thúc đẩy bởi chuyển động nhai và khác
nữa của hàm răng, và lôi cuốn theo bụi bậm và các hạt nhỏ khác ra khỏi ống tai.
Cuối cùng, những cục ráy tai khô sẽ rơi ra khỏi lỗ
tai.
Khi sự vận hành nói trên
của ráy tai bị trục trặc, hoặc khi người ta ngoáy lỗ tai với một
que bông gòn hay với những vật lạ khác như cái ngoáy tai hay que diêm thì ráy
tai có thể dồn lại và bịt một phần ống tai. Ngoài ra,nhiều người lại còn gắn
nút nghe (earplugs) vào lỗ tai khi đeo máy trợ thính, làm nghề truyền tin hay
vì ham nghe nhạc với máy walkman. Điều này cũng cản trở ráy tai tự rơi ra khỏi tai. Hơn nữa, những người lớn tuổi dễ bị nghẹt lỗ
tai hơn là các người trẻ, vì họ có ráy tai dày và khô hơn, vả
lại trong tai họ có nhiểu lông hơn nên cản trở sự vận hành của ráy tai. Sau hết ,nhiều người lại thích
tự lấy ray tai làm cho vấn để trở nên phức tạp hơn.
Đối với mọi người, bản hướng dẫn khuyên đừng nên đụng tới ráy
tai trừ khi có những triệu chứng là có quá nhiều ráy tai Nếu ở
nhà, bạn có thể nhỏ vào tai vài giọt thuốc lấy ráy tai có bán tự do tại các tiệm
thuốc tây. Bạn có thể mua bât cứ nhãn hiệu nào cũng đươc vì chúng đều tốt như
nhau, nếu không bạn cũng có thể dùng nuớc khử trùng hay nước muối cũng đươc. Các giọt thuốc nhỏ vào tai chỉ có công dụng làm
lỏng ráy tai mà thôi, còn thường ra tai sẽ làm tiếp công việc đẩy ráy tai ra
ngoài.
Bản hưởng dẫn còn khuyên không nên dùng que bông gòn
hay bất cứ vật gì khác để ngoáy lỗ
tai
Cách dùng vòi xịt tưới qua đường miệng (oral jet irrigators) hay các phương
pháp y học không tập quán cũng không nên sử dụng. Trong cách đốt nến vào tai
(ear candling). người ta lấy vải cuốn thành một ống rỗng , nhúng vào trong sáp
ong, rồi để cho nguôi và cứng lại. Sau đó ống sáp ông đươc đút vào trong lổ
tai, và người ta đốt cháy đẩu bên ngoài của ống trong vòng 15 phút. Người ta
tin rẳng cách này sẽ hút ráy tai ra ngoài, nhưng nghiên cứu cho thấy thật ra
chất hút ra chỉ là từ nến sáp. Hơn nữa đôi khi bệnh nhân còn bị phỏng
tai.
Nếu nhỏ thuốc mà triệu
chứng không dứt hoặc bạn không thích nhỏ thuốc mà vẫn còn triệu chứng thì đây
là lúc bạn phải đi gặp bác sĩ. Bác sĩ có ba phương pháp thông dụng và tốt nhất
để lấy ráy tai cho bạn. Đó là bơm đầy dung dịch
nước vào trong tai, soi kính hiển vi và dùng dụng cu y khoa để lấy ráy tai và
kê toa cho bệnh nhân mua thuốc vể nhà nhỏ vào tai.
Bác sĩ Peter Roland
thuộc Đại học Texas Southwestern Medical Center, Dallas khuyên mọi người đừng
có bối rối khi bác sĩ phát hiện ra một chút ráy trong tai. Ông nói “ Có
những bệnh nhân của tôi kinh ngạc khi tôi trông thấy một chút ráy trong
tai họ, và đã xin lỗi tôi vì để tai dơ.. Điểu tôi muốn nói là ráy trong tai có
chức năng sinh lý học của nó, và đừng nên đụng vào trừ khi có lý
do xác đáng”
--
__._,_.___
No comments:
Post a Comment