Việt Nam trước hiểm họa sốt rét
kháng thuốc
Một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san The
Lancet Infectious Diseases đầu tháng 2 vừa qua báo động là một dạng
sốt rét kháng thuốc đang hoành hành ở các nước tiểu vùng sông Mekong, trong đó
có Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cảnh báo là nếu dịch sốt rét kháng thuốc này
lan sang Ấn Độ và châu Âu, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho toàn
cầu.
Từ một thập niên qua, các nhà khoa học và các nhân viên y tế đã
ngày càng lo ngại về một dạng ký sinh trùng sốt rét có thể vô hiệu hóa loại
thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh nhân hiện nay đó là artemisinin. Dịch sốt rét
này đã được phát hiện từ năm 2007 tại Cam Bốt và từ đó đã lan sang miền Bắc
Thái Lan, miền Nam nước Lào và miền Đông Miến Điện
Nay các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một siêu ký sinh trùng
sốt rét không chỉ kháng hai loại thuốc, mà còn đánh bại các « đồng nghiệp » để chiếm
thế « thượng phong ». Loại ký sinh trùng này nay có mặt ở Cam Bốt, Thái Lan
Lào. Hiện nó chưa lan đến Miến Điện, cửa ngỏ sang vùng Nam Á, nhưng các nhà
nghiên cứu dự báo rằng đây chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo lời giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng,
một tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, trong số 5
nước vùng sông Mekong thì Việt Nam không phải là quốc gia mà tình tình sốt rét
kháng thuốc trầm trọng nhất, nhưng đây cũng là một hiểm họa đối với Việt Nam.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương, Bộ Y tế cũng vừa cảnh báo
rằng tại nhiều tỉnh thành, bệnh sốt rét vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát vì
ngày càng nhiều trường hợp kháng thuốc được ghi nhận.Theo viện này, ký sinh
trùng sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện ở 5 tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh khác
trên phạm vi toàn quốc. Viện này nhắc lại rằng mỗi năm, Việt Nam ghi nhận
30.000 trường hợp mắc sốt rét, trên 100 trường hợp sốt rét ác tính
và gần 10 trường hợp tử vong do sốt rét.
Nhưng vì sao lại xuất hiện những loại sốt rét kháng thuốc như vậy?
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh nêu lên hai lý do chính: bệnh nhân uống thuốc không đúng theo chỉ định
của bác sĩ và thuốc chất lượng xấu, thuốc giả.
Kể từ khi thuốc artemisinin, do một nhà nghiên cứu Trung Quốc sáng
chế vào thập niên 1970, được sử dụng, kèm theo những biện pháp ngăn ngừa muỗi
chích, thế giới đã đạt nhiều thành công đáng kể trong việc phòng chống sốt rét.
Nhưng nay các nhà khoa học báo động là những thành quả đó có thể bị triệt tiêu,
nếu thế giới không cấp tốc diệt trừ loại ký sinh trùng kháng thuốc mới, để ngăn
chận loại sốt rét này từ vùng Mekong lan sang phía Tây.
Trước mắt, những nước như Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện đang
tập trung chống sốt rét tại những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, với nguồn tài
trợ của quốc tế. Ở Việt Nam, nguy cơ lây lan sốt rét nói chung và sốt rét kháng
thuốc cũng đến từ các cộng đồng di dân, từ vùng đồng bằng lên miền rừng núi
kiếm sống, như lời bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh.
Chính vì vậy mà theo bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, hợp tác của các
nước trong khu vực để chống sốt rét kháng thuốc cũng phải tập trung vào cộng
đồng di dân và các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam.
Cùng chủ đề
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Chống
sốt rét và các bệnh nhiệt đới: Cần nỗ lực đầu tư
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Việt
Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
ĐÔNG NAM Á
Hiện
tượng trùng sốt rét lờn thuốc đe dọa Đông Nam Á
QUỐC TẾ - Y TẾ
OMS
: Bệnh sốt rét đã giảm mạnh trên thế giới
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Thiếu
tiền và nhờn thuốc: hai thách thức trong việc chống sốt rét
KHOA HỌC
Sẽ
có vắc xin phòng bệnh sốt rét ?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment