Subject: Nhiều Nha sĩ Mỹ có
nguy cơ chết vì căn bệnh phổi hiếm thấy.
Nhiều Nha sĩ Mỹ có
nguy cơ chết vì căn bệnh phổi hiếm thấy.
WASHINGTON, D.C. (NV) – Tại một bệnh viện ở Virginia, có 7 bệnh
nhân đã qua đời, và 2 người khác đang chết dần, vì một căn bệnh phổi phát triển
nhanh chóng, hiếm thấy, không thể nào trị dứt, mà chỉ có thể kéo dài sự sống.
Căn bệnh phổi đó là Idiopathic Pulmonary
Fibrosis (IPF), và trên toàn nước Mỹ có khoảng 200,000 người đang mắc bệnh này.
Tuy nhiên, bài báo của tờ Washington Post cho
hay: Tại bệnh viện ở Virginia này, điểm tương đồng của một nhóm nhỏ bệnh nhân,
đến điều trị trong thời gian 15 năm qua, đang làm các giới chức cơ quan Trung
Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) của chính quyền Liên bang Mỹ phải lo âu: đó
là 8 người trong 9 người nói trên là các Nha sĩ; người thứ 9 là một nhân viên
Phụ tá Nha khoa.
Những người làm việc trong ngành Nha có mức
rủi ro bị bệnh IPF cao 23 lần hơn, so với toàn thể dân số Mỹ, theo cơ quan CDC
trong bản báo cáo hàng tuần, có tên “Morbidity and Mortality Weekly Report”
công bố hôm Thứ Sáu tuần qua.
Các Điều tra viên nói rằng: Có một điều gì đó
trong môi trường nơi họ làm việc đang đầu độc họ, nhưng chưa thể xác định là
gì, theo Washington Post..
IPF làm cho hai lá phổi bị các vết sẹo. Lâu
dần, phổi của bệnh nhân gặp khó khăn đưa oxygen tới các cơ phận quan trọng như
tim và não.
Vào Tháng Tư năm 2016, một Nha sĩ ở Tiểu bang
Viriginia, vừa mới được chẩn đoán là bị IPF, và đến điều trị tại một bệnh viện
chuyên môn, đã gọi cho CDC để có lời cảnh cáo hết sức quan trọng..
Có một số người khác, làm việc trong ngành
Nha, cũng được điều trị ở nơi này.
Các Điều tra viên tìm hiểu cặn kẽ hơn, và thấy
rằng: Trong gần 900 bệnh nhân IPF từng điều trị trong 21 năm ở nơi này, có 9
bệnh nhân làm việc cùng Ngành.
Thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn
đoán bệnh IPF là từ 3 tới 5 năm. Nhưng trước đó, các bệnh nhân bị khó thở,
thường xuyên ho khan, giảm cân, đau khớp xương và bắp thịt, ngón tay và chân bị
cong queo.
CDC nói rằng: Trong trường hợp của vị Nha sĩ
báo động với họ, ông ta không hề hút thuốc, nhưng trong 40 năm làm việc không
hề đeo mặt nạ bảo vệ có bộ phận lọc khí thở (respirator). Trong 20 năm sau
cùng, ông có đeo khẩu trang (surgical mask), nhưng có thể vẫn không đủ để ngăn cản
việc hít vào chất độc hại, cơ quan CDC cho hay.
CDC hy vọng rằng: Cuộc điều tra sẽ khiến giới
Nha sĩ lưu tâm hơn về việc đeo mặt nạ bảo vệ trong một số trường hợp, và chú ý
đến việc thông thoáng không khí ở nơi làm việc, cũng theo tờ Washington Post. (V.Giang).
./.
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment