Người bệnh
khớp nên, và không nên ăn gì?
Đối với người bị viêm khớp, các nhà chuyên môn khuyến
cáo cần có một chế độ ăn uống chọn lọc.
Một chế độ ăn lành mạnh là rất quan
trọng với người bị bệnh khớp. - Ảnh minh họa.
Tại buổi hội thảo về dinh dưỡng, nhằm giúp người bệnh
khớp giảm đau nhức, các chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo. Đó là
nên ăn thức ăn đa dạng - một chế độ ăn lành mạnh đối với người bị thấp khớp.
Chế độ ăn này có đủ các thức ăn thuộc các nhóm trên tháp
dinh dưỡng như: ngũ cốc, trái cây, các sản phẩm từ sữa, và thịt, cá. Có
như thế mới đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất của cơ thể; cố gắng duy trì
cân nặng cơ thể vừa phải - điều quan trọng là đừng để tăng cân. Nếu
thấy có chiều hướng tăng cân thì nên giảm bớt thức ăn giàu bột, đường
và chất béo, và nên vận động, mà bơi lội và đi bộ là thích hợp nhất với
người bệnh khớp.
Hạn chế thức ăn dầu, mỡ và cần để ý đến cholesterol.
Những người bệnh khớp cũng thường mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, nên chế độ ăn giảm béo và
cholesterol sẽ giúp phòng tránh những bệnh này; nên ăn nhiều rau (rau
muống, cải bẹ xanh, bẹ trắng, rau dền... sẽ đem lại nhiều chất vôi),
trái cây (sơ ri, dâu tằm, nho, cam...), và ngũ cốc nguyên hạt - đây là
nguồn năng lượng cung cấp nhiều chất xơ, muối khoáng và sinh tố; sử
dụng đường có mức độ; hạn chế sử dụng muối và natri.
Người bệnh viêm khớp kèm cao huyết áp cần đặc
biệt quan tâm đến lượng muối đưa vào cơ thể hằng ngày và cả hàm lượng
natri (có nhiều ở những loại thức ăn công nghiệp được chế biến, đóng
hộp sẵn). Và đặc biệt là dùng rượu có mức độ. Rượu có thể làm cho xương
yếu đi và làm tăng cân ngoài mong muốn nữa. Một số loại thuốc chữa viêm
khớp sẽ bị giảm hấp thu vì rượu, và khi kết hợp với rượu sẽ gây ảnh
hưởng xấu lên dạ dày và gan...
Khánh Vy
Ảnh ST
Bài thuốc Đông y chữa viêm khớp
31/07/2012
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, thường gặp ở mọi
lứa tuổi, nhưng thường tập trung 80% ở tuổi trung niên. Ngoài ra còn do
các yếu tố cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như: Tình hình kinh tế và
xã hội, các stress tâm lý, môi trường khí hậu lạnh - ẩm kéo dài...
·
Ảnh minh họa.
Các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp của y học
hiện đại cũng được mô tả nhiều trong phạm vi chứng TÝ y học cổ truyền
như: mệt mỏi, ăn kém, đau nhức khớp và nặng nề, tê các đầu chi, khó cử
động khớp khi ngủ dậy (cứng khớp buổi sáng), sưng đau ở các khớp sẽ ảnh
hưởng sự vận động, làm co duỗi khó khăn các khớp.
Bài thuốc:
1. Lá lốt 8g.
2. Ngưu tất 8g.
3. Hà thủ ô 15g.
4. Thục địa 10g.
5. Đương quy 10g.
6. Trạch tả 8g.
7. Thảo quyết minh 10g.
Dùng 500ml nước sắc còn 200ml, uống trong ngày; sắc uống
trong vòng 10-15 ngày.
Giải pháp hỗ trợ:
- Ăn uống điều độ và nghỉ ngơi trong những giai đoạn
ngắn với những đợt cấp như: sưng đỏ, đau các khớp.
- Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: đi bộ,
tập thể dục thể thao...
- Tạo tâm lý thoải mái, đừng lo nghĩ nhiều về bệnh.
- Ngoài ra nơi làm việc và môi trường sống phải thoáng
mát không ẩm thấp.
Bác sĩ Huỳnh Công Trứ
Ảnh ST
Ăn uống trị liệu viêm khớp phong thấp
28/10/2011
Viêm khớp phong thấp thuộc phạm trù “chứng tý” trong
đông y. Biểu hiện thường gặp là đau nhức ở các khớp.
·
Ảnh minh họa.
Triệu chứng
Theo lương y Phạm Như Tá, “chứng tý” trong y học cổ
truyền là chứng bệnh có đặc điểm chủ yếu đau nhức các cơ, các khớp ở
tay, chân do khí huyết không lưu thông tốt, gây ra bế tắc kinh lạc.
Những chứng bệnh phong thấp, thấp khớp cấp,
viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, đau thần kinh tọa, bệnh gút đều được
quy vào “chứng tý”.
Còn lương y Vũ Quốc Trung cho biết, căn bệnh này có các
triệu chứng biểu hiện chủ yếu về lâm sàng là các khớp bị đau mỏi, tê
dại nặng nề, co duỗi bất lợi, nặng thì các khớp sưng to... Nguyên nhân
mắc bệnh là do chính khí bất túc, bế trở kinh lạc, khí huyết vận hành
bị trở ngại, vận hành không thông mà gây nên.
Ăn uống trị liệu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, với căn bệnh này, việc ăn
uống trị liệu cơ bản là khu phong tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, thư
kinh thông lạc. Dưới đây là một số món ăn, thức uống có tác dụng điều
trị bệnh viêm khớpphong
thấp.
Nước quế chi
Ảnh minh họa.
Thành phần gồm: thạch cao 30g, tri mẫu 15g, gạo tẻ 30g,
quế chi 12g, ngân hoa đằng 30g, và một lượng đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng
lượng nước vừa đủ, nấu với lửa lớn đến sôi, hạ nhỏ lửa nấu tiếp 50-60
phút nữa, gạn lọc lấy nước, bỏ bã, rồi cho đường vào khuấy đều.
Cách dùng: Để nguội hãy dùng, chia 3-4 lần trong ngày.
Có tác dụng thanh nhiệt thông lạc (làm thông các kinh mạch), khu phong
trừ thấp.
Nước bách thảo
Thành phần gồm các vị thuốc: hy thiêm thảo 15g, thân cân
thảo 15g, lão hạc thảo 15g, xa tiền thảo 15g và chừng 50g đường trắng.
Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi
cùng lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ đến sôi, nấu tiếp 20-30 phút
nữa, gạn lọc lấy nước, bỏ bã, cho đường vào khuấy đều.
Cách dùng: Dùng lúc nước còn nóng ấm, có thể dùng thường
xuyên. Có tác dụng khu phong thông lạc, trừ thấp chỉ thống. Nhưng lưu
ý, với người hay bị nhiệt thì không được dùng.
Cháo ý dĩ
Ảnh minh họa.
Thành phần gồm: Ý dĩ nhân 100g, phòng phong 10g, mộc qua
15g, đường trắng 15g.
Cách chế biến: Rửa sạch phòng phong và mộc qua rồi cho
vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu tiếp 30
phút nữa, gạn lọc lấy nước, bỏ bã. Đãi sạch dĩ nhân cho vào nồi, rồi đổ
nước thuốc vừa nấu ở trên vào, nấu với lửa vừa cho đến khi dĩ nhân nở
chín nhừ là được, lúc này cho đường vào.
Cách dùng: Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Có tác dụng khu
phong trừ thấp, thông lạc kiện tỳ.
Theo Khánh Vy
Ảnh ST
|
No comments:
Post a Comment