6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
Ăn
nhiều thịt cả về số lượng và chất lượng có thể mắc một số bệnh rất nguy
hiểm.
Cách
ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do ăn không đúng theo khoa học.
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước
phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung
bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ
cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn
chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp,
nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng,
ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều
mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường
loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt
động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc
chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu
chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo
cũng về mức an toàn.
Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ
độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của
người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối
với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này
còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các
chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải
độc, nên dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa
nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid
uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón
chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh
thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Ăn
nhiều thịt dễ mắc một số bệnh nguy hiểm
Béo
phì: Nguyên
nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ,
phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận
động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ
nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết
áp, đau xương khớp.
Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và
thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm
gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị
nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất
bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người
kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit,
nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu
chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn
vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây
ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích
tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi
mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán
thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà
không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ
đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn
rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát
triển.
Như vậy, ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho
người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta
nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các
vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Một
vài nghiên cứu cho thấy : trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên
quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu,
chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống... Nói cách khác, nếu ăn uống
hợp lý, thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh. Tác dụng
của ăn uống người ta thấy: dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị
ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những
nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những
nước có thói quen ăn chay.
|
Ngày
nay có nhiều loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng
đến sức khỏe lâu dài
6 kiểu chế biến thịt không nên ăn nhiều
Thịt
là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm cho cơ thể nhưng ngày nay có nhiều
loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe
lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn các loại thịt chế biến sau.
Thịt
chế biến
Thịt
chế biến có thể kể là hot dogs, xúc xích, thịt bò khô, thịt heo xông khói
và một số loại thịt được sử dụng trong các sản phẩm súp đóng hộp... Hầu như
tất cả đều được chế biến có sodium nitrit, như là một chất bảo quản. Một
nghiên cứu của Đại học Hawaii cho thấy, sodium nitrit có thể chuyển hóa
thành nitrosamine - một chất đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của tế
bào ung thư.
Thịt
chiên
Thực
phẩm chiên trong dầu thường rất nóng và một phần đã bị oxy hóa dầu. Những
thực phẩm dạng này từng được y học chứng minh là góp phần gây ung thư, tăng
cân và các nguy cơ sức khỏe khác nếu tiêu thụ thường xuyên.
Thịt
tái chín
Từ
lâu, trong thực đơn của bạn không thể thiếu các món tái, nào là bò tái
chanh, bò tái nhúng giấm đến thịt dê tái... Nếu các loại thực phẩm này mang
mầm bệnh dịch tả hay thương hàn, chúng sẽ dễ dàng truyền qua con người. Bạn
nên hạn chế và thận trọng khi ăn các món tái, sống. Muốn ăn thịt tái, phải
ngâm thịt vào giấm đậm đặc ít nhất là năm tiếng rưỡi trở lên. Đồng thời,
bạn cần tẩy sán lãi 6 tháng/lần nếu thường xuyên ăn rau sống và thịt chín
tái.
Thịt
chiên
Thịt
xay
Thịt
xay nếu bạn tự làm thì rất an toàn, nhưng nếu bạn mua từ những nguồn không
đáng tin cậy thì thường là thịt kém chất lượng. Nguy cơ chứa các mầm bệnh
như E.coli rất cao. Đặc biệt là khi bạn không thể quan sát bề mặt của thịt
để phát hiện bệnh. Một phần thịt xay không được bảo quản trong chân không
hay vô trùng, thường phơi ngoài chợ nên rất mất vệ sinh.
Thịt
nướng
Nướng
thịt ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra rất nhiều độc tố, thịt nướng càng cháy thì
hàm lượng độc tố trong thịt cao. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung
thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Thịt
heo, bò tăng trọng
Ngày
nay khi nuôi bò heo thì người ta thường trộn các chất tăng trọng, tăng tỷ
lệ nạc cho heo bò. Việc tồn dư hormone và dư lượng kháng sinh đang là vấn đề.
Vì hormone tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ra những hậu quả lâu dài
cho sức khỏe. Ví dụ, tồn dư hormone khi vào cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết
tố trong người, tim mạch, gây mọc nhiều lông ở phụ nữ…
Thịt nạc, coi chừng hóa chất cực độc
Để
tạo ra nhiều thịt heo nạc nhằm thu lời, thương lái thu mua gia súc gia cầm
đã bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe khi cho vật nuôi ăn các
chất cấm (chủ yếu là các loại hoóc-môn tăng trưởng độc hại) trở thành những
con vật siêu nạc trong thời gian ngắn.
Hiện
chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác hại của những chất cấm này, nhưng
sự nguy hiểm của nó đến mức chính những người chăn nuôi tại Đồng Nai và các
tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa lên tiếng kêu gọi “nói không với
chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.
“Thần dược”… tăng trọng (?)
Bà Nguyễn Thị Ng., nuôi heo tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
cho biết, bà từng chứng kiến một vụ nuôi heo sử dụng chất cấm mua từ các
lái heo tạo nạc cho heo trước khi xuất chuồng 15 – 20 ngày và hiệu quả thì đúng
là… kinh người. Từ một con heo 120kg sau khi dùng “thần dược” siêu nạc,
xương cơ co rút, thời gian này chỉ cần ngoại lực tác động nhẹ lên con heo,
có thể dùng bàn tay vỗ lên lưng heo cũng khiến con vật rú lên vì đau đớn.
Không đầy 3 tuần lễ trọng lượng heo chỉ còn 100kg nhưng ngoại hình rất bắt
mắt, mông, vai đều nở căng, da bóng, hồng...
Thương
lái sẵn sàng trả giá những con heo siêu nạc này cao hơn từ 3.000 - 5.000
đồng/kg so với giá thị trường. “Nhìn tác dụng thần kỳ như vậy, tui không
dám nghĩ đến việc ra chợ mua thịt heo ăn nữa…”, bà Ng. nói. Nhiều người
nuôi heo tại địa phương thường xuyên được các thương lái chào mời những
loại “thần dược” tăng trọng hay siêu nạc cho heo.
Không khó nhận ra heo được sử dụng chất cấm...
Ông
Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, việc phát
hiện chăn nuôi sử dụng chất cấm rất dễ dàng, với những người trong nghề có
thể nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng
Nai, cách đây chưa đầy 3 tuần, đơn vị này kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi
heo trên huyện Thống Nhất (địa phương nuôi heo với số lượng nhiều nhất),
kết quả có 6/6 mẫu có chất cấm (chất tăng trọng) thuộc hai lô heo sống có
giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y địa phương cấp ngày 16/1 đạt yêu cầu.
Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất, cho biết
trước đó ngày 16/12/2011, phát hiện, bắt giữ một đối tượng vận chuyển 5kg
chất tạo nạc (Salbutamol Sulphate) bán cho người chăn nuôi.
Theo ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, những chất
cấm trong chăn nuôi hiện nay một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm còn
phần lớn là do thương lái đem tới và “ép” các nhà chăn nuôi cho heo ăn nếu
không sẽ không mua. Bằng cách ra điều kiện, nếu mua và cho heo ăn “chất tạo
nạc”, thuốc tăng trưởng, thương lái sẽ mua cao hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg so
với… heo thường. Riêng với những loại chất tạo nạc cho heo, theo ông Hải,
người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi về trọng lượng vì tạo nạc heo không tăng
được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai,
đùi… nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông
thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận
này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán…”, ông Hải nói.
Độc lực hại người
PGS.TS. Dương Thanh Liêm, Khoa chăn nuôi Đại học Nông lâm Sài gòn, cho
biết: từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích này đã bị cấm hoàn toàn, tuy
nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn, với mục đích tăng trọng lượng vật
nuôi, tạo nạc nhanh… đó hầu hết là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu
trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở
nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Chẳng hạn, những hoóc-môn có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy
protein, tích lũy chất béo, giữ nước được sử dụng nâng cao năng suất tích
lũy vật nuôi làm cho tăng trọng nhanh hơn từ 15 - 20%, giảm tiêu tốn thức
ăn từ 10 - 15%. Hay một nhóm chất khác có tác dụng kích thích, thúc đẩy tái
hấp thu nước làm cho súc vật lên cân nhanh. Các chất tổng hợp, có khả năng
chống viêm, kích thích heo ăn nhiều, ngủ nhiều tăng cân nhanh… Chất làm cho
sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm
cho thịt nạc trở nên khô, thô nghèo chất béo nên làm giảm khẩu vị, làm cứng
chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến…
Đối
với gia súc, gia cầm sử dụng những chất cấm khi giết thịt có thể quan sát
được những bất ổn ngay trên quầy thịt như: thịt mất đi sự mềm mại, mất mùi
vị thơm ngon, vị béo của thịt, có những vết bầm tím do rút cơ khiến vật
nuôi vỡ các mao mạch, máu tung tóe ra có thể thấy trên bò, cừu, heo khi bị
stress trước lúc giết mổ.
TS.
Liêm cảnh cáo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động ngộ độc như
run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài
nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở
Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải
nhập viện. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy
cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở
những phụ nữ đang mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn,
dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi
hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như đồng tính, hay các chứng
bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến
yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể… Đó còn chưa kể tới những
hoóc-môn có tác động lên hệ tim mạch và trao đổi chất. TS. Liêm còn cho
biết, một số chất tồn dư trong thức ăn cho bò sữa có thể quan sát thấy
những bé gái uống sữa của những bò sữa có sử dụng hoócmôn sinh trưởng làm
cho tuyến vú của chúng tăng trưởng nhanh không bình thường…
...Nhưng khi đã giết mổ thì mắt thường không thể thấy “ẩn họa” bên trong
Theo
Th.S Lê Thị Thu Hà, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, do những tác hại nghiêm
trọng của nó đến sức khỏe của người tiêu dùng, các chất cấm này đã bị Bộ
Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, việc
kiểm soát các hộ nuôi không hề đơn giản, mắt thường của người tiêu dùng
cũng khó có thể phân biệt loại thịt nào ngoài chợ dùng chất cấm, loại nào
không. Xem ra họ chỉ có thể trông chờ vào lương tâm của chính những người
chăn nuôi.
Heo siêu nạc nhờ "thần dược"
Vì
hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng
lượng mà còn cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu
dùng.
Từ
thông tin người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại để tăng trưởng và tạo
nạc cho heo, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương đã lấy mẫu thịt ngẫu
nhiên bày bán ở chợ đi kiểm nghiệm và cảnh cáo đến người tiêu dùng vì loại
hóa chất này gây nguy hiểm cho người sử dụng.
''Tôi
thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám,
hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì
lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ'' - Ông
H., một chủ trại heo ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)
|
Chẳng
biết sau những thông tin cảnh cáo đó, cơ quan chức năng chuyên môn vào cuộc
như thế nào, ngăn chặn được đến đâu, nhưng thông tin ấy vô hình trung đã
“dọn đường” để người nuôi heo sử dụng loại hóa chất đó một cách bí mật hơn,
còn người bán bắt đầu cảnh giác và nếu không quen, không có người giới
thiệu thì bất cứ ai hỏi cũng nhận được câu trả lời “không biết, không dùng
và không bán”.
“Thần
dược” tạo nạc
PV
đã có nhiều ngày thâm nhập giới nuôi heo ở các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất,
Trảng Bom… (tỉnh Đồng Nai) - nơi được xem là nguồn cung cấp heo lớn ra thị
trường và là nguồn cung cấp chủ yếu cho những lò mổ ở TP.HCM.
Ngay
ngày đầu tiên trong vai “người nuôi heo”, đâu đâu chúng tôi cũng đều ghi
nhận từ lái heo đến người nuôi heo những lời đồn đại về loại hóa chất siêu
tạo nạc, trữ nước cho heo như một loại “thần dược”.
Khi
heo nuôi bằng cám ăn thẳng được khoảng 80 kg đến 100 kg là đến lúc họ bắt
đầu sử dụng “thần dược” siêu nạc. Loại hóa chất này không hề có nhãn mác,
dạng bột màu trắng được các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở địa phương
bán lẻ với giá 500.000 đồng/kg. Hóa chất này có tác dụng “biến” một con heo
đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn. Đặc biệt, "thần
dược" còn có tác dụng “đánh tan” mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những
thớ thịt nạc dày đến tận da làm các lái heo không thể chê vào đâu được, hớp
hồn người tiêu dùng ngay ở quầy thịt heo, tạo sức hút vô hình những tay thợ
làm giò chả chuyên nghiệp.
Nuôi
heo để ăn dần
Chứng
kiến đồng nghiệp nuôi heo bằng hóa chất, ông K. - một người chăn nuôi ở
H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết, ông không dám làm chuyện thất đức đó, dù
được nhiều người chăn nuôi khác và cả lái heo rủ rê. Trong vườn ông luôn
nuôi vài con heo để dành cho gia đình ăn dần, không dám ra chợ mua thịt
ăn vì sợ mua nhầm heo “dính” hóa chất.
|
Việc
sử dụng hóa chất (người nuôi heo gọi bằng thuốc tạo nạc, trữ nước) cho heo
ăn rất đơn giản, theo công thức truyền tai nhau.
Những
người chăn nuôi “trời ơi” này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt
đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng.
“Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương
giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi
giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết,
nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người
con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…”, T. - người từng nuôi
heo bằng loại hóa chất trên, nay chuyển sang làm lái heo, tiết lộ với chúng
tôi.
Mỗi
ngày tăng 2 kg!
T.
ngụ ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai), chuyên đi thu mua heo trang trại và những
hộ dân ở một số huyện, như: Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Trảng Bom,
rồi vận chuyển về TP.HCM giao cho những lái buôn, sau đó vào các lò mổ.
Tiếp
xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người
nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu
tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo
không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm
cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây
hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo
là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần
sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc.
Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10
heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững.
Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân
rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong
khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung
bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.
Heo
đang được cho ăn “thần dược”
T.
đưa chúng tôi đến một trại heo tư nhân ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nơi
có hàng trăm con heo lớn nhỏ và có 30 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng.
Trại heo khá rộng, hai công nhân đang tất bật với công việc tắm heo và bê
những thùng cám ăn thẳng cho heo đổ vào máng tự động. Trại heo được chia ra
nhiều chuồng nhỏ. Mỗi chuồng có khoảng 30 con, lớn nhất khoảng 1 tạ, nhỏ
khoảng 20 kg. Ông chủ nuôi heo tên H. dẫn chúng tôi ra xem bầy heo 30 con.
Bầy heo nhìn khá bắt mắt, con nào con nấy mông vai căng tròn, mũm mĩm đang nằm
ngủ li bì dưới nền chuồng còn vương vãi những hạt cám heo ăn thẳng.
Trước
khi lên xe đi xem bầy heo nhà kế bên, ông H. đòi tăng giá bán, nhưng T.
không đồng ý vì cho rằng giá heo đang rớt từ sau tết đến nay. Tâm sự với
chúng tôi, ông H. than: “Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo
công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ
vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm,
heo khuỵu chân thì khổ”.
Giống
như bầy heo trong trang trại nhà ông H., trang trại của ông S. ở Sông Nhạn
(huyện Cẩm Mỹ) cũng chuẩn bị xuất chuồng với khoảng 40 con; con nào mông,
vai cũng căng tròn, nằm la liệt. Khi chúng tôi có mặt thì đến giờ cho heo
ăn chiều. S. lấy muỗng múc một thìa bột màu trắng ngà đổ vào chiếc thùng
đang ngâm cám, rồi lấy cây quậy đều, sau đó đổ vào máng cho cả bầy heo
tranh nhau ăn ngon lành. “Bầy này em mới cho ăn thuốc được 7 ngày, đang
tính tuần sau bán mà giá xuống thấp quá…”, S. than thở.
Đổ
thức ăn thẳng ra trộn với hóa chất trước khi cho heo ăn
Những
con heo ăn phải hóa chất mông vai căng tròn
Không
dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động
Heo
ăn phải hóa chất nằm la liệt
|
No comments:
Post a Comment