ỚT là vị thuốc giảm đau đa
và làm tan biến máu
bầm ./.
TTKh.
From: Thuy Huong
Subject: ỚT, Vị thuốc giảm đau bị bỏ quên !
Subject: ỚT, Vị thuốc giảm đau bị bỏ quên !
Khi
ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...) nó là vị thuốc kích thích
tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm,
giảm đau
Ớt là gia vị khó có thể bỏ qua đối với người Việt Nam,
nhất là đồng bào miền Trung. Món ăn thường ngày mà không có ớt đối với họ
thật là điều nhạt nhẽo, vô vị. Ớt càng cay càng "hấp dẫn". Chính vị
cay làm cho ớt trở thành món ăn khó quên. Thế nhưng cũng chính vị cay của ớt
lại đã và đang được cả thế giới đổ xô nghiên cứu và ứng dụng.
Chất
capsaicin trong ớt
Quả ớt thuộc họ cà, Đông y gọi là lạt tiêu, lạt tử, ngưu
giác tiêu (ớt sừng trâu), hải tiêu... Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay,
nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm
đau).
Đặc tính sáng giá nhất của ớt chính là chất capsaicin có
đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Chất capsaicin trong ớt là
hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.
Cảm giác cay mà chúng ta có được là do chất capsaicin
kích thích não sản sinh ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc
tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm
khớp mạn tính, bệnh đau đầu do thần kinh và các chứng đau do bệnh ung thư.
Capsaicin thúc đẩy sự tiết ra chất P, một
neurotransmitter thông báo cho não bạn biết bạn đang bị đau. Tuy nhiên, tiếp
xúc với capsaicin lâu sẽ làm giảm cảm giác đau. Vì lý do này, capsaicin đôi
khi được sử dụng để làm giảm cơn đau khớp. Capsaicin cũng khích thích sự tiết
ra endorphin, hóa chất khiến bạn cảm thấy khoái. Vì thế mà nhiều người bị
nghiện ăn ớt.
Capsaicin có trong ớt cũng được ứng dụng để chế tạo những
thuốc giảm đau, capsaicin làm giảm tác dụng của chất "P", chất
"P" có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Bằng cách chặn
đường chất "P", capsaicin có tác dụng như một chất giảm đau có tác
dụng lâu và đã điều trị hiệu quả cho khoảng 75% bệnh nhân.
Khi ớt dùng ở ngoài da (dưới dạng rượu hay dầu nóng...)
nó là vị thuốc kích thích tại chỗ. Capsaicin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu
cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau.
Năm 1998 ở nước Anh có một loại thuốc tên Zacin. Thuốc
được bào chế dưới dạng kem bôi chứa 0,025% capsaicin dùng để giảm đau trong
viêm xương khớp. Kem được bôi ở khớp bị đau nhiều lần mỗi ngày, làm giảm chất
P ở các dây thần kinh mang thông tin đến não. Đối với viêm khớp dạng thấp
cũng thấy có tác dụng.
Kinh
nghiệm dùng ớt trong điều trị đau lưng, khớp
- Trị đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã
nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
- Trị đau lưng, đau khớp: 15 trái ớt chín, lá đu đủ 20g, lá ngải cứu 20g, giã nhỏ, sau đó đem
ngâm rượu nồng độ cao, xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức sẽ thuyên giảm
được chứng bệnh.
- Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh: Trái ớt giã nát, ngâm rượu trắng với tỉ lệ 1/2 ( Một phần ớt tươi,
hai phần rượu) dùng xoa bóp chỗ đau.
- Trị đau nửa đầu (migraine): Một số nhà khoa học đã nghiên cứu dùng ớt nhỏ một giọt capsaicin vào
lỗ mũi phía bên bị đau đầu của người bệnh, kết quả giảm đau thấy rõ. Khi nhỏ
thuốc vào bên kia thì không xảy ra điều gì.
- Trị viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả, dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị
30g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị đau lưng: Cao dán ớt dùng điều trị
các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán
giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch
và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán, nên thử test
trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan
tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Không dùng với da nhạy cảm hoặc đang bị
bệnh ngoài da.
Chỉ
nên ăn một lượng vừa đủ
Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ ăn nhiều ớt sẽ gây loét
dạ dày. Thế nhưng, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ớt lại là thức ăn tốt cho
những người bị loét dạ dày. Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất
capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc
tạo ra a-xít chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình
trạng loét hoặc làm lành những vết loét.
Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt
vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Ớt tuy có nhiều tác dụng nhưng chỉ nên ăn ớt với một
lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Các chất cay trong ớt sẽ
kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu nếu bị trĩ.
Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên
ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.
Vị cay của ớt đúng là ngon và hấp dẫn nhưng phải ăn cay
thế nào cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
|
No comments:
Post a Comment