Subject: [ Huyết áp chuẩn (tài liệu hay nên đọc)
Chỉ số huyết áp chuẩn
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới
– WHO, chỉ số huyết áp chuẩn được tính như trong bảng sau:
Độ tuổi
|
Nam
|
Nữ
|
||
Huyết áp tối da (tâm thu)
|
Huyết áp tối thiểu (tâm
trương)
|
Huyết áp tối da
|
Huyết áp tối thiểu
|
|
15 – 19
|
120
|
70
|
111
|
67
|
20 – 29
|
124
|
75
|
114
|
69
|
30 – 39
|
126
|
79
|
118
|
73
|
40 – 49
|
130
|
83
|
126
|
78
|
50 – 59
|
137
|
85
|
134
|
81
|
60 – 69
|
143
|
84
|
139
|
81
|
70 – 79
|
145
|
82
|
146
|
79
|
Huyết áp thấp
có nguy hiểm?
|
Ở người bình thường có chỉ số huyết áp trung bình bằng
120/80mmHg, vì vậy người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn
huyết áp trung bình (lúc nghỉ ngơi thoải mái) thì có thể gọi là huyết áp
thấp, tức là dưới 120/80mmHg, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên để đánh
giá có bị huyết áp thấp hay không phải được đo huyết áp đúng quy định và phải
là người biết đo huyết áp, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng. Bởi vì một
số người có quan niệm sai là ai cũng có thể đo huyết áp hoặc tin tưởng tuyệt
đối vào chỉ số đo của máy đo huyết áp điện tử.
Máy đo điện tử cần phải xem xét, đánh giá
cẩn thận, ví dụ như là loại máy nào, do đâu sản xuất và tình trạng có luôn
được kiểm chứng với chỉ số đo huyết áp của máy thủy ngân hay không hoặc tình
trạng pin còn tốt hay không... Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp
thấp như rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp gây
thiếu hụt hormon tuyến giáp hoặc do giảm glucoza máu và cũng có thể do thiếu
hụt hemoglobin gây nên hiện tượng huyết áp thấp. Hemoglobin là chất có nhiệm vụ
vận chuyển ôxy đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ tim và tổ chức
não, khi hàm lượng hemoglobin giảm dưới mức 9g/dl thì sẽ gây thiếu hụt lượng
ôxy (hàm lượng hemoglobin trong máu ở người bình thường: nam giới là 13,5 -
17,5g/dl và nữ giới là 11,5 - 15,5g/dl).
Huyết áp thấp còn gặp ở những người
bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, di truyền, làm việc quá sức,
người gầy yếu và có thể do stress. Một số người cao tuổi bị chứng huyết áp
thấp do chế độ ăn uống thất thường. Ăn với số lượng ít hoặc các bữa ăn cách
xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn canh, rau, quả… làm
cho chất lượng máu bị giảm (giảm cả thể tích máu và cả chất lượng máu).
Ăn uống
kém tức là dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ tim, trương lực
thành mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt
là tim và não bộ gây nên hiện tượng huyết áp thấp. Ngoài ra những người ít vận
động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do đặc thù của nghề
nghiệp phải ngồi lâu hằng giờ một chỗ (những người đang phải làm việc)… cũng
là những nguyên nhân gây huyết áp thấp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp
huyết áp thấp chưa xác định được nguyên nhân.
Nhận diện chứng huyết áp thấp
Khi bị chứng huyết áp thấp thường biểu hiện tim đập nhanh,
hoa mắt mỗi khi ngồi xuống đứng lên, các biểu hiện tăng dần theo năm tháng và
khi nặng có thể ngoài hoa mắt, chóng mặt còn có thể buồn nôn, biểu hiện của
rối loạn tuần hoàn não (thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu không cung cấp đủ
cho não bộ để hoạt động). Huyết áp thấp kéo dài có thể đưa đến một số biến
chứng như thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.
Huyết
áp thấp cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan như tim,
thận, phổi và tổ chức thần kinh. Huyết áp thấp không được điều trị có thể dẫn
đến thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm
đến tính mạng của người cao tuổi.
Phòng chứng huyết áp thấp nên làm gì?
Khi nghi ngờ bị huyết áp thấp trước tiên phải đi khám bệnh
để được chẩn đoán chính xác, nhất là người cao tuổi lại có mắc các bệnh mạn
tính về tim mạch, đái tháo đường. Khi được bác sĩ khám bệnh chẩn đoán chắc
chắn và chỉ định điều trị thì nên tuân thủ một cách nghiêm túc. Ngoài việc
điều trị theo đơn của bác sĩ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cần
ăn đủ số lượng trong mỗi bữa ăn và tốt nhất là ăn đủ lượng và chất. Mỗi ngày
nên uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 - 2,0 lít/ngày), nên ăn nhiều
rau, uống thêm nước hoa quả như cam chanh, xoài…
Nếu có điều kiện có thể uống
cà phê mỗi buổi sáng sau khi ăn sáng. Nếu không có các bệnh về tim mạch, đường
ruột, đái tháo đường có thể mỗi bữa ăn có thể uống một ly nhỏ rượu vang đỏ.
Nên có thói quen ăn đúng giờ và không nên bỏ bữa.
Ngoài việc ăn uống hợp lý thì
chế độ sinh hoạt thích hợp cũng đóng góp không nhỏ trong việc làm cho huyết
áp tăng lên một cách hợp lý, nên vận động cơ thể hằng ngày bằng nhiều hình
thức khác nhau (đi bộ, tập thể dục…) và tuỳ theo điều kiện của từng người.
Nếu sức khỏe không tốt, đi lại khó khăn có thể vận động, đi lại trong nhà.
Hằng ngày nên tự xoa bóp các khớp xương, cơ bắp, nếu không tự làm được
thì cần có sự hỗ trợ của người nhà.
Nguồn: suckhoedoisong.com
Người bình thường, huyết áp trung bình là
120/80mmHg, nếu thấp hơn chỉ số này thì được coi là huyết áp thấp. Nhiều
người cho rằng, huyết áp thấp không đáng ngại nhưng đây là quan điểm sai lầm
vì huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì
với bệnh tăng huyết áp, vì vậy không được chủ quan mà cần hết sức cảnh giác
và đề phòng.
Vì sao bị huyết áp thấp?
Ở người bình thường có chỉ số huyết áp trung
bình bằng 120/80mmHg, vì vậy người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp
thấp hơn huyết áp trung bình (lúc nghỉ ngơi thoải mái) thì có thể gọi là
huyết áp thấp, tức là dưới 120/80mmHg, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên
để đánh giá có bị huyết áp thấp hay không phải được đo huyết áp đúng quy định
và phải là người biết đo huyết áp, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng.
Bởi
vì một số người có quan niệm sai là ai cũng có thể đo huyết áp hoặc tin tưởng
tuyệt đối vào chỉ số đo của máy đo huyết áp điện tử.
Máy đo điện tử cần phải
xem xét, đánh giá cẩn thận, ví dụ như là loại máy nào, do đâu sản xuất và
tình trạng có luôn được kiểm chứng với chỉ số đo huyết áp của máy thủy ngân
hay không hoặc tình trạng pin còn tốt hay không...
Có nhiều nguyên nhân gây
nên bệnh huyết áp thấp như rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên,
tuyến giáp gây thiếu hụt hormon tuyến giáp hoặc do giảm glucoza máu và cũng
có thể do thiếu hụt hemoglobin gây nên hiện tượng huyết áp thấp.
Hemoglobin
là chất có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ
tim và tổ chức não, khi hàm lượng hemoglobin giảm dưới mức 9g/dl thì sẽ gây
thiếu hụt lượng ôxy (hàm lượng hemoglobin trong máu ở người bình thường: nam
giới là 13,5 - 17,5g/dl và nữ giới là 11,5 - 15,5g/dl).
Huyết áp thấp còn gặp
ở những người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, di truyền, làm
việc quá sức, người gầy yếu và có thể do stress. Một số người cao tuổi bị
chứng huyết áp thấp do chế độ ăn uống thất thường. Ăn với số lượng ít hoặc
các bữa ăn cách xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn canh,
rau, quả… làm cho chất lượng máu bị giảm (giảm cả thể tích máu và cả chất
lượng máu).
Ăn uống kém tức là dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ
tim, trương lực thành mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ
quan, đặc biệt là tim và não bộ gây nên hiện tượng huyết áp thấp.
Ngoài ra
những người ít vận động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do
đặc thù của nghề nghiệp phải ngồi lâu hằng giờ một chỗ (những người đang phải
làm việc)… cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp. Tuy nhiên cũng có
những trường hợp huyết áp thấp chưa xác định được nguyên nhân.
Nhận diện chứng huyết áp thấp
Khi bị chứng huyết áp thấp thường biểu hiện tim
đập nhanh, hoa mắt mỗi khi ngồi xuống đứng lên, các biểu hiện tăng dần theo
năm tháng và khi nặng có thể ngoài hoa mắt, chóng mặt còn có thể buồn nôn,
biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não (thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu
không cung cấp đủ cho não bộ để hoạt động). Huyết áp thấp kéo dài có thể đưa
đến một số biến chứng như thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi
máu cơ tim.
Huyết áp thấp cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan
như tim, thận, phổi và tổ chức thần kinh. Huyết áp thấp không được điều trị
có thể dẫn đến thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não là những biến chứng
cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.
=> Thiếu hụt hemoglobin gây huyết áp
thấp.
------------------
Huyết áp 120/80 vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim
TT – Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu sinh y
học Pennington thuộc Trường ĐH bang Louisiana (Mỹ) vừa cho biết những người
được xem là tiền cao huyết áp hay tiền đái tháo
đường cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Theo các nhà nghiên cứu, cứ ba người khỏe mạnh thì có một
người bị tiền cao huyết áp, và cứ bốn người khỏe mạnh thì có một người bị
tiền đái tháo đường. Nếu huyết áp từ 120/80-139/89 mmHg thì được xếp vào nhóm
tiền cao huyết áp. Còn mức đường huyết từ 100-125 mg/dL thì được gọi là tiền
đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu khuyên việc thay đổi lối sống có lợi
cho sức khỏe như ăn kiêng, tập thể dục… đều có thể giúp chúng ta thoát khỏi
ngưỡng cửa này
------------------
Bệnh huyết áp thấp
Ngày:
21-03-2012
Bạn luôn uể oải, mắt nặng trĩu cả khi vừa ngủ dậy? Suốt
buổi sáng bạn ngáp dài, đến chiều tình hình còn tệ hơn dù có ngủ trưa? Đó là
biểu hiện của hội chứng mệt mỏi kéo dài.
Biểu hiện của hội chứng này rất dễ nhận thấy: Lúc nào bạn
cũng mệt mỏi. Ban ngày đi làm thấy mệt đã đành, tối đến bạn cũng uể oải khi
ăn cơm, rồi thiếp đi khi bộ phim bạn yêu thích trên tivi đang ở đoạn hấp dẫn
nhất. Đi khám, bác sĩ nói bạn không có bệnh gì, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn
là sẽ khỏi. Và bạn thực sự lo lắng vì biết rằng nghỉ ngơi chẳng giúp ích gì,
mỗi ngày bạn ngủ ít nhất 10 giờ đồng hồ đấy thôi.
Mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu của rất nhiều bệnh. Đó có thể
là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự phiền muộn, ung thư, mất ngủ, thiếu máu,
huyết áp thấp, nhiễm virus, bệnh lupus, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp, mất cân
bằng tai trong, giảm glucoza huyết, tăng huyết áp, bệnh tim…
Nhưng mệt mỏi
kéo dài là cơn mệt mỏi suy kiệt không thể giải thích được, kéo dài trên 6
tháng và không do bất kỳ một bệnh tật thể xác tiềm ẩn nào gây ra.
Bệnh nhân bị hội chứng trên thường có cùng một lúc các
biểu hiện như đau họng, sưng tuyến nước bọt, sốt nhẹ, đau cơ và đôi khi rối
trí. Những triệu chứng này lúc có, lúc không gây khó chịu cho việc chẩn đoán.
Vì mệt mỏi là một triệu chứng rất chung nên các bác sĩ thường cho rằng những
người quá mệt mỏi là do họ làm việc nhiều hoặc do phiền muộn.
Về nguyên nhân gây ra mệt mỏi kéo dài, có một thuyết cho
rằng đó là một sự rối loạn chức năng miễn dịch cụ thể kéo dài, bắt đầu bằng
việc nhiễm virus. Người ta ngờ rằng virus epstein-ban, coxsackie là thủ phạm
của hội chứng trên, nhưng vẫn chưa chứng minh được chắc chắn.
Một số nghiên cứu cho rằng, các stress lớn như ly hôn, mất
việc làm, mất người thân… là khởi nguồn của hội chứng mệt mỏi kéo dài, do
stress làm yếu hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu mới của Mỹ đã bước đầu đem
lại một chút ánh sáng về căn bệnh này
Các nhà
khoa học đã đo huyết áp của 23 người bị mệt mỏi kéo dài và nhận thấy 22 người
có bất thường trong việc điều chỉnh huyết áp: Tim họ đập chậm lại vào đúng
lúc lẽ ra phải đập nhanh hơn. Chẳng hạn khi nhấc một vật nặng, tim bạn phải
đập mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Nhưng ở những bệnh nhân mệt mỏi kéo
dài thì ngược lại.
Điểm lạ thứ hai là khi cho bệnh nhân nghiêng một góc 70 độ
so với sàn nhà để giả định đã đứng một lúc lâu, thì hầu hết bệnh nhân đều bị tụt huyết áp. Họ cảm thấy choáng váng, yếu, buồn nôn
và mệt mỏi, bơ phờ nhiều ngày sau đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu phản
ứng huyết áp thấp kể trên xảy ra
nhiều lần trong ngày ở một mức độ nào đó có thể gây kiệt sức liên tục.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu này đã được
điều trị thành công bằng thuốc, tăng khẩu phần muối và nước để điều chỉnh
huyết áp. 9 người đã hoàn toàn bình phục. 7 người thấy đỡ mệt hơn.
Theo các chuyên gia, bạn có thể bị hội chứng
mệt mỏi kéo dài nếu có các dấu hiệu sau:
- Đột nhiên mệt mỏi triền miên, dai dẳng và không lý giải
được.
- Dù đã nghỉ ngơi cũng không bớt mệt.
- Khó tập trung và ghi nhớ đến mức ảnh hưởng xấu đến năng
lực làm việc.
- Đau các hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cánh tay.
- Đau nhức các cơ nhưng không hề bị sưng hay tấy đỏ.
- Đau đầu dữ dội.
- Thức dậy sau một giấc ngủ dài cũng không thấy tỉnh táo
hơn.
Cách điều trị hiện nay là làm giảm các triệu chứng.
Chẳng
hạn, dùng các thuốc chống viêm, giảm đau để điều trị cơn đau đầu và đau cơ;
dùng thuốc chống phiền muộn để vực dậy tinh thần; tập thể dục thể thao, vật
lý trị liệu, tập thở… để thư giãn cơ bắp và tinh thần… Kiên trì làm như vậy
một thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm và hết lúc nào không biết.
--------------
Bệnh huyết áp thấp – Nỗi lo không của riêng ai
Ngày: 14-03-2012
Khi có những biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt,
hay nổi cáu, mệt mỏi… rất nhiều người chủ quan cho đó là những biểu hiện bình
thường. Tuy nhiên, những triệu chứng đó còn là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Hãy cùng
chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này.
Tại
sao bị huyết áp thấp?
Cùng với nhịp sống đô thị ồn ào ngày nay, sự gia tăng
những căng thẳng do áp lực công việc, sự ô nhiễm của môi trường…, bệnh huyết
áp thấp ngày càng trở nên phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm sự
suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ
thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế.
Cũng có thể do mắc một số bệnh
mạn tính gây thiếu máu hoặc kém dinh dưỡng kéo dài như bệnh huyết học, viêm
loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, lao…Tất cả những nguyên
nhân đó gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu dẫn đến tình trạng huyết
áp thấp.
Làm
sao để biết mình bị huyết áp thấp?
Khác với bệnh tăng huyết áp, chỉ số huyết áp là cở sở
quyết định cho chẩn đoán bệnh. Trong bệnh huyết áp thấp, chỉ số chỉ có tính
chất tham khảo, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn.
Bệnh nhân huyết áp thấp
thường có những biểu hiện sau: mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa
mắt chóng mặt. Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn.
Bên cạnh
đó, bệnh nhân có thể suy giảm khả năng tình dục. Da nhăn và khô, kèm theo
rụng tóc. Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là
sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể
choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Lời
khuyên nào cho bệnh nhân huyết áp thấp?
Những lời khuyên như ăn mặn hơn bình thường, ăn đủ chất,
dùng nhân sâm, cafe…, tập thể dục thể thao: đều đặn, nhẹ nhàng đồng thời giữ
tinh thần lạc quan là những lời khuyên rất bổ ích dành cho bệnh nhân huyết áp
thấp.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện sản phẩm Hồng Mạch
Khang – đây là một sản phẩm được coi là giải pháp hiệu quả cho căn bệnh huyết
áp thấp. Hồng Mạch Khang là sự kết hợp của nhiều vị thuốc quý, đó là: Quy
đầu, Ích trí nhân, Xuyên tiêu.
Quy đầu là phần rễ chính của Đương quy, có tác
dụng bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu. Ích trí nhân có tác dụng tăng cường
chức năng tâm, thận, tiêu hoá, tăng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng
áp lực bơm máu cũng như thể tích máu.
Xuyên tiêu làm ấm cơ thể, tăng cường
lưu thông máu tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng tạo máu làm giảm nguy cơ
thiếu máu do dinh dưỡng kém.
Sự kết hợp của 3 thành phần trên vừa giúp tăng áp lực máu
đồng thời tăng thể tích máu do đó làm tăng cường huyết áp cho bệnh nhân.
Nhờ
cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh nên Hồng Mạch Khang mang lại hiệu quả
cao và lâu dài. Sản phẩm được khuyến cáo dùng 4-6 viên/ngày, liên tục trong
3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
------------------
Xem
chỉ số áp huyết trung bình theo độ tuổi ở link này :
|
-- Lê Quang Thọ
No comments:
Post a Comment