Niềm
hãnh diện của anh em nhà Nguyễn
(Vũ
văn Lộc viết tặng Nguyễn thế Thứ và các SVSQ khóa Cương Quyết II Dà Lạt 1954)
Ba
anh em bác sĩ, từ trái qua: Nguyễn Thế Triều Huy,
Nguyễn Thế Thiên Năng và Nguyễn Thế Long Richard.
(Hình: Gia đình cung cấp)
Nguyễn Thế Thiên Năng và Nguyễn Thế Long Richard.
(Hình: Gia đình cung cấp)
Cuộc trình diễn lịch sử
Lúc đó là 9 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại phòng giải phẫu của tổ hợp khoa học Seatle, buổi trình diễn bắt đầu.
Bác sĩ đảm trách ngồi vào ghế trước màn hình của máy điện toán. Mắt đeo kính, hai tay điều khiển cuộc giải phẫu bệnh nhân qua máy. Cách xa một khoảng, bệnh nhân nằm trên bàn giải phẫu và bắt đầu cuộc mổ nội soi do Robot thực hiện. Hai tay Robot hoạt động theo 2 cánh tay của bác sĩ trên máy điện toán. Bác sĩ mổ trên màn hình. Robot mổ thực sự trên thân thể bệnh nhân. Chỉ cần 1 lỗ soi duy nhất vào bụng. Qua lỗ soi này, một ống luồn vào trong người. Dó là máy quay phim xoay quanh toàn cảnh trong cơ thể. giúp cho bác sĩ nhìn thấy trên màn hình. Tiếp theo là 2 ống đem dao mổ và dụng cụ vào bụng cũng do lỗ soi đã mở đường.
Hai ống này làm tất cả mọi công việc. Tìm tòi, cắt vá. Tất cả thao tác trong bụng bệnh nhận hiện trên màn hình, đơn giản và huyền diệu như chuyện thần tiên. Chỉ cần 1 lỗ thủng trên bụng, khối ung hay túi mật sạn chết người được tìm thấy, cắt bỏ đem ra ngoài.
Tất cả đều do người máy làm và qua hai cánh tay của bác sĩ chuyển động trên máy điện toán.
Trong buổi giải phẫu trình diễn này có 50 y sĩ giải phẫu đến tham dự để quan sát và học hỏi. Các phương tiện truyền thông lại đem đến hình ảnh cho hàng trăm bác sĩ giải phẫu khác trên toàn thế giới.
Diễn giả
Người ngồi vào ghế biểu diễn, vừa thuyết trình vừa giải phẫu là 1 bác sĩ Hoa kỳ gốc Việt. Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy 50 tuổi, sinh quán Saigon. Đến Mỹ năm 13 tuổi, hiện đang làm việc tại San Jose.
Bác sĩ Huy là một trong các bác sĩ giải phẫu bận rộn nhất Hoa Kỳ. Từ năm 1997 đến nay đã có trên 20,000 bệnh nhân và ông thực hiện khoảng 700 ca giải phẫu một năm. Trưởng thành tại quận Cam, ông tốt nghiệp bác sĩ tại Iowa. Qua học y khoa tại Kansas và nhận văn bằng bác sĩ Osteographic Medicine năm 1992. Giai đoạn cuối ông học về giải phẫu Laparoscopic tại Nữu Ước.
Khoa học về ngành y tế đã đi những bước dài qua phương pháp mổ nội soi với 4 lỗ đưa các ống chuyên khoa vào bụng rồi tiến tới chỉ cần 1 lỗ. Bây giờ đến giai đoạn người y sĩ ngồi vào máy điều khiển cho Robot trực tiếp mổ nội soi 1 lỗ.
Trên con đường thử nghiệm và áp dụng, bác sĩ Huy là một trong số ít hiếm hoi đã đi những bước tiên phong vì vậy nên ông đã được mời giảng dậy biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ và ngay tại Việt Nam
Lịch sử giải phẫu
Từ thuở xa xưa, con người sơ khai nghĩ rằng bệnh tật do thần linh hay ma quỷ. Bệnh đến hay đi, còn hay mất là do thiên định. Tiếp theo loài người biết dùng thảo mộc điều trị theo kinh nghiệm. 300 năm trước công nguyên, vị thầy thuốc Hy Lạp là ông Hipprocrate tuyên bố bệnh là do cơ thể chứ không phải l do siêu hình. Ông trở thành vị thánh tổ của y khoa. Nhưng thời của ông cũng chỉ cho bệnh nhân uống thuốc mà chưa đụng đến cơ thể.
Một trăm năm sau tức khoảng 200 năm trước công nguyên vị bác sĩ Hy Lạp Galen mới bắt đầu giải phẫu loài vật để suy diễn mà chữa cho con người.
Khoa mổ tử thi vào thế kỷ 10
Nhưng phải mất 1000 năm kế tiếp y khoa mới bắt đầu mổ tử thi để học hỏi. Năm 1800 khi phát minh ra kính hiển vi các bác sĩ giải phẫu mới có phương tiện mổ banh ra để chữa bệnh. Khoa học với các phát minh của Edison, nhân loại có kính soi, với Hopkins có thấu kính. Rồi máy quay phim ra đời để đưa các hình ảnh cho y khoa nghiên cứu và chữa bệnh. Camera nhỏ bé trở thành phương tiện cho bác sĩ đi vào cơ thể bệnh nhân.
Bây giờ đến lượt nội soi 4 lỗ, thu lại 1 lỗ rồi giai đoạn mới này dùng robot để giải phẫu nội soi 1 lỗ.
Nhân loại đã tiến một bước thật dài với những phát minh trong ngành điện tử. Thử tưởng tượng trên trạm không gian hay trên con tàu thám hiểm Bắc Băng Dương, chúng ta có các nhà bác học bị đau ruột dư.
Một bác sĩ ngồi trên máy điện toán tại Cali, với hai cánh tay vận chuyển sẽ điều khiển Robot trên phi thuyền hay trên Bắc băng dương để làm công việc giải phẫu rất nhẹ nhàng.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy đã góp phần vinh dự vào thành quả chung đáng ghi nhận khi nhân loại bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
Trong một bài trước, tôi đã có dịp giới thiệu với quý vị cô gái Việt bên Úc châu là người phụ nữ của năm 2012.
Lần này, ngay tại San Jose xin giới thiệu với quý vị bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy, người thanh niên Việt Nam của năm 2012.
Nội soi robot, khoa giải phẫu của thế kỷ 21
Anh em nhà Nguyễn giải phẫu
nội soi.
Từ nhiều năm trước, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã cho nghiên cứu để dùng Robot đưa ra làm bác sĩ giải phẫu tiền tuyến. Ngành y tế công nghiệp liền theo ý kiến đó mà phát triển. Bác sĩ Huy đã từ lâu theo đuổi con đường giải phẫu nội soi. Dường như có khiếu thiên bẩm, khéo tay và có tinh thần khai phá, ông đã bắt kịp các đàn anh trong lãnh vực giải phẫu nội soi và không những thế ông vượt lên trên.
Với sự kết hợp của khoa điện toán, màn hình, máy quay phim, Robot, bác sĩ giải phẫu Nguyễn Thế Triều Huy sử dụng hai bàn tay chuyên nghiệp và đã thành công trong công việc giải phẫu bằng Robot.
Sẵn có rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, ông có cơ hội thử nghiệm trực tiếp qua Robot lần đầu tiên tại San Jose và trải qua ít nhất là 5 ca đầu trót lọt. Từ đó bác sĩ Huy có các cuộc giải phẫu biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Mấy năm trước cùng với phái đoàn y tế Mỹ ông đã về thuyết giảng về nội soi tại Hà Nội, Saigon và Cần Thơ. Rời Việt Nam 13 tuổi, sau đó lại thêm nhiều năm theo học y khoa, Việt ngữ của ông đã chẳng còn bao nhiêu. Thời gian làm việc với bệnh nhân Việt tại San Jose đã là dịp ông học lại Việt ngữ. Do đó qua bài giảng về khoa giải phẫu tân tiến nhất của thế kỷ 21 tại Việt Nam, ông đã chinh phục được cử tọa.
Các bác sĩ giải phẫu trẻ tuổi của Việt Nam thuộc thế hệ sau cuộc chiến đã hết sức xúc động được học hỏi về khoa nội soi từ một bác sĩ danh tiếng tại Hoa Kỳ trực tiếp giảng bằng Việt ngữ.
Trong khi nói về trách nhiệm của người bác sĩ, ông luôn luôn đưa vào y khoa thêm ý niệm về tự do, dân chủ. Ông tránh không bao giờ nói đến thành phố Hồ Chí Minh. Luôn luôn chỉ nói đến Saigon, thành phố thân yêu mà ông đã lớn lên, bên cạnh cái bóng vĩ đại của người cha mũ đỏ là trung tá Nguyễn Thế Thứ. Các học viên đều là bác sĩ giải phẫu, thành phần trí thức của Việt Nam tương lai yên lặng ngồi nghe. Dường như công việc diễn tiến hòa bình để làm thay đổi tư duy con người xã hội chủ nghĩa cũng đang đi qua con đường nội soi.
Anh em nhà Nguyễn
Trung tá nhẩy dù Nguyễn Thế Thứ quê Nam Định, vào Đà Lạt khóa Cương Quyết II 1954 và cùng gia đình di tản qua Mỹ 1975. Ở lớp tuổi 40 không nghề nghiệp, ông đi học lại từ đầu. Đậu bằng tương đương trung học, qua đại học rồi tốt nghiệp bác sĩ chỉnh hình. Sau ông lấy thêm tiến sĩ về khoa dinh dưỡng.
Trung tá Nguyễn thế Thứ dại diện quân doàn III trong cuộc thảo luận
với Việt cộng về việc
trao trả tù binh tại Lộc Ninh năm 1973.
(Hình
tài liệu dặc biệt của Việt Museum San
Jose)
Gương hiếu học và lòng quyết tâm của ông đã mở đường cho các con. Cô gái lớn hiện là bác sĩ chỉnh hình tại Nam Cali. Cô tốt nghiệp cả tiến sĩ luật khoa. Ba con trai đều tốt nghiệp bác sĩ giải phẫu hiện ở San Jose. Cậu út Nguyễn Thế Phan Daniel cũng vừa tốt nghiệp luật khoa, chưa quyết dịnh sẽ đi đâu. Riêng 3 anh em họ Nguyễn là Nguyễn Thế Triều Huy, Nguyễn Thế Thiện Năng và Nguyễn Thế Long Richard thành lập tổ hợp Advanced Surgical Associates đồng thời là thành viên nòng cốt của bệnh viện Regional Medical Center tại San Jose.
Ba Bác sĩ nhà họ
Nguyễn
Hiện tượng 3 anh em họ Nguyễn cùng làm việc một chỗ chung một ngành và phát triển theo tinh thần huynh đệ thực sự đã gây ngạc nhiên của cộng đồng y khoa tại địa phương, và là niềm hãnh diện của gia đình họ Nguyễn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy cũng thú nhận là dù đã học đến nơi đến chốn nhưng khi mới ra trường về San Jose tìm việc làm cũng không gặp may mắn. Đó là giai đọan thử thách lớn lao của ông. Hoàn toàn mới mẻ, không quen biết, chưa được tin cậy nên chưa có thân chủ. Không có các bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới. Lại áp dụng khoa giải phẫu chưa quen thuộc với y giới. Ngay các bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện cũng không đón nhận. Đó là thời gian khá cay đắng và lại rảnh rỗi. Còn bây giờ thì đã quá thành công. Mổ mát tay, nhanh, gọn, không đau đớn, không kéo dài, vết mổ không mất thẩm mỹ, nên làm việc không kịp thở. Anh mở đường đưa em về cộng tác, rồi lại thêm một em nữa. Ngoài lãnh vực giải phẫu nội soi đã được ABC quay thành phim, bác sĩ Huy còn tìm cách áp dụng phương pháp xạ trị chống ung thư từ bên trong. Xạ trị vốn là giai đoạn hết sức vất vả của bệnh nhân ung thư. Nay áp dụng được từ bên trong, thời gian xạ trị ngắn hơn.
Sau cùng bác sị Huy nói: “Điều quan trọng nhất vẫn là lời cảm ơn thân chủ và đồng nghiệp đã tín nhiệm.”
Thân chủ và đồng nghiệp của cả ba anh em bao gồm cả nhiều sắc dân. Cô Thùy Nga, vợ của bác sĩ Huy hiện là quản trị viên của tổ hợp cho biết thân chủ Việt tuy đông đảo nhưng cũng chỉ có 40%. Còn lại là tất cả các sắc dân khác, Mễ cũng rất nhiều.
****
Gặp các bác sĩ anh em nhà Nguyễn, dù chúng tôi coi như con cháu nhưng cũng tế nhị không hỏi là động lực chính thúc đẩy việc học hỏi và làm việc thì vì tiền bạc hay danh vọng. Không hỏi con nhưng tôi đem câu hỏi đến người cha là bác sĩ Nguyễn Thế Thứ,vừa là bạn học võ bị vừa là chiến hữu.
Anh Thứ nói thật tình: Tụi nó làm như thế là vừa có tiếng vừa có tiền.
Nhưng nếu nói chúng nó chỉ vì tiền và chỉ vì tiếng thì khó nói. Thực sự mấy đứa
này thuộc về loại say mê công việc. Anh xem chương tình khám khám mổ mổ của
chúng nó liên tiếp dường như không còn thì giờ để hưởng tiền bạc và danh tiếng.
Chúng nó không có thì giờ để dành cho cuộc sống của người bình thường. Trước
đây tôi và nhà tôi khuyên các con cố học.Tốt nghiệp rồi đi làm. Rồi chúng tôi
phải khuyên các cháu làm bớt đi. Nhưng tôi biết rõ, các cháu có nỗ lực thầm kín
ganh đua để dành cho niềm kiêu hãnh Việt Nam. Nhà tôi lúc còn sống hết sức hãnh
diện vì các con. Bà muốn sống để thấy cháu út ra trường, nhưng không kịp. Bây
giờ nhà tôi mất rồi. Chẳng có ai để chia xẻ niềm hãnh diện các cháu thành công.
Tôi chỉ còn chờ thôi.
- Anh chờ cái gì?
Di ảnh của bà Nguyễn chụp hình cùng chồng và 5 con
- Tôi sẽ trở về Sóc Trăng. Nơi tôi gặp nhà tôi vào thời kỳ 50. Khoảng 60 năm trước. Anh biết đấy, nhà tôi gốc Hà Nội, vào Nam từ nhỏ. Nội trú trường nhà trắng Sóc Trăng, tôi đóng quân ở Bãi Xầu. Gặp nhau rồi cưới nhau ở Sài Gòn. Bằng bác sĩ của tôi ở Mỹ là công một nửa của vợ. Đám con 5 đứa tốt nghiệp, tất cả bằng cấp nào cũng là một nửa của nhà tôi. Tiền bạc và danh vọng ở tuổi mình không còn nghĩa lý gì. Mình cũng chẳng còn gì để khuyên bảo các con. Chúng nó chỉ nhìn mình sẽ ra đi để mà suy ngẫm về cuộc sống.
Tôi đem câu chuyện của hai bạn già hỏi bác sĩ Huy.
Ba cháu nói nửa bằng cấp là của mẹ, cháu nghĩ sao.
Huy nói: Ba con nói không đúng. Tất cả là của mẹ hết.
Bằng cấp nào cũng là của mẹ.
Anh chị em hội 110 Cương Quyết Dà Lạt
cùng tưởng nhớ chị Ngô Xuân Phương,
nhớ lại thời xưa họp khóa ngậm ngùi.
Giao Chỉ - San Jose
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đọc thêm : Ba
anh em Bác Sĩ họ Nguyễn
No comments:
Post a Comment